Làng Việt Nam: 'Làng tôi' của Văn Cao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Một trong những tác phẩm âm nhạc để đời của Văn Cao là ca khúc Làng tôi được ông sáng tác trong kháng chiến chống Pháp.

Một khi làng quê đã đi vào âm nhạc, thì nó gợi cho người Việt tình yêu thương, trước hết với ngôi làng của mình, rồi sau đó với nhiều ngôi làng khác mà mình đã sống qua, đã đi qua.

Ca khúc của Văn Cao không định danh ngôi làng, nhưng ai nghe bài hát cũng nhớ về ngôi làng quê của mình, như một góc riêng tư của ký ức.

Như có lần Văn Cao về thăm và dự đêm nhạc của mình tại quê hương Nam Định, khi lãnh đạo tỉnh đề nghị ông sáng tác một bài hát cho quê hương Nam Định, ông đã cười và bảo: "Bài hát Làng tôi chính là tâm huyết của tôi viết cho quê hương đấy".

Nghĩa là người Việt khi nghe bài hát này đều thấy rõ đến ám ảnh hình bóng quê hương mình qua âm nhạc và ca từ.

Lũy tre làng ở xã Nghĩa Lạc, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định

Lũy tre làng ở xã Nghĩa Lạc, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định

Với người Việt Nam, mỗi khi nhắc tới chữ "làng" là nhắc tới những gì cực kỳ gắn bó, cực kỳ thân thiết với mình, dù làng mình đã có từ nghìn năm trước hay mới có trăm năm nay, làng mình đã thấm sâu vào cuộc đời mình, trở thành máu thịt của mình, không sao quên được.

Chính vì thế, mỗi khi nhạc sĩ có được giai điệu đầu tiên hát về làng mình, nhà thơ có được câu thơ đầu tiên viết về làng mình, thì tác phẩm âm nhạc và thơ ấy đều rất hay, nghe và đọc rất thấm thía.

Nếu Văn Cao "sinh tôi ra đã có Hải Phòng" mở đầu trường ca Những người trên cửa biển, thì ca khúc Làng tôi của ông không viết về Hải Phòng, không hẳn viết về Nam Định nhưng người Hải Phòng hay Nam Định đều cảm thấu bài hát ấy viết về chính quê hương mình.

Với ngôi làng miền Bắc, là làng Công giáo, thì tiếng chuông chiều buông gợi lên bao cảm xúc. Âm thanh tiếng chuông chiều nghe giống nhau, nhưng tâm trạng mỗi người nghe lại mỗi khác.

Cũng như lũy tre làng, nhìn thì lũy tre làng nào cũng giống nhau, nhưng khi hình ảnh ấy đi vào thơ nhạc, thì mỗi người đọc hay nghe lại có "cõi riêng" của mình về lũy tre ấy. Thu vào mỗi cảm xúc riêng tư, và tỏa rộng ra thành cảm xúc của cộng đồng, hình ảnh làng quê chúng ta tồn tại như vậy đó.

Với ngôi làng miền Bắc, là làng Công giáo, thì tiếng chuông chiều buông gợi lên bao cảm xúc

Với ngôi làng miền Bắc, là làng Công giáo, thì tiếng chuông chiều buông gợi lên bao cảm xúc

Tôi đã nghe đi nghe lại nhiều lần bài hát Làng tôi của Văn Cao, mỗi lần nghe lại có những cảm xúc không hoàn toàn giống nhau.

Đó là khi một ca khúc hết sức tuyệt vời tạo những rung cảm như những đợt sóng trong ta, sóng thì giống nhau nhưng mỗi đợt sóng lại mỗi khác.

Bồi hồi và hân hoan, ngân rung và nao nức, ấy là lúc Làng tôi chuyển điệu, như tiếng reo vui của dân làng, như niềm hy vọng về một ngày mai thái bình. Làng lại về với hình ảnh xưa cũ của mình, thương yêu và gần gũi biết bao nhiêu.

Xin giới thiệu lại những ca từ của bài Làng tôi, ca từ thật giản dị mà đầy cảm xúc của nhạc sĩ - nhà thơ Văn Cao:

Làng tôi xanh bóng tre

Từng tiếng chuông ban chiều

Tiếng chuông nhà thờ rung

Đời đang vui đồng quê yêu dấu

Bóng cau với con thuyền, một giòng sông...

... Làng tôi cùng đoàn quân chiến thắng,

Đánh tan lũ quân thù về làng xưa.

Dân tưng bừng chặt tre phá cầu,

Cùng lập chiến lũy đào hào sâu.

Giặc chưa tan chiến đấu không thôi,

Đồng quê chào đón ngày mai.

Văn xuôi viế về LÀNG một kiểu, còn âm nhạc hát về LÀNG một cách, kiểu và cách ấy đi song song với nhau, bổ sung cho nhau. Như khi ta đọc Chí Phèo của Nam Cao viết về làng Vũ Đại, rồi ta chuyển qua nghe Làng tôi của Văn Cao hát về một ngôi làng Việt Nam dịu lành và bất khuất. Cũng là làng đấy, giống nhau đấy mà khác nhau, nỗi đau của Chí Phèo thời nô lệ khác rất nhiều với nỗi đau:

Nhưng thôi rồi còn đâu quê nhà

Ngày giặc Pháp tới làng triệt thôn .

Và khi người dân làng chứng kiến cảnh:

Đường ngập bao xương máu tơi bời

Đồng không nhà trống tàn hoang.

Thì lòng căm thù trỗi dậy, đó là lòng căm thù của cả một dân tộc : "Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ" (Hồ Chí Minh - Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp - 12.1946).

Làng Vũ Đại của Chí Phèo là ở thời Pháp thuộc, còn Làng tôi của Văn Cao là ở thời kháng chiến chống Pháp. Hai ngôi làng ấy giống nhau ở người dân, mà khác nhau cũng ở người dân.

Theo Thanh Thảo (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Cửu Trại Câu du ký

Cửu Trại Câu du ký

Nơi chúng tôi đến trong chuyến đi dài ngày lần này là vùng đất Cửu Trại Câu xinh đẹp, một trong những danh lam thắng cảnh của Tứ Xuyên, rất đắc địa về mặt phong thủy của Trung Hoa lục địa.

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.