Khẽ gọi tháng tám

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Mở tờ lịch sáng nay, tôi nhận ra tháng tám đã về ngang phố.

Dư âm của cơn mưa đêm rả rích vẫn chưa tan đi hết, để sớm mai tháng tám cây cỏ như còn ngái ngủ trong gió sương mát lành. Vài cánh chim thong dong bay phía vòm trời tựa mảnh gương trong và những gợn mây mỏng hệt mái tóc ai đang soi gương chải đầu buổi sớm. Có phải đã chớm thu rồi chăng? Mà hương ổi chín ngoài ô cửa bỗng đẫm đầy túi gió, thanh tao len vào cánh mũi rồi để lại dư hương ngọt ngào.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Minh họa: HUYỀN TRANG

Tháng tám, tôi bồi hồi nhớ con ngõ gầy dẫn về nếp nhà xưa. Ngõ vắng nao lòng nằm giữa triền xanh hoa lá và hương thu man mác dọc phên giậu, thềm đá khoác áo màu rêu phai. Có lẽ mùa cũng gửi vào từng mùi hương bao thầm kín xa xôi nên con ngõ nhỏ của những mùa thu cũ đã vẽ trong tâm thức tôi một lối về, giữa bao con đường được tạo nên từ dấu chân ký ức.

Là hương thơm lành dịu từ những vạt hoa dại gội mình trong sương ấm, cứ lặng lẽ nở dọc lối mòn xao xuyến heo may. Là tà gió vắt ngang một nhành ổi la đà buông trước ngõ, chùm quả vừa độ chín bói đánh dấu mình bằng mùi hương vấn vít nồng nàn, lay thức cả quãng đời thơ ấu trong veo. Là hương cỏ thanh thanh, hương nắng tươi nguyên ủ trong vòm lá biếc, hương đất ẩm luồn vào khoanh lá mục. Và như thế, ngõ vắng quanh co như được ướp đầy một miền hương thu.

Tháng tám, hơi lạnh từ những làn mưa ngâu dìu dặt khiến lòng tôi xao động. Có một chiều đứng ở góc phố nọ, đất trời sau trận mưa như được gột rửa thanh sạch và thoáng đãng. Mùi cá kho từ gian bếp nhà ai loang vào cánh gió, thoảng thơm giữa hơi lạnh thật đằm, vừa đủ gợi lên một niềm bâng khuâng mang tên ký ức những mùi hương trong gian bếp của mẹ.

Kẻ xa quê bỗng dâng đầy nỗi nhớ nhà, nhớ mẹ trong khoảnh khắc gặp lại mùi cá kho thơm lừng giữa thinh vắng. Tôi nhớ tiếng mưa rơi ngoài hiên bếp, từng giọt gõ lên mái ngói cũ, mong manh, dịu vợi như một khúc ru trầm bên cánh võng. Mẹ ngồi nhen ngọn lửa thơm mùi khói lá khô bằng những thanh củi mục gom từ mùa trước.

Giờ đây, tôi nao lòng nhớ bóng mẹ in trên bức vách đầy muội khói, bên nồi cá đồng kho tiêu đậm đà, khe khẽ sôi trên ánh lửa liu riu. Những mùi hương cùng hơi ấm từ lòng mẹ đã lấp đầy buổi chiều, gọi về một nỗi bình yên vô ngần.

Tháng tám, chợt nhớ những sớm mai được thức dậy giữa quê nhà, chậm rãi cùng tách trà ngân ngấn giọt nắng thơm. Tôi lang thang dưới những triền lá xanh như đang hát điệp khúc mùa thu bất tận, để hoa khế li ti rải đầy lên mái tóc. Rồi nhận ra lòng nhớ quê ngay cả khi đang đứng giữa quê nhà. Nhận ra khi ta biết yêu những nhánh hoa dại nhu mì, gốc cây già trầm mặc, tiếng chim quê kiểng thánh thót ngoài sân rêu và sẻ chia với những người yêu dấu, gom góp tất cả vào chiếc túi niềm vui giản dị giữa đời này, đó đã là hạnh phúc.

Tháng tám, tôi muốn về ngồi bên mẹ trước bậc thềm. Để lặng yên nghe gió heo may, buông hết gánh âu sầu trĩu nặng mà lạc vào khoảng trời ca dao tha thiết: “Gió mùa thu mẹ ru con ngủ/Năm canh chầy thức đủ năm canh”.

Nghiêng nghiêng trong miền nhớ là dáng mẹ ngồi lặng lẽ vá áo sau ô cửa sổ. Và tôi ngồi bên nắn nót viết chữ trên trang vở học trò thơm mùi giấy mới. Từng con chữ non nớt đầu tiên được mẹ cầm tay viết nên bằng những nét mực mềm mại, ngay ngắn, hiện lên dáng hình của yêu thương. Để rồi một ngày tôi trở thành cánh chim xa mẹ, những con chữ đã dắt tôi qua nhiều vùng trời xa ngái, buổi trở về nhận ra mắt mẹ đã bàng bạc một màu bể dâu.

Tháng tám, khẽ gọi những yêu thương, cho tôi trở lại miền thu xưa dịu dàng.

Có thể bạn quan tâm

Tự “chữa lành” cho bản thân

Tự “chữa lành” cho bản thân

(GLO)- Cứ gần đến ngày nghỉ lễ là các anh chị đồng nghiệp lại xúm xít hỏi nhau: “Lễ này đi chơi ở đâu?”. Còn tôi thì chỉ muốn nghỉ ngơi bên gia đình. Đã rất nhiều năm rồi, tôi không có khái niệm đi chơi ngày lễ, nhất là những chuyến đi chơi xa dài ngày.
Bất chợt mùa lá rụng

Bất chợt mùa lá rụng

(GLO)- Mùa thu ở xứ sở nhiệt đới như nước Việt chúng ta, sự chuyển đổi của thiên nhiên không rõ ràng, đặc tả như ở trời Âu. Nhưng sắc thái của mùa lá rụng cũng đủ để làm xao động lòng người, ghi dấu ấn vào thi ca, nhạc họa từ xưa đến nay
Sắc lan mùa phố

Sắc lan mùa phố

(GLO)- Người chơi lan vẫn có câu: “Kiến giả thị bảo, bất kiến giả thị thảo” (Nghĩa là: Biết thì là bảo vật, không biết thì chỉ là cỏ). Vì thế, mỗi người chơi lan sẽ có một cách ứng xử riêng với hoa.
Quê cũ

Quê cũ

(GLO)- Xe bắt đầu rẽ vào con đường bê tông rộng rãi. Trước mắt là xóm làng với những ngôi nhà cao tầng, mái lợp ngói đỏ nhấp nhô. Bên trái là cánh đồng lúa sắp vào vụ gặt, vàng ươm trải dài.

Tháng Chín...

Tháng Chín...

Tháng Chín khiến người ta nhớ và bâng khuâng khi vấn vương một tà áo trắng, một ánh mắt cười trong ngày khai giảng. Mới đó mà đã gần hai mươi năm trôi qua. Không dưng thèm bé lại, được hồn nhiên tung tăng cắp sách tới trường như thuở nào.
Hương vị của kỷ niệm

Hương vị của kỷ niệm

Hôm rồi, đứa em ở Bến Tre lên thành phố, ghé nhà thăm và tặng một bịch nhãn long nhà trồng được. Cầm bịch nhãn long trên tay mà Linh ngỡ ngàng vì có trái vỏ màu trắng, trái thì vỏ màu tím, nhãn long giờ thật lạ.
Cuốn sách bị đánh cắp

Cuốn sách bị đánh cắp

Chiếc xe khách như con trâu kiệt sức, phì phò thở hắt ra mấy lượt rồi bất động. Gã tài xế trẻ măng vặn vặn mấy cái nút, cố khởi động lại nhưng chiếc xe vẫn im ru.
Bí mật của thời gian

Bí mật của thời gian

(GLO)- Có lẽ do bản tính thích quan sát và để ý mọi thứ quanh mình nên tôi thường đặt ra những câu hỏi. Có lần, tôi đã hỏi một người bạn: “Trên đời này, có thứ gì chứa nhiều bí mật hơn thời gian?”.
Chòi rẫy

Chòi rẫy

(GLO)- Trong rẫy của người Jrai bao giờ cũng có một cái chòi. Sau khi thu hoạch nông sản, tất cả sẽ được cất giữ tại chòi rẫy.
Thương những bờ xanh

Thương những bờ xanh

(GLO)- Từng có những bờ xanh thật xanh, mãi cứ ngời biếc ở một khoảng nào đó trong tâm thức chúng tôi, những đứa trẻ đã từng lớn lên giữa trong lành xa xưa ấy.
Nhà

Nhà

(GLO)- Bạn từ phố về quê chơi. Suốt đêm đầu tiên, tôi nghe tiếng bạn trở mình, lục đục đi ra, đi vào. Sáng dậy, mắt bạn đỏ kè, ngồi uống cà phê còn ngâm nga câu: “Thức đêm mới biết đêm dài”.
Ngóng mẹ đi chợ về

Ngóng mẹ đi chợ về

(GLO)- Ngóng mẹ đi chợ về luôn là cả một niềm yêu thích với tuổi thơ của chị em chúng tôi. Mỗi lần mẹ đi chợ là chị em mau mải chạy ra cổng hoặc tận đầu ngõ, trốn dưới một bóng cây nào đó và mắt thì cứ liên tục ngóng ra phía mẹ đi về.
Chuyện tình ở xóm Đá Côi

Chuyện tình ở xóm Đá Côi

“Đá Côi”, tên xóm có từ khi nào không ai biết, kể cả ông Sáu, người lớn tuổi nhất vùng lớn lên từ thời Pháp thuộc, trải qua 20 năm kháng chiến chống Mỹ, giờ vẫn còn trụ lại với bà con nhiều thế hệ.
Ngồi ngắm sương mù

Ngồi ngắm sương mù

(GLO)- Nhiều lần, tôi thấy mình cứ nhớ thương một thứ gì đó rất mơ hồ, hình như là sương mù. Bạn tôi cười bảo: “Sương mù ở đâu mà chẳng có, ngay trong thành phố này, cứ thức dậy thật sớm để chạy bộ ven hồ, trong công viên... là thấy được sương mù giăng tầng tầng lớp lớp”. 
Chờ mùa

Chờ mùa

(GLO)- Ông bà thường nói: Mưa lúc nào mát mặt lúc ấy! Đó là khi trời oi bức, khô hanh, chứ lê rê mãi hoài món “đặc sản” mưa cao nguyên thì quả thực là... rát mặt. Thức dậy trong tiếng mưa rơi ràn rạt trên mái hiên sau một đêm chập chờn, hẳn là nhiều người sẽ có tâm trạng chờ mùa, chờ nắng.
Nhớ thu xưa

Nhớ thu xưa

(GLO)- Ngày ấy, khi những cây mù u trong vườn nhà nở chùm hoa trắng phảng phất hương thơm thì tôi biết trời đã sang thu.
Thân thương quà tặng

Thân thương quà tặng

(GLO)- Tặng quà và nhận quà là một phần trong cuộc sống của mỗi người, trong mọi nền văn hóa. Dù ở hoàn cảnh khác nhau, món quà không giống nhau, nhưng tình cảm dành cho nhau luôn là điều đáng quý.
Nỗi lo mùa mưa

Nỗi lo mùa mưa

(GLO)- Hồi trước, vào những ngày mưa dầm, má tôi thường nhìn trời mà than: Mưa vầy đồng ngập nước hết, lúa hư lấy gì mà ăn đây!
Gác bếp ngày mưa

Gác bếp ngày mưa

Nhìn cơn mưa đổ xuống như trút mà hắn thở dài. Cả tháng nay mưa liên miên. Mưa lang thang qua những mái ngói nâu trầm, rỉ rả trong từng kẽ hở của thưng ván.
Sự chân thành

Sự chân thành

(GLO)- Sau khi bố mất, bạn tôi đưa mẹ lên thành phố sống cùng. Vì vốn quen với cuộc sống nông thôn, với anh em, hàng xóm láng giềng ở quê nên bà thường bảo buồn, muốn về nhà. Con cái động viên kiểu gì bà cũng không chịu ở.