Chư Sê: Khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tối 8-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Sê tổ chức khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Sê năm 2024.

img-3289-3.jpg
Các đại biểu cắt băng khai mạc phiên chợ. Ảnh: Hoàng Hoài

Phiên chợ diễn ra trong 3 ngày (từ 8 đến 10-12) tại Sân vận động thôn 5, xã Ia Pal, huyện Chư Sê.

Phiên chợ có quy mô 28 gian hàng. Trong đó, 12 gian hàng giới thiệu sản phẩm của các xã, tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn huyện; 10 gian hàng giới thiệu sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng của tỉnh, hàng hóa tiêu dùng tổng hợp; 6 gian hàng ẩm thực.

cac-san-pham-dac-trung-cua-huyen-chu-se-trung-bay-gioi-thieu-tai-phien-cho-anh-vt.jpg
Các sản phẩm của địa phương tham gia trưng bày, giới thiệu tại phiên chợ. Ảnh: Vũ Thảo

Trong những ngày diễn ra phiên chợ, có các hoạt động giao lưu văn hóa, biểu diễn cồng chiêng của các nghệ nhân xã Ia Pal; đặc biệt trong ngày khai mạc có chương trình ca nhạc với sự góp mặt của các nghệ sỹ đến từ TP. Hồ Chí Minh.

Phiên chợ là hoạt động nhằm tăng cường công tác xúc tiến thương mại, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, nông sản địa phương, giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tiếp cận với người tiêu dùng.

1.jpg
Phiên chợ nhằm thúc đẩy tiêu thụ nông sản địa phương. Ảnh: Vũ Thảo

Từ đó, thúc đẩy hỗ trợ quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng hàng hóa, dịch vụ, sản xuất, kinh doanh trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số dựa trên tiềm năng thế mạnh và nguồn tài nguyên sẵn có tại địa phương; tạo việc làm và thu nhập ổn định kết hợp giải trí, văn hóa cộng đồng các dân tộc thiểu số.

Clip giới thiệu sản phẩm tại phiên chợ.

Thực hiện: Hoàng Hoài

Có thể bạn quan tâm

Mở rộng không gian tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Mở rộng không gian tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

(GLO)- Cùng với mở rộng hệ thống phân phối truyền thống, việc phát triển các kênh bán hàng trực tuyến đang là giải pháp chiến lược nhằm mở rộng không gian tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Đây cũng là nền tảng thúc đẩy sản xuất bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng hóa địa phương.