Quảng bá sản phẩm OCOP tỉnh Gia Lai tại TP. Hồ Chí Minh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nằm trong thoả thuận hợp tác phát triển kinh tế-xã hội giữa TP. Hồ Chí Minh với các tỉnh, thành phố, từ ngày 12 đến 15-12-2024, diễn ra Chương trình “Tinh hoa làng nghề và đặc sản vùng miền năm 2024” tại TP. Hồ Chí Minh.

lang-nghe-1.jpg
Khách tham quan cụm gian hàng của Gia Lai. Ảnh: ĐVCC

Chương trình diễn ra tại trục đường Lê Lợi (từ giao lộ Lê Lợi-Pasteur đến đường Phan Bội Châu), quận 1, TP. Hồ Chí Minh; do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh tổ chức, trưng bày và giới thiệu 500 sản phẩm đặc sản đến từ 30 tỉnh, thành trên cả nước.

Tham gia sự kiện này, tỉnh Gia Lai dàn dựng cụm gian hàng trưng bày có diện tích hơn 300 m2, với các sản phẩm OCOP của 40 chủ thể trên địa bàn tỉnh. Bà Nguyễn Thị Bích Thu-Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại (Sở Công thương Gia Lai) cho biết: "Tại cụm gian hàng, tỉnh Gia Lai đã giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng như cà phê, tiêu, chè, hạt điều, mật ong, bò khô, rượu ghè, nhung hươu, sản phẩm từ dược liệu… Bên cạnh giới thiệu, quảng bá sản phẩm, tại đây còn có các hoạt động trình diễn và giới thiệu nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, đan lát, chế tác nhạc cụ dân tộc, phục dựng cây nêu, tượng nhà mồ của người đồng bào dân tộc thiểu số; quảng bá giới thiệu về thương mại, đầu tư, du lịch tỉnh Gia Lai thông qua các tập san, ấn phẩm".

lang-nghe.jpg
Nhiều sản phẩm OCOP của tỉnh tham gia giới thiệu tại chương trình. Ảnh: ĐVCC

Chương trình nhằm tạo điều kiện, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh của tỉnh có điều kiện tiếp cận thị trường, đẩy mạnh kết nối với các nhà phân phối tại các tỉnh, thành phố. Đồng thời, tôn vinh các sản phẩm làng nghề truyền thống, các giá trị đặc sắc trong văn hóa nghệ thuật của tỉnh Gia Lai đến người dân TP. Hồ Chí Minh, khách tham quan trong và ngoài nước.

Có thể bạn quan tâm

Công ty cổ phần Phát triển Yến Xuân Cao Nguyên hiện có khoảng 20 dòng sản phẩm yến sào. Ảnh: H.T

Nâng tầm sản phẩm yến sào Gia Lai

(GLO)-Với điều kiện khí hậu mát mẻ, nguồn thức ăn dồi dào, khu vực phía Tây tỉnh Gia Lai đang trở thành một trong những vùng trọng điểm phát triển nghề nuôi yến. Để yến sào Gia Lai vươn xa, các cấp, các ngành, người dân, doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng, quảng bá thương hiệu.

Sâm khỏe Kbang cần được bảo tồn và khai thác có hiệu quả

Sâm khỏe Kbang

(GLO)- Mới đây, một bạn từ Kbang gửi cho ít sâm khỏe đã được sơ chế. Bạn còn nhắn tin nhắc nếu ngâm rượu thì hãy ngâm sớm, còn nếu để dành nấu nước uống dần thì hãy phơi lại dưới nắng nhẹ.

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

(GLO)- Sau nhiều năm tìm kế mưu sinh khắp nơi, anh Dương Văn Thiết (SN 1976, thôn Cửa Khẩu, xã Ia Dom, tỉnh Gia Lai) đã chọn vùng biên viễn làm bến đỗ cho gia đình nhỏ. Không chỉ phát triển chăn nuôi, anh đã mạnh dạn khởi nghiệp với cây dừa xiêm-giống cây mới hứa hẹn mang lại thu nhập ổn định.

Cú hích cho nông sản Gia Lai

Cú hích cho nông sản Gia Lai

(GLO)- Lần đầu tiên tham gia chương trình OCOP, 5 sản phẩm đến từ Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang (xã Kon Gang, tỉnh Gia Lai) đều đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia, đây có thể coi là thành tích chưa từng có tiền lệ.

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

(GLO)- Sau khi hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai và Bình Định thành tỉnh Gia Lai (mới), các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đặt kỳ vọng điều này sẽ mở ra cơ hội phát triển, giúp doanh nghiệp đổi mới hoạt động sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Phương pháp rang thủ công sẽ giữ lại vị ngọt, bùi và vị ngậy đặc trưng mà không loại hạt điều công nghiệp nào sánh bằng. Ảnh: Vũ Thảo

Giữ lại tinh túy trong từng hạt điều sẻ

(GLO)- Sản xuất theo phương pháp rang củi thủ công truyền thống, đa dạng hóa sản phẩm với nhiều hương vị mới lạ, một nhà sản xuất ở Gia Lai đang nuôi ước mơ đưa hạt điều địa phương với hương vị đặc trưng vươn xa.

null