'Ba cùng' đổi thay vùng đất khó - Bài 4: Vượt qua hiểm nguy mưa lũ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Khác với tiếng báo thức mọi ngày, rạng sáng hôm ấy, cả đội bị đánh thức bằng tiếng kêu nháo nhác của bà con gọi nhau chạy lũ. Một lần nữa, trong khó khăn, hiểm nguy, các chiến sĩ Mùa hè xanh đã thể hiện được bản lĩnh, tình người khi tham gia hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả.

Hoảng loạn chạy lũ

Đợt mưa xối xả từ đêm tới sáng kéo mực nước ở khu vực Suối Bàng (huyện Vân Hồ, Sơn La) lên đến tận 10m. Tại địa điểm đóng quân của đoàn tình nguyện Trường Đại học Điện lực, nước mưa và bùn đất bắt đầu tràn vào. Khi chưa kịp định hình chuyện gì đang xảy ra, tiếng gọi nhau chạy lũ của bà con gấp gáp càng khiến nhiều thành viên trong đội bối rối, lo sợ.

Ngay lập tức, đội trưởng chỉ huy toàn đội di dời đồ đạc lên tầng cao hơn. Đồng thời người đi tát nước, người chạy đi lấy xẻng và cuốc khơi thông rãnh thoát nước phía sau căn phòng. Người dân và cả đoàn tình nguyện chưa kịp trở tay, mực nước nhanh chóng dâng lên cao. Dòng nước của con suối Bàng hằng ngày chảy êm ả bỗng chốc trở nên hung dữ. Nước dâng lên cuồn cuộn như muốn nuốt chửng bất cứ thứ gì cản trở nó.

Sinh viên Điện lực nạo vét bùn đất ở trường mầm non sau mưa bão

Sinh viên Điện lực nạo vét bùn đất ở trường mầm non sau mưa bão

Mực nước dâng nhanh chóng khiến bản bị cô lập hoàn toàn. Nhiều tài sản của người dân bị cuốn theo dòng lũ, chỉ còn lại khung nhà siêu vẹo, những khuôn mặt đượm buồn, những giọt nước mắt mặn chát, cùng tiếng khóc thút thít của những đứa trẻ khi thấy các món đồ chơi tự chế bị cuốn đi…

“Ngay khi đón đoàn tình nguyện của Trường Đại học Điện lực về địa phương, đoàn viên, thanh niên của xã rất phấn khởi khi được giao lưu, học hỏi, hoạt động cùng các bạn sinh viên năng động, nhiệt huyết, có khát vọng. Mưa lũ thất thường, nằm ngoài dự kiến và kế hoạch nhưng các bạn đã có tinh thần sẵn sàng, đồng cảm, hăng hái cùng địa phương hỗ trợ bà con khắc phục hậu quả. Đây có lẽ là một Mùa hè xanh đáng nhớ, sưởi ấm lòng dân”.

Anh Đinh Văn Sang - Bí thư Đoàn xã Suối Bàng (huyện Vân Hồ, Sơn La)

Thất thần nhìn nương ngô bị sạt mất một nửa, ông Mùi Văn Ngọc (52 tuổi, ở bản Khoang Tuống), buồn rầu nói: “Bao năm gây dựng cơ ngơi, nay chỉ sau 1 tiếng mưa do ảnh hưởng bão số 2, chúng tôi đã mất trắng rồi…”.

Ông Ngọc nói thêm, kể từ cơn lũ kinh hoàng cách đây gần 20 năm, nay nhiều hộ dân lại thêm một lần phải chứng kiến cảnh ngôi nhà, những vật dụng tích cóp bằng mồ hôi, tâm sức bấy lâu bị lũ cuốn đi. “Đa số các hộ dân trong xã thuộc hộ nghèo. Vì thế, nương lúa, nương ngô hay gia súc là tất cả gia sản họ có được. Nay, chẳng còn gì nữa... Nhưng may mắn là bà con an toàn. Còn người thì còn làm lại được”, ông Ngọc nói.

Sưởi ấm lòng dân bản

Mất điện, mất sóng điện thoại và bị cô lập, tâm lý của các thành viên trong đội đều thấp thỏm, xen lẫn sợ hãi. Lúc này, khi chưa thể liên hệ với thầy cô cố vấn, đội trưởng Vũ Hồng Quân (sinh viên trường ĐH Điện lực) đã tổ chức họp đội để vừa trấn an các bạn, vừa lên phương án thích ứng.

Khi mưa ngớt, nước rút dần, Đoàn xã Suối Bàng đã đến khu tạm trú của cả đội để huy động lực lượng đi khắc phục hậu quả sau lũ. Không ngần ngại, cả đội lên đường dọn dẹp trường mầm non bị ngập bùn đất, khắc phục lối đi lại giữa các bản bị sạt lở. Với những bạn sinh viên lần đầu tham gia chiến dịch Mùa hè xanh, đây quả là một thử thách lớn.

Bùn ngập quá đầu gối khiến cống rãnh tắc nghẽn. Bùn đất và các đồ vật trộn lẫn tạo nên một mớ hỗn độn. Để dễ di chuyển, các tình nguyện viên phải đi chân đất, chấp nhận rủi ro bị các vật sắc nhọn đâm vào chân. Những đôi chân trần liên tục rỉ máu vì đá và cành gai đâm.

Vì thiếu thốn dụng cụ do bị lũ cuốn trôi nên cả đội buộc phải làm việc thủ công khi vận chuyển bùn. “Chúng em không ai bảo ai, cũng không ai kêu mệt, cùng nhau quét bùn, bê đồ, dọn dẹp bức tường đổ nát, làm sạch lớp học, vận chuyển bùn đi”, bạn Nguyễn Văn Khương (sinh viên trường ĐH Điện lực) chia sẻ.

Khương cũng như các thành viên trong đoàn, chỉ mong giúp được bà con vượt qua nỗi đau, vượt qua mất mát, để bà con ổn định cuộc sống sớm nhất có thể.

Bạn Phùng Thanh Trà (sinh viên trường ĐH Điện lực) còn nhớ hôm trước khi mưa lũ tới, bà con hồ hởi nói rằng, sẽ mổ gà chiêu đãi đoàn tình nguyện. “Ấy vậy mà hôm sau các cô chú ngồi với gương mặt thất thần. Thấy chúng em đi qua, có cô cố gượng lau hàng nước mắt, đưa tay chào. Chúng tôi nhìn họ mà thật xót xa. Ai nào ngờ chỉ sau một đêm tất cả đã trôi theo dòng lũ”, bạn Trà bộc bạch.

Trong lúc xếp đồ đạc lên xe để chuẩn bị trở về Hà Nội, nhìn đồng đội chân đi khập khiễng, đội trưởng Vũ Hồng Quân nói rằng: “Trong chiến dịch Mùa hè xanh năm nay, mỗi người bạn, người em của em đã trở thành một chiến binh. Trong những lúc hiểm nguy, cả đội vừa phải đảm bảo an toàn nhưng vẫn kích hoạt tinh thần không ngại khó, không ngại khổ. Đó là một biểu hiện của sự trưởng thành mà em đã nhìn thấy trong mỗi thành viên của mình”.

Những nụ cười, cái ôm, cánh tay vẫy chào tạm biệt của người dân xã Suối Bàng khiến các cô cậu sinh viên bịn rịn không thôi. Chuyến xe của thanh xuân đã lăn bánh trở lại Hà Nội, để lại trong trái tim rực lửa của tuổi trẻ Điện lực bao ký ức đẹp đẽ về một Mùa hè xanh đầy thử thách.

(Còn tiếp)

Theo CHÂU LINH (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt mấy mươi năm giữ lấy vốn liếng Mơ Nâm trên chốn chênh vênh này, lão nghệ nhân đã có thể yên tâm khi văn hóa của làng mình được mọi người biết đến, nhớ đến, và đổi thay cuộc sống nhờ những điều nho nhỏ.

Đề án 06: Động lực xây dựng tỉnh nhà hiện đại, văn minh - Kỳ cuối: Tháo gỡ điểm nghẽn để về đích đúng tiến độ

Đề án 06: Động lực xây dựng Gia Lai hiện đại, văn minh - Kỳ cuối: Tháo gỡ điểm nghẽn để về đích đúng tiến độ

(GLO)- Triển khai Đề án 06 về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030, các cơ quan, ban, ngành, đơn vị phối hợp chặt chẽ để tháo gỡ những điểm nghẽn, khó khăn, bất cập nhằm thực hiện đúng tiến độ.

Pháo đài Đồng Đăng - kỳ 5: Sức sống thị trấn miền biên viễn

Pháo đài Đồng Đăng - kỳ 5: Sức sống thị trấn miền biên viễn

Tự hào là mảnh đất “phên dậu” của đất nước, nơi có các di tích lịch sử oai hùng như: Pháo đài Đồng Đăng, cửa khẩu Hữu Nghị cùng các danh lam thắng cảnh nổi tiếng, thị trấn Đồng Đăng (huyện Cao Lộc, Lạng Sơn) trỗi mình sau cuộc chiến biên giới 1979, trở thành điểm đến của du khách muôn phương.

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Đối với cư dân sống ở thị trấn miền biên viễn Đồng Đăng, những ngày tháng đối đầu với quân xâm lược tháng 2/1979 giống như những thước phim quay chậm bi thương mà hào hùng. Họ đã sống, chiến đấu cùng bộ đội hiên ngang như thành đồng lũy thép ngay tuyến đầu Tổ quốc.

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, rất nhiều người lính đã không chỉ cống hiến xương máu, bảo vệ từng tấc đất biên cương, mà còn coi nơi mình chiến đấu là quê hương thứ 2 để ươm mầm tình yêu, cho hạnh phúc hôm nay.

Ở góc Tây Nam

Ở góc Tây Nam

Bà chủ homestay đầu tiên trên đảo Hòn Đốc (Kiên Giang) - Phương Thảo - kể hồi mới theo chồng ra đảo, ở đây cái gì cũng thiếu. Nước ngọt mỗi ngày đều phải chờ xà-lan chở từ Hà Tiên ra, mỗi nhà xách theo một can 30l ra cầu cảng nhận phát nước.

Người 'dò đường' cho lính 'mũ nồi xanh'

Người 'dò đường' cho lính 'mũ nồi xanh'

…Từ Nam Sudan, đất nước vẫn còn non trẻ và đầy rẫy bất ổn này, chúng tôi thấy những gam màu ảm đạm: màu vàng của sa mạc, màu nâu của bùn đất, màu đen của những khẩu súng và đặc biệt là hình ảnh vô cùng đáng thương của những đứa trẻ chăn bò.

"Đã có thầy ở đây..."

"Đã có thầy ở đây..."

Có thầy ở đây, trái tim trẻ thơ được sưởi ấm giữa những giông gió cuộc đời. Có cô ở đây, trẻ thơ vững bước trên hành trình gom nhặt kiến thức. Có thầy, cô ở đây, các em không chỉ học cách viết những con chữ mà còn học cách sống, cách yêu thương, cách đứng dậy sau vấp ngã…

Đổi thay ở làng phong Quy Hòa

Đổi thay ở làng phong Quy Hòa

Làng Quy Hòa, ngôi làng nhỏ nằm nép mình bên bờ biển Quy Nhơn, là nơi trú ngụ cho những bệnh nhân phong trong nhiều thập kỷ. Trải qua nhiều biến động, cùng với tiến bộ của y học, căn bệnh nan y ngày nào đã không còn là nỗi ám ảnh.

Người gieo ánh sáng yêu thương

Người gieo ánh sáng yêu thương

Bị khiếm thị từ nhỏ, song Lã Minh Trường, sinh năm 2001, nguyên Chủ nhiệm Câu lạc bộ Sinh viên khuyết tật TP Hà Nội, đã vươn lên trong học tập, thi đấu thể thao và tích cực hoạt động công tác xã hội trong 5 năm qua.