Tập trung lãnh đạo thực hiện tốt công tác quốc phòng, quân sự địa phương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chiều 5-12, UBND tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị tổng kết công tác quốc phòng, quân sự địa phương năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đại tá Lê Kim Giàu-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chủ trì hội nghị.

Dự hội nghị có bà Phạm Thị Lan-Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Đại tá Lê Tuấn Hiền-Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Quân sự tỉnh, Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và lãnh đạo một số ban, ngành, địa phương.

Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội

Mở đầu hội nghị, Đại tá Lê Trọng Thủy-Phó Chỉ huy trưởng kiêm Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã trình bày dự thảo Báo cáo tổng kết công tác quốc phòng, quân sự địa phương năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.

Theo đó, năm 2024, dưới sự lãnh đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương, góp phần củng cố tiềm lực quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế-xã hội.

Công tác xây dựng tiềm lực trong khu vực phòng thủ và nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang tỉnh được chú trọng.

Trong năm, hội đồng nghĩa vụ quân sự các cấp, ngành, địa phương đã thực hiện tốt công tác tuyển chọn gọi 2.847 công dân nhập ngũ, đạt 100% chỉ tiêu được giao; có 14.605 công dân độ tuổi 17 ở các địa phương đăng ký nghĩa vụ quân sự, đạt 0,89% so với dân số.

Ở các địa phương có 833 thí sinh đăng ký tuyển sinh quân sự. Trong đó, 561 thí sinh đủ điều kiện dự thi và có 140 thí sinh trúng tuyển vào các học viện, nhà trường trong quân đội. Công tác huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên lực lượng dự bị động viên được thực hiện tốt.

Các địa phương, đơn vị đã rà soát, phúc tra đăng ký quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật đúng quy định; sắp xếp, biên chế, bổ nhiệm vào các đơn vị dự bị động viên 18.780 người, đạt 99,82%, tăng 0,13% so với năm 2023.

Ủy ban nhân dân tỉnh cũng đã giao chỉ tiêu cho các địa phương, đơn vị xây dựng lực lượng dân quân tự vệ đúng quy định, đạt tỷ lệ 1,35% so với dân số. Lực lượng vũ trang tỉnh có 478 đảng viên mới được kết nạp trong năm nay.

cac-dai-bieu-du-hoi-nghi.jpg
Các đại biểu dự hội nghị. Ảnh: T.D

Cũng trong năm 2024, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh cùng các đơn vị và huyện Đức Cơ đã tiến hành diễn tập chỉ huy-tham mưu, diễn tập phòng thủ dân sự đạt kết quả cao.

Các sở, ban, ngành, địa phương duy trì mối quan hệ truyền thống với 3 tỉnh Đông Bắc Campuchia. Công tác đảm bảo hậu cần, kỹ thuật, tài chính cho lực lượng vũ trang tỉnh được đảm bảo.

Phong trào thi đua “Ngành Hậu cần Quân đội làm theo lời Bác Hồ dạy” được triển khai sâu rộng, có sức lan tỏa. Lực lượng vũ trang tỉnh đã triển khai trồng 5.000 cây ăn quả trên các loại đất quốc phòng và tích cực tăng gia sản xuất để cải thiện đời sống của cán bộ, chiến sĩ.

Cũng theo Đại tá Lê Trọng Thủy, trong năm 2024, Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang tỉnh giai đoạn 2019-2024 đã được tổ chức thành công.

Ban Chỉ đạo 515 tỉnh chỉ đạo Đội K52 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh) tìm kiếm, quy tập được 21 hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh trong các thời kỳ chiến tranh ở Campuchia cùng 10 hài cốt liệt sĩ hy sinh trên địa bàn tỉnh. Công tác chính sách quân đội và hậu phương quân đội cũng được thực hiện tốt.

Nắm chắc tình hình, xử lý tốt các tình huống

Tại hội nghị, thừa ủy nhiệm của Tư lệnh Quân khu 5, Đại tá Lê Kim Giàu và Đại tá Lê Tuấn Hiền đã trao cờ thi đua của Quân khu 5 cho Ban Chỉ huy Quân sự huyện Kbang, Ban Chỉ huy Quân sự TP. Pleiku; trao danh hiệu “Đơn vị quyết thắng” cho 14 tập thể và danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở trong phong trào thi đua quyết thắng năm 2024 cho 9 cá nhân.

Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến thiết thực nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương trong năm 2025.

Theo Chủ tịch UBND huyện Mang Yang Lê Trọng: Tại địa phương, từ đầu năm đến nay, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm.

Tuy vậy, rải rác ở một số xã vùng xa còn có hiện tượng các đối tượng thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để chống phá việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.

Ngoài ra, huyện Mang Yang cũng gặp khó trong công tác bổ nhiệm cán bộ ban chỉ huy quân sự ở 3 xã. Lý do là nguồn nhân sự chưa đảm bảo các quy định của Nhà nước, nhất là về trình độ học vấn.

“Chúng tôi chú trọng nguồn nhân sự cho ban chỉ huy quân sự các xã là người dân tộc thiểu số trên địa bàn nhưng chưa nhận được nhiều sự quan tâm của người dân.

Hiện nay, huyện cũng đã thông báo tuyển dụng cán bộ cho một số ban chỉ huy quân sự xã và sẽ tổ chức thi tuyển trong thời gian tới nhằm góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương trong năm tiếp theo”-Chủ tịch UBND huyện Mang Yang cho hay.

f384eac429fe93a0caef.jpg
Đại tá Lê Kim Giàu trao cờ thi đua của Quân khu 5 cho các Ban Chỉ huy Quân sự huyện Kbang và TP. Pleiku. Ảnh: T.D

Còn ông Phạm Minh Trung-Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường thì đề nghị: “Trong quá trình làm các hồ sơ đất đai quốc phòng, đề nghị Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và các đơn vị quân đội cần làm việc với Sở để được hướng dẫn, hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục theo đúng quy định của Luật Đất đai”.

Phát biểu kết luận hội nghị, Đại tá Lê Kim Giàu cho rằng: Các đại biểu đã thảo luận, đánh giá, phân tích, làm rõ những mặt làm được, chưa làm được và đề xuất giải pháp khắc phục trong thời gian tới. Những ý kiến được nêu trong hội nghị thể hiện tinh thần trách nhiệm cao của các sở, ngành, địa phương trong công tác quốc phòng, quân sự địa phương.

Năm 2025, dự báo tình hình an ninh chính trị trong cả nước tiếp tục được giữ ổn định. Tuy vậy, trên địa bàn Tây Nguyên nói chung, Gia Lai nói riêng còn tiềm ẩn nhiều nhân tố bất ổn về an ninh chính trị, bão lũ bất thường và dịch bệnh tác động đến tình hình phát triển kinh tế-xã hội, đời sống của người dân.

Điều này cũng ảnh hưởng đến kết quả thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương của tỉnh. Đề nghị các sở, ban, ngành, địa phương tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ chính về công tác quốc phòng, quân sự địa phương.

Trong đó, chú trọng nắm chắc tình hình, nhận định, dự báo kịp thời các tình huống để xử lý tốt, không để xảy ra các vụ việc ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và kiểm soát an ninh biên giới, chủ quyền lãnh thổ; tham mưu UBND tỉnh đảm bảo ngân sách cho các nhiệm vụ quốc phòng phát sinh ngoài dự toán năm 2025 cũng như chỉ đạo hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục pháp lý của các điểm đất quốc phòng xây dựng công trình chiến đấu, thao trường huấn luyện theo quy định.

"Song song với đó, đề nghị UBND các địa phương chỉ đạo chặt chẽ công tác tuyên truyền, thực hiện quy trình tuyển quân. Các sở, ban, ngành, địa phương triển khai quyết liệt, quyết tâm hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu còn lại trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân sự tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025”-Đại tá Lê Kim Giàu nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Chuyện 2 ngôi làng đặc biệt trên biên giới Ia Mơ

Chuyện 2 ngôi làng đặc biệt trên biên giới Ia Mơ

(GLO)-Ở xã biên giới Ia Mơ (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai), làng Ring và làng Khôn được thành lập theo những cách khác nhau nhưng đều rất đặc biệt. Mặc dù làng hình thành chưa lâu nhưng những người dân ở đây sinh sống hòa thuận, cùng nhau đoàn kết bảo vệ biên cương Tổ quốc và xây dựng cuộc sống mới.

Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng trong giữ gìn trật tự an toàn giao thông

Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng trong giữ gìn trật tự an toàn giao thông

(GLO)- Bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Thường vụ Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an tỉnh Gia Lai, với quyết tâm chính trị cao, toàn thể cán bộ, đảng viên thuộc Đảng bộ cơ sở Cảnh sát giao thông đã đoàn kết, thống nhất triển khai có hiệu quả các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

Hồi hương trong tình người và hy vọng

Hồi hương trong tình người và hy vọng

(GLO)- Khi mùa khô năm 2024 vừa chớm, ở buôn Ia Rnho (xã Đất Bằng, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) có một người lặng lẽ rời đi. Đó là Nay Tri-người từng vướng vào vụ phá rừng, luôn sống trong nỗi lo sợ bị pháp luật trừng trị.

Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh: Xứng đáng với truyền thống đơn vị anh hùng

Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh: Xứng đáng với truyền thống đơn vị anh hùng

(GLO)- Trải qua 50 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế (CKQT) Lệ Thanh (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, xứng đáng với truyền thống đơn vị được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

34 tỉnh, thành phố mới trên toàn quốc có 145 Ban Chỉ huy phòng thủ khu vực

34 tỉnh, thành phố mới trên toàn quốc có 145 Ban Chỉ huy phòng thủ khu vực

Việc xây dựng dự thảo luật sửa đổi, bổ sung 11 luật về quân sự, quốc phòng là bước đi cần thiết trong bối cảnh các địa phương đang tiến hành điều chỉnh địa giới hành chính và tái cấu trúc lực lượng vũ trang theo luật định kể từ ngày 1/7/2025, bảo đảm theo hướng tinh, gọn, vững mạnh và hiện đại.

null