Ồ ạt 'xẻ thịt' lòng hồ, xây dựng trái phép

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hồ thủy lợi Phước Hòa nằm trên địa bàn tỉnh Bình Phước và Bình Dương đang bị 'xẻ thịt' nghiêm trọng bởi hàng loạt công trình xây dựng trái phép nằm trong phạm vi hành lang bảo vệ an toàn cho lòng hồ và nguồn nước.

Đáng chú ý, những khu vực đất bị "xẻ thịt" hay xây dựng trái phép đều nằm trong phạm vi hành lang bảo vệ an toàn cho lòng hồ và nguồn nước đã được nhà nước bồi thường, thu hồi, cắm mốc và bàn giao cho địa phương cùng với Ban Quản lý hồ Phước Hòa (thuộc Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa) quản lý.

Một khu nhà vườn, có bến ca nô, nhà nổi tại P.Minh Thành

Một khu nhà vườn, có bến ca nô, nhà nổi tại P.Minh Thành

Một căn nhà biệt lập xây sát mặt nước lòng hồ Phước Hòa thuộc P.Minh Thành

Một căn nhà biệt lập xây sát mặt nước lòng hồ Phước Hòa thuộc P.Minh Thành

Nam thanh niên trông coi khu nhà vườn, nhà nổi, bến tàu

Nam thanh niên trông coi khu nhà vườn, nhà nổi, bến tàu

Trên dựng nhà vườn sinh thái, dưới làm bến ca nô

Từ phản ánh của bạn đọc về tình trạng xây dựng trái phép ở khu vực hồ thủy lợi Phước Hòa (thuộc địa bàn P.Minh Thành, TX.Chơn Thành, tỉnh Bình Phước), đầu tháng 9.2024, nhóm PV Báo Thanh Niên vào cuộc xác minh điều tra làm rõ và choáng ngợp với những công trình kiên cố xâm lấn nghiêm trọng hành lang bảo vệ an toàn hồ, nơi được nhiều người ví von "đảo ngọc Minh Thành".

Từ ngoài đường nhựa đi vào khu vực lòng hồ, phía bên phải hiện ra trước mắt chúng tôi nhiều khu vực đất đã được phân lô, xây dựng tường bao và cổng rào chắc chắn.

Phía bên trong các lô đất, nhiều nhà nuôi yến được xây dựng cao tầng, bên dưới một số khu vườn mọc lên nhiều căn nhà gỗ lợp ngói âm dương. Càng đi sâu vào khu vực "đảo ngọc Minh Thành", chúng tôi càng choáng ngợp bởi những vườn cây gỗ quý như bằng lăng, giáng hương với hàng chục năm tuổi được đưa từ nơi khác về đây trồng.

Đó là những khu vực xung quanh lòng hồ nhìn từ trên cao xuống, còn đến sát mặt nước êm dịu lại mọc lên những khu nhà chòi, nhà lắp ghép dùng làm nơi nghỉ dưỡng và nhà nổi trên mặt nước để ngồi ăn nhậu, câu cá, ngắm cảnh sông nước...

Tại một khu nhà vườn có cả bến ca nô được cho là của một "đại gia" ở Bình Dương đến đây mở, theo quan sát của chúng tôi, từ ngoài cổng vào khu đất rộng khoảng hơn 2 ha có 5 chiếc máy cuốc, máy ủi đang đào bới, san lấp. Một nam thanh niên ở đây cho biết được ông chủ thuê "làm đất để trồng sầu riêng".

Trên khu đất này có con đường đi nằm ven theo hồ Phước Hòa, hai bên được trồng các loại cây cảnh như dừa, cây cổ thụ… dẫn vào trong khu vực nhà vườn. Vào đến bên trong, xuất hiện 2 khu nhà gỗ được bày biện đầy đủ bàn ghế, giường ngủ cũng toàn bằng gỗ. Gần đó, còn có cả khu vực nhà lắp ghép dành làm phòng khách, phòng ngủ, gắn cửa kính theo phong cách hiện đại. Phía bên dưới mặt nước của lòng hồ là khu nhà nổi có cầu đi từ trong bờ ra. Đếm quanh khu vực này, chúng tôi thấy có 4 chiếc mô tô nước để trên bờ và 1 ca nô cao tốc ở dưới nước.

Từ khu nhà vườn này, quan sát mảnh đất bên trái, còn có 1 khu nhà gỗ, 1 nhà nổi và 2 căn nhà lắp ghép dạng homestay. Tại đây, chúng tôi cũng phát hiện có 2 chiếc ca nô đang để dưới lòng hồ, trong đó có 1 chiếc được phủ lưới che chắn xung quanh.

Những chiếc mô tô nước nằm tại bến tàu ở P.Minh Thành

Những chiếc mô tô nước nằm tại bến tàu ở P.Minh Thành

Một chiếc ca nô được phủ lưới che chắn xung quanh

Một chiếc ca nô được phủ lưới che chắn xung quanh

Ghi nhận thực tế, tại khu vực lòng hồ Phước Hòa (thuộc địa phận P.Minh Thành) có hàng chục công trình, nhà vườn, nhà gỗ, nhà nuôi yến, nhà nổi, nhà thủy tạ, hồ câu cá… lấn đất, lấn mặt nước vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lòng hồ.

Nhiều "biệt phủ" mọc lên

Rời khu vực P.Minh Thành, chúng tôi tiếp tục đi về hướng thượng nguồn hồ Phước Hòa thuộc địa phận xã Nha Bích (TX.Chơn Thành) nơi được cho là có nhiều biệt phủ, khu resort, nhà nuôi yến. Tại đây, người dân ấp 6 (xã Nha Bích) còn cho chúng tôi biết trong số những biệt phủ được xây dựng ở khu vực này, có người nhà của một cán bộ chính quyền địa phương.

Nhóm PV đã tiếp cận một khu đất biệt lập ở ấp 6, xã Nha Bích. Từ ngoài đường nhựa đi vào khu biệt lập này là con đường bê tông được đầu tư xây dựng khá rộng rãi, có đèn đường bằng năng lượng mặt trời và hàng cây cột kéo điện lưới vào bên trong.

Khu đất biệt lập này cũng được xem như một bán đảo thuộc khu vực lòng hồ Phước Hòa. Phía bên trên là những khu rừng cao su bao bọc, phía dưới là lòng hồ. Từ ngoài đi vào đến phần đất vươn ra lòng hồ xa nhất, chúng tôi quan sát được có 7 khu đất, mỗi khu rộng hàng ngàn mét vuông và chỉ có một con đường đi vào. Trong 7 khu đất này có 4 căn biệt phủ, 8 nhà nổi, 2 nhà nuôi yến, 1 nhà thủy tạ xây kiên cố và nhiều hồ nước được đào đắp.

Các khu đất và công trình đều có hàng rào bao quanh, cổng sắt chắc chắn. Thấy cửa cổng của một khu nhà bề thế nhất ở khu vực này đang mở, chúng tôi đi thẳng vào bên trong để quan sát. Vừa qua cánh cổng sắt được một đoạn, chúng tôi bị một người phụ nữ từ trong "biệt phủ" đi ra gọi lại hỏi "đi đâu"?. Chúng tôi vờ hỏi khu du lịch hôm nay có mở cửa không chị? Người phụ nữ trả lời: "Đây là nhà riêng chứ không phải khu du lịch".

Có ít nhất 9 khu nhà vườn, ao hồ được làm tại P.Minh Thành

Có ít nhất 9 khu nhà vườn, ao hồ được làm tại P.Minh Thành

Khu nhà ở xã Nha Bích xây trong hành lang bảo vệ lòng hồ

Khu nhà ở xã Nha Bích xây trong hành lang bảo vệ lòng hồ

Tổ hợp nhà vườn, biệt phủ, nhà nổi nhìn từ trên cao tại xã Nha Bích

Tổ hợp nhà vườn, biệt phủ, nhà nổi nhìn từ trên cao tại xã Nha Bích

Để kéo dài thời gian quan sát, chúng tôi vờ đi tiếp vào khu đất rộng rãi để quay đầu xe thì phát hiện bên trong khu này còn có 1 căn biệt phủ đang xây dựng dang dở, cùng có khá nhiều nhà nổi và cây cầu được xây dựng bằng bê tông cốt thép nối các nhà nổi lại với nhau thành hình vuông vây quanh khu đất.

Nhà máy găng tay chắn ngang thượng nguồn

Từ xã Nha Bích, chúng tôi quay trở ra QL14, đoạn ngay giữa cầu Xa Cát (P.Minh Thành, TX.Chơn Thành) còn phát hiện khu nhà xưởng rộng hàng ngàn mét vuông của một công ty nằm chắn ngay thượng nguồn thuộc lưu vực hồ Phước Hòa.

Khu nhà xưởng của công ty sản xuất găng tay ở P.Minh Thành

Khu nhà xưởng của công ty sản xuất găng tay ở P.Minh Thành

Khu nhà nổi không khác gì khu resort ở xã Nha Bích

Khu nhà nổi không khác gì khu resort ở xã Nha Bích

Nhìn cảnh tượng khu nhà xưởng mọc lên giữa khu đất bao quanh là nước mênh mông khiến chúng tôi không khỏi tò mò. Quay ngược lại hướng ngã tư Chơn Thành, chúng tôi phát hiện có một con đường dẫn từ QL14 đi vào khu nhà xưởng. Hỏi một người dân ở đây thì được biết con đường này do người ta tự bồi đắp khiến dòng chảy từ thượng nguồn về hồ Phước Hòa bị biến dạng nên nhìn bao quanh công ty này giống như bị ngập nước nhưng bên trong vẫn hoạt động bình thường.

Người dân cho hay trước đây, công ty này hoạt động rất rầm rộ nhưng hiện đã thu hẹp sản xuất nên còn ít công nhân. Đáng chú ý, khu đất này vẫn thuộc lưu vực và hành lang bảo vệ an toàn hồ Phước Hòa nhưng không biết làm thế nào công ty vẫn xây dựng được nhà xưởng, tường bao kiên cố đến như thế... (còn tiếp)

Hồ thủy lợi Phước Hòa có diện tích khoảng 2.077 ha, nằm trên địa bàn P.Minh Thành; các xã: Nha Bích, Minh Lập, Minh Thắng (TX.Chơn Thành, Bình Phước) và xã An Thái (H.Phú Giáo, Bình Dương). Hồ này có thượng nguồn từ sông Bé và nhánh suối Xa Cát đổ về; có kênh dẫn nước từ hồ Dầu Tiếng - Phước Hòa và đập Phước Hòa dẫn qua, tạo thành một hệ thống thủy lợi khá quy mô.

Hồ thủy lợi được Bộ NN-PTNT giao cho Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa quản lý, vận hành có nhiệm vụ cung cấp nước tưới tiêu, nước sinh hoạt, phục vụ công nghiệp cho các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, TP.HCM và xả mặn vùng hạ du sông Sài Gòn với tổng gần 1,3 triệu m³/ngày.

Theo Đỗ Trường - Hoàng Giáp (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Miền lửa đạn hồi sinh

Miền lửa đạn hồi sinh

Thung lũng Ia Drăng từng là vùng chiến địa nổi danh trên thế giới với đầy rẫy đạn bom. Hơn 50 năm sau, vùng thung lũng chết ấy đã hồi sinh với màu xanh của cây công nghiệp như tiêu, cà phê, cao su; mang lại việc làm và đời sống ấm no cho đồng bào địa phương cũng như dòng người đi kinh tế mới.

Sắc màu huyền bí

Sắc màu huyền bí

Văn hóa dân tộc M’nông luôn tạo cảm giác tò mò bởi sự huyền bí. Ở bất cứ lễ hội nào, đồng bào dân tộc M’nông cũng thể hiện những nét đặc trưng độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc họ. Bản sắc văn hóa đó cứ mãi lan tỏa, rất riêng, không nơi nào có được.

Bánh cuốn của người Tày trên vùng đất lúa

Bánh cuốn của người Tày trên vùng đất lúa

(GLO)- Từ hàng chục năm trước, nhiều gia đình người Tày từ các tỉnh miền núi phía Bắc di cư vào vùng đất Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) với khát khao xây dựng cuộc sống mới. Cũng từ đó, món bánh cuốn hay còn được gọi là bánh cuốn canh được họ mang theo đã trở thành đặc sản của vùng đất này.

Dưới bóng nêu làng

Dưới bóng nêu làng

Nghệ nhân nhân dân Hồ Ngọc An (70 tuổi, ở làng Trà Dòn, thôn 2, xã Trà Thủy, H.Trà Bồng, Quảng Ngãi) ngày đêm "truyền lửa", đào tạo lớp trẻ thực hành nghệ thuật trang trí cây nêu làng để gìn giữ tinh túy văn hóa dân tộc Kor.

Nghề lái tàu metro: 'Trái tim' của đoàn tàu

Nghề lái tàu metro: 'Trái tim' của đoàn tàu

Không trực tiếp lái tàu hay đón khách, đội ngũ nhân viên tại Phòng điều độ ở depot Long Bình (TP.Thủ Đức, TP.HCM) là những người làm việc thầm lặng, nhưng quyết định sự vận hành trơn tru của toàn hệ thống metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).