Gia Lai nâng tầm sản phẩm OCOP theo chiều sâu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), toàn tỉnh có 305 sản phẩm còn trong hạn sử dụng nhãn hiệu OCOP. Bên cạnh việc xúc tiến, quảng bá tiêu thụ, các chủ thể cũng chú trọng đầu tư nâng tầm sản phẩm OCOP nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Đa dạng sản phẩm đặc trưng

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2023, toàn tỉnh có 121 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP. Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 305 sản phẩm còn trong hạn sử dụng nhãn hiệu OCOP (41 sản phẩm 4 sao, 264 sản phẩm 3 sao) của 161 chủ thể gồm: 30 doanh nghiệp, 40 hợp tác xã (HTX) và 91 hộ cá thể. Trong đó, nhóm thực phẩm có 271 sản phẩm, đồ uống 9 sản phẩm, dược liệu và sản phẩm từ dược liệu 21 sản phẩm, thủ công mỹ nghệ 3 sản phẩm, sinh vật cảnh 1 sản phẩm. Đặc biệt, Gia Lai có 4 sản phẩm đang đề nghị Trung ương đánh giá công nhận sản phẩm OCOP 5 sao cấp quốc gia gồm: bộ sản phẩm hạt điều rang củi Hải Bình Gia Lai; đường vàng, đường kính trắng và đường tinh luyện của Nhà máy Đường An Khê.

Bà Mạc Thị Cẩm Nhung (thị trấn Chư Sê) cho biết: Cơ sở của bà tham gia Chương trình OCOP từ năm 2022 với sản phẩm yến tinh Minh Huy và được công nhận OCOP 4 sao cấp tỉnh. Năm 2023, bà tiếp tục tham gia chương trình với bộ sản phẩm yến thô Minh Huy và được công nhận OCOP 4 sao. “Với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, các sản phẩm OCOP của tôi không ngừng được đầu tư cải thiện mẫu mã, bao bì nhãn mác. Nhờ đó, sản phẩm ngày càng vươn xa trên thị trường, doanh thu cũng ngày một tăng”-bà Nhung chia sẻ.

Khách hàng tìm hiểu sản phẩm OCOP của Gia Lai tại các đợt xúc tiến thương mại. Ảnh: N.D

Khách hàng tìm hiểu sản phẩm OCOP của Gia Lai tại các đợt xúc tiến thương mại. Ảnh: N.D

Năm 2023, Công ty TNHH một thành viên Sản xuất-thương mại-xuất nhập khẩu Yến sào Win Nest Alpha (phường Cheo Reo, thị xã Ayun Pa) có 2 sản phẩm yến sào Mira Nest và yến hũ tiệt trùng Mira Nest được công nhận OCOP 4 sao. Ông Nguyễn Trọng Nhuế-Giám đốc Công ty-cho hay: “Không chỉ được đánh giá cao về chất lượng, các sản phẩm yến sào của Công ty cũng được thị trường đón nhận nhờ mẫu mã, bao bì, nhãn mác đẹp. Đây là động lực để chúng tôi tiếp tục đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như có thêm nhiều sản phẩm mới tham gia Chương trình OCOP, hướng đến xuất khẩu trong tương lai gần”.

Theo đánh giá của Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh, sản phẩm OCOP của tỉnh phát triển rất đa dạng. Các chủ thể đã chú trọng đầu tư sản xuất, chế biến, nâng cao chất lượng, mẫu mã để tiếp cận với thị trường trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng quan tâm hỗ trợ các chủ thể về kiểm nghiệm, bao bì, nhãn mác, nhất là đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm góp phần thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm nông sản đặc trưng vùng nông thôn theo hướng bền vững.

Đầu tư nâng tầm chất lượng

Năm 2023 là năm đầu tiên các địa phương thành lập hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP 3 sao cấp huyện. Đây là nét mới trong phát triển sản phẩm OCOP hiện nay để nâng tầm thành những sản phẩm OCOP cấp tỉnh và quốc gia.

Ông Nguyễn Công Sơn-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Păh-thông tin: Hiện nay, huyện có 21 sản phẩm OCOP đạt 3-4 sao. Đây là tín hiệu lạc quan trong phát triển kinh tế khu vực nông thôn. “Trong giai đoạn 2021-2025, huyện tập trung vào nhóm sản phẩm thực phẩm và đồ uống; lựa chọn ít nhất 2-3 sản phẩm chủ lực cấp huyện tập trung đầu tư, củng cố nâng cao chất lượng để phát triển thành sản phẩm OCOP cấp tỉnh”-ông Sơn cho hay.

Sản phẩm OCOP Gia Lai bán tại khu du lịch Biển Hồ. Ảnh: N.D

Sản phẩm OCOP Gia Lai bán tại khu du lịch Biển Hồ. Ảnh: N.D

Còn ông Võ Văn Vinh-Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Mang Yang thì cho biết: Từ khi triển khai thực hiện Chương trình OCOP, nhiều HTX, doanh nghiệp và hộ kinh doanh đã mạnh dạn đăng ký ý tưởng sản phẩm mới. Đến nay, toàn huyện có 49 sản phẩm OCOP đạt 3-4 sao. Huyện thường xuyên tuyên truyền, vận động các chủ thể tiếp tục đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Trao đổi với P.V, ông Trần Văn Văn-Phó Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh-cho biết: “Trong thời gian tới, chúng tôi tiếp tục hỗ trợ các chủ thể tập trung phát triển sản phẩm OCOP theo chiều sâu chất lượng. Đồng thời, chú trọng kiểm soát chặt chẽ chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm để tạo niềm tin cho người tiêu dùng. Đặc biệt, tham gia thường xuyên các đợt xúc tiến thương mại, hội chợ triển lãm, phát triển thương mại điện tử trong quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP; xây dựng điểm bán hàng, cửa hàng OCOP tại các khu vực đông dân cư, khu vực phát triển du lịch; đẩy mạnh chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại”.

Có thể bạn quan tâm

Siết chặt quản lý, bảo vệ rừng giáp ranh

Siết chặt quản lý, bảo vệ rừng giáp ranh

(GLO)- Huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) có nhiều diện tích rừng và đất rừng giáp ranh với các huyện Sa Thầy, Kon Rẫy và TP. Kon Tum (tỉnh Kon Tum). Những năm qua, khu vực rừng giáp ranh luôn tiềm ẩn nguy cơ bị xâm hại. Vì vậy, huyện luôn chủ trương siết chặt quản lý, bảo vệ rừng giáp ranh.
Gia Lai chuyển đổi 5.458 ha cây trồng kém hiệu quả

Gia Lai chuyển đổi 5.458 ha cây trồng kém hiệu quả

(GLO)- Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai vừa tổ chức sơ kết 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng  cuối  năm 2024. Báo cáo tại hội nghị cho biết từ đầu năm đến nay toàn tỉnh đã chuyển đổi 5.458 ha cây trồng kém hiệu quả.
Tích hợp đa giá trị

Tích hợp đa giá trị

Sau lễ phát động Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án 1 triệu ha lúa) tại Hậu Giang cuối năm 2023.
Nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới nhiều tuyến đường giao thông nội ở buôn Bluk được bê tông hóa. Ảnh: Lê Nam

Buôn Bluk đổi thay nhờ xây dựng nông thôn mới

(GLO)- Làng quê giàu đẹp, văn minh, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao là những thành tựu từ việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trong làng đồng bào dân tộc thiểu số ở buôn Bluk, xã Phú Cần, huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai).
Hỗ trợ nông dân canh tác lúa chất lượng cao

Hỗ trợ nông dân canh tác lúa chất lượng cao

(GLO)- Để giúp người dân từng bước thay thế các giống lúa đã bị thoái hóa, từ năm 2022 đến nay, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã dành hơn 5 tỷ đồng triển khai cánh đồng lúa một giống chất lượng cao với diện tích 1.400 ha/4.532 hộ tham gia.