Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

km.jpg
Các đại biểu cắt băng khai mạc Phiên chợ. Ảnh: ĐVCC

Phiên chợ được tổ chức trong 4 ngày (từ 5 đến 8-12), tại khu vực đường Cao Bá Quát, thôn Hòa Tín, thị trấn Nhơn Hòa. Với quy mô 50 gian hàng, phiên chợ trưng bày, giới thiệu các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP, sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các mặt hàng nông sản, ẩm thực của địa phương và các mặt hàng tiêu dùng. Trong đó, riêng huyện Chư Pưh có 30 gian hàng (gồm 18 gian hàng của UBND các xã, thị trấn giới thiệu sản phẩm của các thôn, làng; 12 gian hàng giới thiệu sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng, đan lát, thổ cẩm, ẩm thực…). Đặc biệt, tại phiên chợ có khu vực ngôi nhà chung trưng bày các sản phẩm đặc trưng của tỉnh gồm các sản phẩm OCOP 3-4 sao và các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu các cấp.

gh.jpg
Các gian hàng tham gia trưng bày sản phẩm. Ảnh: ĐVCC

Trong những ngày diễn ra phiên chợ, có các hoạt động như chấm điểm thi đua các gian hàng của các xã, thị trấn, các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia trưng bày. Ngoài ra, còn có các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ với sự góp mặt của các nghệ sỹ đến từ TP. Hồ Chí Minh.

Phiên chợ là hoạt động nhằm tăng cường công tác xúc tiến thương mại, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, nông sản địa phương, giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tiếp cận với người tiêu dùng. Từ đó, thúc đẩy hỗ trợ quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng hàng hóa, dịch vụ, sản xuất, kinh doanh trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số dựa trên tiềm năng thế mạnh và nguồn tài nguyên sẵn có tại địa phương; tạo việc làm và thu nhập ổn định kết hợp giải trí, văn hóa cộng đồng các dân tộc thiểu số.

Đây là hoạt động thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Có thể bạn quan tâm

Sâm khỏe Kbang cần được bảo tồn và khai thác có hiệu quả

Sâm khỏe Kbang

(GLO)- Mới đây, một bạn từ Kbang gửi cho ít sâm khỏe đã được sơ chế. Bạn còn nhắn tin nhắc nếu ngâm rượu thì hãy ngâm sớm, còn nếu để dành nấu nước uống dần thì hãy phơi lại dưới nắng nhẹ.

Chủ động phòng, chống dịch tả heo châu Phi

Chủ động phòng-chống dịch tả heo châu Phi

(GLO)- Dịch tả heo châu Phi (ASF) xuất hiện tại phường An Nhơn Đông (tỉnh Gia Lai) buộc chính quyền địa phương đã phải tiêu hủy hơn 200 con heo nhiễm bệnh. Nguy cơ lây lan dịch bệnh đang hiện hữu khi thời tiết diễn biến thất thường, người chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn.

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

(GLO)- Sau nhiều năm tìm kế mưu sinh khắp nơi, anh Dương Văn Thiết (SN 1976, thôn Cửa Khẩu, xã Ia Dom, tỉnh Gia Lai) đã chọn vùng biên viễn làm bến đỗ cho gia đình nhỏ. Không chỉ phát triển chăn nuôi, anh đã mạnh dạn khởi nghiệp với cây dừa xiêm-giống cây mới hứa hẹn mang lại thu nhập ổn định.

Cú hích cho nông sản Gia Lai

Cú hích cho nông sản Gia Lai

(GLO)- Lần đầu tiên tham gia chương trình OCOP, 5 sản phẩm đến từ Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang (xã Kon Gang, tỉnh Gia Lai) đều đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia, đây có thể coi là thành tích chưa từng có tiền lệ.

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

(GLO)- Sau khi hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai và Bình Định thành tỉnh Gia Lai (mới), các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đặt kỳ vọng điều này sẽ mở ra cơ hội phát triển, giúp doanh nghiệp đổi mới hoạt động sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ.

null