Vào vương quốc thủy tùng - Kỳ 2: Rừng là ngôi nhà thứ 2

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đằng sau sự bình yên của 162 cây thủy tùng, cứ ngỡ công việc của những cán bộ bảo vệ rừng nhàn nhã nhưng không phải vậy. Thủy tùng là loại cây gỗ quý hiếm nên kẻ xấu thường hay nhòm ngó, chưa kể rắn độc, vắt đỉa luôn rình rập. Thế nhưng, với họ, rừng như ngôi nhà thứ 2.

Sơn nữ giữ rừng

Nắng vàng hanh hao cuối chiều, bóng lưng của người phụ nữ càng thêm nhỏ bé giữa tán cây rừng cổ thụ. Nở nụ cười giòn tan, đôi mắt nữ nhân viên Nguyễn Thị Mai Đào (SN 1995) lấp lánh, giọng nói như tâm tình về điều gắn bó. Chị kể, vào công tác tại Trạm Quản lý bảo vệ rừng Ea Ral, thuộc Ban Quản lý khu bảo tồn loài sinh cảnh thông nước từ tháng 12/2021.

Anh Nguyễn Tấn Phục kiểm tra sự sống của từng cây.

Anh Nguyễn Tấn Phục kiểm tra sự sống của từng cây.

Lựa chọn nghề hiếm người phụ nữ nào theo đuổi với đặc thù công việc nhiều áp lực, chị Đào vẫn quyết tâm gắn bó với rừng. Với chị, bây giờ chỉ có tình yêu đặc biệt cùng thiên nhiên, xem rừng thủy tùng như ngôi nhà thứ 2.

Chị kể, khi còn là sinh viên ngành Quản lý tài nguyên rừng và môi trường, trường Đại học Tây Nguyên, chị đã có thời gian ăn, ở trong rừng nên phần nào hiểu được những vất vả của lực lượng bảo vệ rừng. Khi thấy họ tỉ mỉ thăm nom từng cây, cẩn thận cứu chữa những cây bị sâu bệnh, tình yêu với rừng cứ lớn dần, thôi thúc chị gắn bó. Khi về công tác tại Trạm Quản lý bảo vệ rừng Ea Ral, chị không còn bỡ ngỡ.

Trong bóng đêm đặc quánh, tiếng gió đêm xào xạc, những cây cổ thụ ken dày nghiêng ngả dưới bầu trời. Trên đường tuần tra, ai nấy phải căng mắt ra nhìn, ánh sáng từ những chiếc đèn pin loang loáng chỉ đủ thấy vật gần phía trước. Những bước chân nhẹ bẫng đi trên chiếc cầu phao, cả đội nhanh chóng chìm vào bóng đêm. Vừa di chuyển, mọi người dặn dò đề phòng rắn rết. Nghĩ tới rắn, tự nhiên tôi có cảm giác rờn rợn. “Những đốm sáng nhỏ xuất hiện trong bụi cây đung đưa trước mặt, trông như như ánh mắt của thần xà”, tôi nói. Cô bạn tôi trấn an: “Chỉ giỏi tưởng tượng”. Những ảo ảnh thỉnh thoảng lập lòe, cô bạn bấu chặt lấy tay tôi cảm giác như da sắp bật máu.

Những ngày lễ, tết cán bộ, nhân viên tuần tra dày đặc hơn.

Những ngày lễ, tết cán bộ, nhân viên tuần tra dày đặc hơn.

Giọng chị Đào phá tan không gian tĩnh mịch, khắc tinh của người đi rừng ban đêm, đó là rắn độc. Rắn trên cây, rắn trong bụi rậm. Nhiều đêm đi tuần tra ở các cánh rừng, chị hoảng hốt khi những con rắn độc trườn trên đường nhưng may mắn không bị tấn công. Trước đây, một con rắn lục bò vào lán trại cắn một cán bộ phải nhập viện, khiến mọi người một phen hú vía. Nơi đây, hiểm nguy luôn chực chờ. Trong rừng, có bao bất trắc mà chỉ cần chủ quan, thiếu kinh nghiệm, có thể phải trả giá bằng cả mạng sống.

Chị cho biết, ở trạm này, rất nhiều rắn lục đuôi đỏ và vắt, thi thoảng gặp phải rắn cạp nong, cạp nia. Nên mọi người trang bị quần áo, tất giày cẩn thẩn. Đặc biệt đèn pin là vật bất ly thân. Trong giọng nói của chị Đào, thấy được ý chí kiên cường, mạnh mẽ, trước bao thử thách khắc nghiệt, với chuỗi ngày “ăn rừng ngủ lán” nhưng tình yêu rừng giúp chị vượt qua tất cả để thích nghi với hoàn cảnh, hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Những chòi gác được dựng lên giữa rừng đơn giản, thô sơ từ sắt thép, mái lợp tôn. Năm tháng đi qua, chòi canh cứ sừng sững như những người lính ngự lâm bám rừng.

Đêm ở rừng, nhắm mắt lại, lắng nghe tiếng rì rào của cây, tiếng côn trùng rả rích chị Đào như được tiếp thêm năng lượng để tiếp tục yêu rừng, tiếp tục cống hiến. Đối với chị Đào, bảo vệ màu xanh cho rừng cũng là bảo vệ ước mơ của mình. Vì vậy, dù vất vả nhưng chưa bao giờ chị hối hận về lựa chọn của bản thân.

Lấy được vợ vì... đỉa cắn

Những cán bộ bảo vệ rừng ở đây đến từ nhiều vùng quê khác nhau. Từ huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, vì yêu rừng mà anh Nguyễn Tấn Phục (SN 1991) vào mảnh đất Tây Nguyên, không quản ngại khó khăn, gian nan, vất vả bám trụ với rừng. Anh gắn bó từ ngày Ban mới thành lập (năm 2012) đến nay.

Vất vả nhất là đi rừng mùa mưa. Mỗi khi trời mưa, nhiệt độ trong rừng xuống thấp, muỗi, vắt nhiều hơn so với ngày thường. Đây cũng là cơ hội cho những đối tượng phá rừng lợi dụng để vi phạm. Những ngày như thế, mọi người tăng cường tuần tra để đảm bảo không thất thoát tài nguyên rừng. Những người ở đây ngoài có chung tình yêu với rừng còn có điểm chung là nhận được sự động viên, hỗ trợ từ gia đình.

Được vợ thông cảm, thấu hiểu nên anh Phục yên tâm công tác. Mỗi năm anh về Quảng Nam thăm gia đình 3-4 lần. Được biết, vợ chồng anh có 2 người con, đứa lớn học lớp 5, đứa nhỏ đang học mẫu giáo.

Chị Nguyễn Thị Mai Đào (trái) luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Chị Nguyễn Thị Mai Đào (trái) luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Đứng ở bìa rừng, giữa khoảng không rộng lớn, rừng với rẫy sản xuất của người dân giáp ranh nhau, khu rừng vẫn nguyên vẹn từ cây cổ thụ tỏa bóng sum suê đến từng dây leo và thảm thực vật đa dạng. Trong không gian trong lành ấy, câu chuyện của anh Phục khiến chúng tôi tò mò.

Anh Phục có thời gian 10 năm làm ở trạm Trấp Ksơr (xã Ea Hồ, huyện Krông Năng) thuộc Ban Quản lý khu bảo tồn loài sinh cảnh thông nước. Anh mới chuyển về trạm Ea Ral này được hơn 2 năm. “Ở đây có cầu nổi, quá trình tuần tra đỡ vất vả hơn”, anh nói.

Thời gian ở trạm Trấp Ksơr, anh cùng anh Lê Văn Huy (SN 1988) có khá nhiều kỷ niệm, ngày ngày kề vai sát cánh, ăn rừng ngủ lán cùng nhau. “Ngày ấy, chúng tôi lội bộ dưới sình lầy để thực hiện công tác tuần tra. Mỗi lần như thế, đỉa bu kín chân là chuyện thường dù được trang bị ủng dài. Vào mùa mưa, nước lên ngập ngang người, anh em phải lội bộ dưới đầm lầy kiểm tra sự sống của từng cây. Không ít lần, điện thoại bị hỏng vì ngấm nước”, anh Phục cho biết.

Ban Quản lý khu bảo tồn loài sinh cảnh thông nước có 15 biên chế, trong đó 10 cán bộ quản lý bảo vệ rừng trực tiếp, được chia 2 trạm gồm Ea Ral (huyện Ea H’leo) và trạm Trấp Ksơr (xã Ea hồ, Krông Năng). Do lực lượng ít, các cán bộ trong Ban phải kiêm nhiệm nhiều việc, túc trực canh giữ 24/24 giờ. Những ngày lễ, Tết mọi người càng cảnh giác, tăng cường tuần tra.

Anh Phục hóm hỉnh, nhưng nhờ bị đỉa cắn mà anh Huy lấy được vợ. Đó là một ngày mùa mưa năm 2013, trong lúc tuần tra cùng đồng đội, anh Huy bị đỉa cắn nhiễm trùng và phải làm tiểu phẫu. Anh điều trị tại một phòng khám trên địa bàn thị xã Buôn Hồ. Trong thời gian này, anh và một nữ điều dưỡng tại đây “phải lòng” nhau. Hai người có thời gian, cơ hội gặp gỡ và tìm hiểu. Đến năm 2015, cả hai quyết định kết hôn. Đến nay, vợ chồng anh Huy có con 9 tuổi.

Bóng chiều ngả dần xuống cánh rừng già, soi bóng người tuần tra áo xanh vững bước trên chiếc cầu gỗ. Ở nơi đó, những người yêu rừng đang từng ngày cống hiến tuổi xuân thầm lặng, giữ cho rừng xanh hơn...

(còn nữa)

Theo NGUYỄN THẢO (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Cửu Trại Câu du ký

Cửu Trại Câu du ký

Nơi chúng tôi đến trong chuyến đi dài ngày lần này là vùng đất Cửu Trại Câu xinh đẹp, một trong những danh lam thắng cảnh của Tứ Xuyên, rất đắc địa về mặt phong thủy của Trung Hoa lục địa.

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.