Hương mùa thu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Miền Trung quê tôi không có mùa thu như ngoài Bắc. Nhưng ấn tượng về mùa thu trong tuổi thơ tôi là mùa thị chín vàng ươm.

“Trăng thu thị chín vàng ươm/Mùi hương đượm thắm góc quê gió lùa/Bà tôi mắc võng đong đưa/Hương mùa thu cũ lá chưa thay màu/Xanh xanh một giấc chiêm bao/Quả vừa rơi rụng ngọt ngào thị ơi!”. Những câu thơ tôi viết trong nhật ký tặng bà ngày ấy vẫn còn phảng phất mùi hương thị chín năm nào.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Minh họa: HUYỀN TRANG

Miền Trung quê tôi không có mùa thu như ngoài Bắc. Nhưng ấn tượng về mùa thu trong tuổi thơ tôi là mùa thị chín vàng ươm. Tôi lớn lên trong khu vườn đầy hoa trái của ngoại. Mỗi mùa đi qua đã cho tôi hương hoa và trái ngọt. Tôi mang ơn đất trời đã đem đến cho mình sự nếm trải đầy thú vị mà thiên nhiên ưu ái để được thưởng thức đầy đủ thứ hương đồng gió nội của quê nhà.

Cây thị sum suê trong vườn nhà ngoại tôi không biết được trồng từ khi nào, nhưng thời tôi cắp sách đến trường thì gốc của nó ôm cả vòng tay không hết. Năm nào cây thị cũng ra hoa kết trái đúng mùa. Ngoại thường gọi quả thị chín to tròn để vừa trong chén ăn cơm là thị muộn, còn nhỏ và dẹt là thị sáp. Tôi thích những quả thị to dù nó có hạt nhưng cơm nhiều, ăn đã miệng hơn. Ngược lại, dì út tôi chỉ thích quả thị sáp, nhỏ mà không hạt, có mùi thơm dịu ngọt.

Buổi sáng, dì thường thức dậy sớm để nhặt những quả thị chín rụng trên sân rồi gói trong chiếc khăn mùi xoa để trên đầu giường. Ban đêm, mùi hương càng đậm đặc hơn, tỏa ra thơm ngát cả nhà. Ngoại và dì út có vẻ rất thích mùi thơm đặc trưng này nên ngủ rất ngon giấc. Còn tôi, thi thoảng ngửi thấy mùi thị chín lại lần mò trộm những quả thị sáp của dì để dành, vội vàng bỏ vào miệng ăn cho đã cơn thèm. Được cái là quả thị sáp nhỏ vừa miệng và không có hạt nên chẳng cần bóp mềm mà cứ thế nhai cả vỏ. Thị sáp có vị ngọt thanh, ăn không bị chát như quả thị muộn vừa chín tới.

Ngày ấy, khi mùa tựu trường đến cũng là lúc cây thị nhà ngoại chín rộ hơn. Lúc đi học, tôi thường nhặt vài quả thị nhỏ bỏ vào cặp để đến giờ ra chơi đem ra nhem thèm mấy đứa bạn. Không ngờ một hôm, bạn Lan ngồi gần tôi phát hiện ra mùi thị chín. Bạn không nói gì. Đến khi có tiếng trống báo hiệu giờ giải lao, Lan liền quay xuống giằng lấy chiếc cặp của tôi và lôi ra 2 quả thị sáp rồi hô lớn: “Tụi bay có ăn quả thị không? Ồ, nó thơm quá!”.

Cả đám con gái thấy vậy ùa theo: “Lan ơi, thị ở đâu vậy?”. Lan cười tít mắt, vừa đi tung tăng vừa đưa quả thị lên ngửi, miệng nói như hát: “Thị ơi, thị rơi bị bà/Bà để bà ngửi chứ bà không ăn”. Tôi bị bất ngờ và mắc cỡ với đám bạn nên không dám lên tiếng. Lan cũng không công khai tên tuổi chủ nhân của 2 quả thị mà chỉ rỉ tai nói nhỏ với vài đứa bạn gái thân.

Đến khi vào lớp, bạn Tuyết, bạn Hoa quay xuống nhìn tôi cười thân thiện: “Mai đem cho mình mấy quả thị nhé! Bạn chỉ ưu tiên Lan là không được đâu đấy!”. Nghĩ cũng oan, vừa tức muốn thanh minh nhưng thầy giáo đã vào lớp nên tôi đành im lặng.

Nỗi “hàm oan” trong mùa thị ở tuổi thơ năm ấy cứ vấn vương mãi trong tôi thành kỷ niệm đầu đời khi biết mắc cỡ trước đám con gái.

Những năm học sau, tôi và Lan vẫn chung lớp. Cây thị già nhà ngoại đến mùa vẫn ra hoa kết trái. Tôi chủ động mang những quả thị chín thơm lừng tặng Lan. Lúc này thì cô ấy không còn tinh nghịch như xưa mà đưa tay cầm giỏ thị trên tay tôi một cách ngại ngùng và nhỏ nhẹ nói lời cảm ơn mà đôi má ửng hồng. Năm đó, tôi rời mái trường thân yêu mang theo chút hương mùa thu ấy cứ phảng phất mãi trong đời.

Tôi chọn ngày của mùa thu để về thăm lại chốn xưa. Cái sân gạch vẫn rụng đầy trái thị chín vàng, hương thơm tỏa ngát mái nhà của ngoại. Tôi lặng lẽ cầm chiếc giỏ tre nhặt đầy quả thị, đưa mắt nhìn ra phía ngõ, tưởng như thấy bóng dáng của người bạn học năm nào.

Có thể bạn quan tâm

Bất chợt mùa lá rụng

Bất chợt mùa lá rụng

(GLO)- Mùa thu ở xứ sở nhiệt đới như nước Việt chúng ta, sự chuyển đổi của thiên nhiên không rõ ràng, đặc tả như ở trời Âu. Nhưng sắc thái của mùa lá rụng cũng đủ để làm xao động lòng người, ghi dấu ấn vào thi ca, nhạc họa từ xưa đến nay
Sắc lan mùa phố

Sắc lan mùa phố

(GLO)- Người chơi lan vẫn có câu: “Kiến giả thị bảo, bất kiến giả thị thảo” (Nghĩa là: Biết thì là bảo vật, không biết thì chỉ là cỏ). Vì thế, mỗi người chơi lan sẽ có một cách ứng xử riêng với hoa.
Quê cũ

Quê cũ

(GLO)- Xe bắt đầu rẽ vào con đường bê tông rộng rãi. Trước mắt là xóm làng với những ngôi nhà cao tầng, mái lợp ngói đỏ nhấp nhô. Bên trái là cánh đồng lúa sắp vào vụ gặt, vàng ươm trải dài.

Tháng Chín...

Tháng Chín...

Tháng Chín khiến người ta nhớ và bâng khuâng khi vấn vương một tà áo trắng, một ánh mắt cười trong ngày khai giảng. Mới đó mà đã gần hai mươi năm trôi qua. Không dưng thèm bé lại, được hồn nhiên tung tăng cắp sách tới trường như thuở nào.
Hương vị của kỷ niệm

Hương vị của kỷ niệm

Hôm rồi, đứa em ở Bến Tre lên thành phố, ghé nhà thăm và tặng một bịch nhãn long nhà trồng được. Cầm bịch nhãn long trên tay mà Linh ngỡ ngàng vì có trái vỏ màu trắng, trái thì vỏ màu tím, nhãn long giờ thật lạ.
Cuốn sách bị đánh cắp

Cuốn sách bị đánh cắp

Chiếc xe khách như con trâu kiệt sức, phì phò thở hắt ra mấy lượt rồi bất động. Gã tài xế trẻ măng vặn vặn mấy cái nút, cố khởi động lại nhưng chiếc xe vẫn im ru.
Bí mật của thời gian

Bí mật của thời gian

(GLO)- Có lẽ do bản tính thích quan sát và để ý mọi thứ quanh mình nên tôi thường đặt ra những câu hỏi. Có lần, tôi đã hỏi một người bạn: “Trên đời này, có thứ gì chứa nhiều bí mật hơn thời gian?”.
Nghĩa tình hàng xóm

Nghĩa tình hàng xóm

(GLO)- Mặc dù chuyển đến nơi ở mới đã lâu nhưng thỉnh thoảng tôi vẫn về thăm những người hàng xóm cũ. Gặp nhau tay bắt mặt mừng, nói chuyện hoài không hết, tôi lại càng thấm thía hơn lời dạy của người xưa “Hàng xóm tối lửa, tắt đèn có nhau”.
Thương những bờ xanh

Thương những bờ xanh

(GLO)- Từng có những bờ xanh thật xanh, mãi cứ ngời biếc ở một khoảng nào đó trong tâm thức chúng tôi, những đứa trẻ đã từng lớn lên giữa trong lành xa xưa ấy.
Nhà

Nhà

(GLO)- Bạn từ phố về quê chơi. Suốt đêm đầu tiên, tôi nghe tiếng bạn trở mình, lục đục đi ra, đi vào. Sáng dậy, mắt bạn đỏ kè, ngồi uống cà phê còn ngâm nga câu: “Thức đêm mới biết đêm dài”.
Ngóng mẹ đi chợ về

Ngóng mẹ đi chợ về

(GLO)- Ngóng mẹ đi chợ về luôn là cả một niềm yêu thích với tuổi thơ của chị em chúng tôi. Mỗi lần mẹ đi chợ là chị em mau mải chạy ra cổng hoặc tận đầu ngõ, trốn dưới một bóng cây nào đó và mắt thì cứ liên tục ngóng ra phía mẹ đi về.
Chuyện tình ở xóm Đá Côi

Chuyện tình ở xóm Đá Côi

“Đá Côi”, tên xóm có từ khi nào không ai biết, kể cả ông Sáu, người lớn tuổi nhất vùng lớn lên từ thời Pháp thuộc, trải qua 20 năm kháng chiến chống Mỹ, giờ vẫn còn trụ lại với bà con nhiều thế hệ.
Ngồi ngắm sương mù

Ngồi ngắm sương mù

(GLO)- Nhiều lần, tôi thấy mình cứ nhớ thương một thứ gì đó rất mơ hồ, hình như là sương mù. Bạn tôi cười bảo: “Sương mù ở đâu mà chẳng có, ngay trong thành phố này, cứ thức dậy thật sớm để chạy bộ ven hồ, trong công viên... là thấy được sương mù giăng tầng tầng lớp lớp”. 
Chờ mùa

Chờ mùa

(GLO)- Ông bà thường nói: Mưa lúc nào mát mặt lúc ấy! Đó là khi trời oi bức, khô hanh, chứ lê rê mãi hoài món “đặc sản” mưa cao nguyên thì quả thực là... rát mặt. Thức dậy trong tiếng mưa rơi ràn rạt trên mái hiên sau một đêm chập chờn, hẳn là nhiều người sẽ có tâm trạng chờ mùa, chờ nắng.
Bao la tình mẹ

Bao la tình mẹ

Chị không thương con như cách những người mẹ khác hay làm, nhưng chị là một người mẹ vĩ đại. Đó là những gì mà tôi và nhiều người nhìn thấy ở chị- một người phụ nữ bị thiểu năng trí tuệ, yếu thế trong xã hội.
Thân thương quà tặng

Thân thương quà tặng

(GLO)- Tặng quà và nhận quà là một phần trong cuộc sống của mỗi người, trong mọi nền văn hóa. Dù ở hoàn cảnh khác nhau, món quà không giống nhau, nhưng tình cảm dành cho nhau luôn là điều đáng quý.
Nỗi lo mùa mưa

Nỗi lo mùa mưa

(GLO)- Hồi trước, vào những ngày mưa dầm, má tôi thường nhìn trời mà than: Mưa vầy đồng ngập nước hết, lúa hư lấy gì mà ăn đây!
Gác bếp ngày mưa

Gác bếp ngày mưa

Nhìn cơn mưa đổ xuống như trút mà hắn thở dài. Cả tháng nay mưa liên miên. Mưa lang thang qua những mái ngói nâu trầm, rỉ rả trong từng kẽ hở của thưng ván.
Sự chân thành

Sự chân thành

(GLO)- Sau khi bố mất, bạn tôi đưa mẹ lên thành phố sống cùng. Vì vốn quen với cuộc sống nông thôn, với anh em, hàng xóm láng giềng ở quê nên bà thường bảo buồn, muốn về nhà. Con cái động viên kiểu gì bà cũng không chịu ở.

Hoàng hôn Tây Nguyên

Hoàng hôn Tây Nguyên

(GLO)- “Người đã hẹn đi về phía núi/để thấy hàng thông châm lá vào chiều/khi nỗi nhớ gối lên hoàng hôn ngủ/ta thành ngọn đá chờ trông”. Văng vẳng bên tai mấy câu thơ trong bài “Đá núi” của tác giả Lữ Hồng, khi tôi đang lặng người ngắm hoàng hôn buông nơi núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ.