Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Đa dạng sản phẩm OCOP

Ông Trần Văn Văn-Phó Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh-cho biết: Thực hiện Chương trình OCOP, từ năm 2020 đến nay, nhiều doanh nghiệp, HTX và hộ gia đình đã đầu tư khai thác, chế biến các loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng như: cà phê, hồ tiêu, măng khô, bò một nắng, hạt mắc ca, gạo, dược liệu, mật ong, hạt điều, yến sào… tạo ra những sản phẩm được công nhận OCOP 3-4 sao.

Đặc biệt, sản phẩm OCOP không chỉ đa dạng về chủng loại mà còn khẳng định chất lượng và thương hiệu trên thị trường. Dự kiến đến cuối năm 2024, toàn tỉnh có 430 sản phẩm được công nhận OCOP 3-4 sao (70 sản phẩm 4 sao và 360 sản phẩm 3 sao).

Trong đó, nhóm thực phẩm có 384 sản phẩm, dược liệu và sản phẩm từ dược liệu có 22 sản phẩm, đồ uống có 20 sản phẩm, thủ công mỹ nghệ có 3 sản phẩm, sinh vật cảnh có 1 sản phẩm của 166 chủ thể là hộ gia đình, doanh nghiệp, HTX.

Nhiều năm qua, HTX Nông nghiệp và dịch vụ Lam Anh (làng Tuơh Ktu, xã Glar, huyện Đak Đoa) không chỉ liên kết với nhiều hộ đồng bào Bahnar sản xuất cà phê sạch theo tiêu chuẩn 4C, UTZ, hữu cơ mà còn đầu tư trang-thiết bị, máy móc chế biến các sản phẩm cà phê mang thương hiệu riêng.

Ông Lê Hữu Anh-Giám đốc HTX-cho biết: Hợp tác xã đã xây dựng thành công sản phẩm cà phê mang thương hiệu Slar Land coffee được công nhận OCOP 3 sao năm 2020. Hiện HTX có thêm sản phẩm cà phê phin giấy đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận OCOP 4 sao.

san-pham-bo-mot-nang-muoi-duc-huyen-krong-pa-dat-chung-nhan-ocop-3-4-sao.jpg
Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Gia Lai hiện có 5 sản phẩm đang đề nghị Trung ương đánh giá công nhận OCOP cấp quốc gia gồm: bộ sản phẩm hạt điều rang củi Hải Bình Gia Lai (Công ty cổ phần Hạt điều Hải Bình Gia Lai); đường vàng, đường kính trắng, đường tinh luyện (Nhà máy Đường An Khê) và mật ong Phương Di (HTX Mật ong Phương Di).

“Từ khi tham gia Chương trình OCOP đến nay, HTX được chính quyền địa phương hỗ trợ rất nhiều từ hồ sơ thủ tục, kinh phí đến tham gia các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh.

Nhờ đó, mỗi năm, sản phẩm cà phê chế biến của HTX tiêu thụ được khoảng 1,5 tấn. Đây là tiền đề quan trọng thúc đẩy người dân cùng HTX sản xuất, chế biến những sản phẩm cà phê sạch chất lượng cao để nâng tầm giá trị trên thị trường, nâng cao thu nhập”-ông Lê Hữu Anh chia sẻ.

Động lực phát triển kinh tế nông thôn

Theo Phó Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh: Qua 5 năm triển khai, Chương trình OCOP đã nhận được sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của tỉnh cùng các sở, ngành, địa phương.

Tuy nhiên, quá trình thực hiện vẫn còn nhiều khó khăn như quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, chủ yếu là hộ gia đình. Số lượng sản phẩm OCOP ngày càng tăng nhưng chưa có nhiều sản phẩm tiếp cận được hệ thống bán hàng lớn.

Một số chủ thể chưa quan tâm đến xúc tiến thương mại, phát triển thương hiệu sản phẩm OCOP. Không những vậy, nhiều chủ thể quen với cách bán hàng truyền thống, chưa chủ động chuyển đổi số và tiếp cận kỹ năng bán hàng qua sàn thương mại điện tử.

Hiện nay, toàn tỉnh có 67 sản phẩm đã hết hạn sử dụng nhãn hiệu OCOP nhưng mới có 30 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng lại. Đặc biệt, định mức chi hỗ trợ của Chương trình OCOP chưa cụ thể nên việc hỗ trợ cho các chủ thể tham gia còn gặp khó khăn, vướng mắc.

“Thời gian tới, Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh tiếp tục phối hợp với các sở, ngành liên quan cùng các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền để thu hút các tổ chức, cá nhân tham gia Chương trình OCOP. Tổ chức quảng bá, tiếp thị sản phẩm OCOP, tăng cường chuyển đổi số.

Đặc biệt, kiểm soát chặt chẽ về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm để tạo niềm tin cho người tiêu dùng sử dụng sản phẩm OCOP”-Phó Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh cho biết.

san-pham-ocop-hat-mac-ca-minh-quang-huyen-kbang-dang-duoc-thi-truong-tin-nhiem.jpg
Sản phẩm OCOP hạt mắc ca Minh Quang ( huyện Kbang) đang được thị trường tin dùng. Ảnh: N.D

Trao đổi với P.V, ông Đoàn Ngọc Có-Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT-thông tin: Chương trình OCOP nhằm mục tiêu thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn phát triển. Hiện nay, mỗi tháng có trên 15 ngàn lượt truy cập tìm kiếm thông tin kết nối và mua sản phẩm trên sàn thương mại điện tử www.ocopgialai.vn.

Không những vậy, Gia Lai đã có 230 sản phẩm OCOP đăng thông tin giới thiệu và bán trên các sàn thương mại điện tử. Đây là tín hiệu lạc quan trong thực hiện Chương trình OCOP.

Có thể bạn quan tâm

Nhờ ứng dụng công nghệ trong chế biến, sản phẩm yến sào của Công ty TNHH một thành viên Sản xuất-thương mại-xuất nhập khẩu yến sào Win Nest Alpha được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Yến sào Đông Nam tỉnh Gia Lai khẳng định vị thế

(GLO)- Khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai có số lượng nhà nuôi yến lớn với chất lượng tổ yến rất tốt. Khai thác lợi thế này, cùng với quy hoạch vùng nuôi, nhiều cơ sở sản xuất yến sào đã chủ động đăng ký thương hiệu, đa dạng hóa sản phẩm nhằm khẳng định vị thế trên thị trường.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Ngành Nông nghiệp và PTNT phải tăng tốc và bứt phá trong năm 2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Ngành Nông nghiệp và PTNT phải tăng tốc và bứt phá trong năm 2025

(GLO)- Chiều 27-12, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết ngành năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Dự và chủ trì hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị-Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan cùng các bộ, ngành liên quan.

Giá cà phê arabica cao hơn robusta 2.000 USD/tấn, vì sao?

Giá cà phê arabica cao hơn robusta 2.000 USD/tấn, vì sao?

Người trồng cà phê như được tặng quà Giáng sinh khi ngay trong phiên giao dịch đêm 24.12, giá cà phê đồng loạt tăng trên cả 2 sàn London và New York, kéo thị trường nội địa tăng theo. Tuy nhiên hiện nay, giá cà phê arabica đang nới rộng khoảng cách với robusta, vì sao?

Ông Rah Lan Đang chăm sóc đàn bò của gia đình. Ảnh: L.N

Phát triển chăn nuôi gắn với bảo vệ rừng

(GLO)- Mô hình thí điểm “Phát triển sản xuất, chăn nuôi gắn với việc trồng, quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững” tại buôn Ama Giai (xã Đất Bằng) do Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) triển khai bước đầu phát huy hiệu quả.

Gia Lai diễn tập chữa cháy rừng cấp tỉnh năm 2024

Gia Lai diễn tập chữa cháy rừng cấp tỉnh năm 2024

(GLO)- Sáng 20-12, tại Tiểu khu 392 thuộc Trung tâm Lâm nghiệp Nhiệt đới (phường Chi Lăng, TP. Pleiku), Chi cục Kiểm lâm Gia Lai phối hợp với Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH (Công an tỉnh), Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Ban Chỉ huy PCCCR cấp huyện và các chủ rừng diễn tập chữa cháy rừng năm 2024.