Chiếc đèn bão

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Mấy hôm nay, trời mưa dầm dề khiến tôi lại nhớ tới chiếc đèn bão. Mẹ tôi nói, chiếc đèn này có mặt trong gia đình trước lúc tôi chào đời. Sở dĩ người ta gọi là đèn bão vì nó có khả năng chịu gió bão rất tốt.

Đèn có màu xanh rêu, cao chừng 25 cm tính từ đáy bình lên đến chóp (không kể chiếc quai xách), được kết nối với nhau bởi 2 thanh sắt dày uốn cong cân đối. Bóng đèn làm bằng thủy tinh, nằm ở giữa thân đèn, hình trụ tròn, là điểm nối giữa bình chứa nhiên liệu và hàng lỗ thông khí.

Bóng được giữ chặt nhờ 4 thanh kim loại mỏng chạy dọc đều bên thân, có khớp nối tiện cho việc tháo mở lau chùi bóng và thay bấc đèn. Liền kề bên dưới hàng lỗ thông gió có tấm che hình tròn như vành mũ tai bèo, làm bằng kim loại đồng chất với các chi tiết khác của đèn.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Minh họa: HUYỀN TRANG

Làng tôi nằm ở hạ nguồn dòng sông Côn của quê hương đất võ. Ngày trước, nhà cửa trong làng đều xập xệ; hệ thống kênh mương, đê điều chưa kiên cố; đầu nguồn chưa có hồ chứa, đập chắn. Đến mùa mưa bão, ai cũng lo lắng. Vì vậy, bình chứa nhiên liệu của chiếc đèn bão luôn đầy ắp, bấc đèn được khơi cao hoặc thay mới.

Miền đồng bằng, vùng hạ lưu dễ bị ngập lụt. Chỉ cần mưa vài ngày là nước sông đã dềnh lên. Bất chấp gió mưa, nhờ chiếc đèn bão mà cha mẹ tôi có thể kiểm tra mực nước dâng khi đêm tối; soi sáng ngôi nhà với chuồng gia súc, gia cầm để cùng lo thu xếp, di dời mọi thứ lên chỗ cao để tránh ngập. Đèn bão tỏa sáng không gian ngôi nhà, củng cố niềm tin cho mọi người trong đêm dài gió hú, mưa gào.

Tôi còn nhớ trong một đêm mưa gió bão bùng bỗng vang lên tiếng động lớn bất thường, đi kèm có tiếng kêu cứu vọng ra từ một nhà cùng xóm. Chiếc đèn bão lắc lư cầm tay, vội vã vượt đường đất hẹp trơn lầy, mưa gió, cha tôi là một trong những người đến nơi sớm nhất. Nhờ nguồn ánh sáng tuy yếu ớt hắt ra từ chiếc đèn bão mà mọi người đã cứu hộ thành công.

Những đêm cuối tháng Chạp, cha tôi thường thắp nhỏ ngọn đèn bão, treo trước hiên nhà. Cha bảo, làm như thế cho không gian ngôi nhà ấm hơn, đêm bớt dài và giúp người đi đường nhận ra phương hướng, đỡ quạnh hiu.

Ngày trước, quê tôi chưa có điện thắp sáng. Buổi tối, sau khi gà lên chuồng một lúc là làng xóm đã im ắng, chỉ nghe tiếng côn trùng, ếch nhái vọng về. Đường quê ngày trước hẹp, quanh co; có đoạn xuyên qua cánh đồng, hàng tre, khu gò mả. Đêm tối trời, không gian bên ngoài thêm tối và hoang vắng. Nhưng vì nhiều lý do, buộc người ta phải ra ngoài thì chiếc đèn bão trở thành người bạn đường thân thiết.

Cũng dưới ngọn đèn bão, anh em chúng tôi đã cùng nhau “sôi kinh nấu sử”. Để tạo ánh sáng phản chiếu trắng hơn, đỡ hại mắt lại tiết kiệm dầu, anh tôi đã nhặt những mẩu giấy tráng bạc về dán kín mặt trong của chao đèn. Hôm đầu tiên “thụ hưởng” giá trị từ sáng kiến ấy, chúng tôi ngẩn ngơ hồi lâu mới tập trung vào bài vở được.

Đi qua năm tháng, chiếc đèn bão ít có dịp dùng đến. Nó được bọc, treo giữ cẩn thận. Trước ngày giỗ cha, chúng tôi trở về ngôi nhà lưu dấu bao kỷ niệm, cùng lần giở, sử dụng vài vật dụng cũ. Chiếc đèn bão được tra dầu, khều bấc thắp sáng và treo trước hiên.

Các bóng đèn điện trong nhà, ngoài sân tạm tắt để dành không gian cho ánh sáng kỷ niệm hắt ra từ chiếc đèn bão soi vào miền ký ức lung linh. Chúng tôi cùng trông lên ngọn đèn mà thấy mắt ai cũng đỏ hoe, ngân ngấn nước.

Có thể bạn quan tâm

Thắng cảnh Biển Hồ. Ảnh: Phạm Quý

Phố núi tình thân

(GLO)- Pleiku đang trở thành điểm đến yêu thích của nhiều du khách. Vẻ đẹp hoang sơ và tình cảm của con người nơi đây khiến không ít người tìm đến Pleiku như là một điểm dừng chân thú vị.

Ảnh minh họa: Phùng Tuấn Ngọc

Hoài niệm Tết

(GLO)-Tết vừa gợi nên biết bao yêu thương nhưng cũng là nỗi lo của người lớn. Nhưng Tết hiện diện trong suy nghĩ của trẻ con thì khác, nó háo hức, chộn rộn trong tiếng cười, trong tiếng vỗ tay reo vui khi thấy mẹ bắt đầu dọn dẹp nhà cửa và mua bánh kẹo. Và, Tết luôn đầy màu sắc, đầy tiếng cười vui.

Xuân về khoe áo mới

Xuân về khoe áo mới

Tết đến, Xuân về ai cũng muốn mọi điều đều mới mẻ, tốt đẹp. Nên cùng với việc dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa thì việc được quan tâm nhiều, háo hức nhiều là sắm sửa quần áo mới.

Hoa mùa xuân

Hoa mùa xuân

(GLO)- Mùa này, trên khắp nẻo núi đồi, thung xa hay trong mỗi vườn nhà, những chồi non lộc biếc bắt đầu mởn xanh trong gió, rực rỡ đón chào năm mới.

Dốc xưa

Dốc xưa

(GLO)- Nhìn từ trên cao xuống, bạn sẽ thấy đèo dốc như những dải lụa mềm mại. Ấy vậy mà khi đặt chân đến đó, bạn sẽ thấy nó như một thách thức lớn khiến ta phải ngẫm nghĩ thật nhiều. Nhưng, không phải lúc nào chênh vênh cũng làm ta ngã mà lại bồi đắp nên nghị lực và ý chí vượt khó.

Hoa rù rì bên dòng Pô Cô

Hoa rù rì bên dòng Pô Cô

(GLO)- Dòng Pô Cô huyền thoại uốn lượn qua miền biên giới Ia Grai trước khi chảy qua Campuchia hợp lưu với sông Mê Kông. Mỗi độ cuối đông đầu xuân, ven bờ sông và trên cồn bãi xuất hiện một loài hoa rất đẹp, người Jrai gọi là bra tang hay còn gọi là hoa rù rì.

Công nhân Công ty 74 vận hành máy băm trộn cỏ làm thức ăn cho bò. Ảnh: T.S

Tình ca du mục miền Ia Kla

“Thảo nguyên bát ngát mênh mông tận chân trời/Cỏ cây hoa lá hương thơm tỏa ngát đồng”. Giai điệu ca khúc lãng mạn của những năm tuổi trẻ cứ nhẹ nhàng lẩn quất trong tâm trí khi tôi đến thăm trại bò siêu thịt của Công ty TNHH một thành viên 74 (Binh đoàn 15) trên địa bàn xã Ia Kla, huyện Đức Cơ.

Cầu Bến Mộng. Ảnh: Phạm Quý

Bên kia bờ sông Ba

(GLO)- Nhà tôi ở bên hữu ngạn sông Ba, nơi phố thị tấp nập, náo nhiệt. Ở nơi đông vui, thuận tiện cho sinh hoạt, nhưng đôi khi tôi lại cảm thấy ngột ngạt, tù túng bởi sự chật chội, ồn ào.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Mùa về trên lưng áo mẹ

(GLO)- Từ khi còn nhỏ, tôi đã có thói quen dậy sớm. Mỗi khi tiếng mấy con gà ở chái bếp cất lên, tiếng đòn gánh dựng ở góc nhà sơ ý va vào liếp cửa, tôi lại nghe tiếng ho cố nén của mẹ. Lại thấy thương mẹ nhiều hơn.

Ảnh minh họa: Phạm Quý

Mùa lá rụng

(GLO)- Phố nhỏ của tôi đã vào mùa cây trút lá. Lang thang dọc con đường quen, tôi nhận ra bên hè phố, từng đám lá khô buông dày. Muôn vàn chiếc lá nương theo gió sà xuống những ô gạch cũ, la đà trên mái ngói hiên bàng bạc gam màu trầm. Tôi ngồi trong một góc phố, miên man nghĩ về triền xanh hoa cỏ.

Minh họa: H.T

Ký ức chợ quê

(GLO)- Khi tiếng gà gáy vang lên trên mái nhà, mẹ tôi vội trở dậy chuẩn bị ra chợ. Không chỉ riêng mẹ tôi, việc đi chợ lúc sáng sớm đã trở thành nếp quen của nhiều người dân quê.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

“Biến đám cháy thành pháo hoa”

(GLO)- Đó là cách nói rất hình ảnh về khả năng chấp nhận thực tại không như ý và biến nó thành một phiên bản khác của sự tỏa sáng. Không chỉ là nghị lực vượt khó, đây còn là câu chuyện đẫm chất nhân sinh.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Linh hoạt với cuộc sống

(GLO)- Cuộc đời của mỗi người đều sẽ không ít lần gặp khó khăn, thất bại, vấp ngã, thậm chí muốn từ bỏ, buông xuôi. Nhưng rồi, nếu bạn đủ can đảm thì mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng chấp nhận và có thể vượt qua. Để làm được điều đó, chúng ta cần hiểu bản thân mình và có sự linh hoạt với cuộc sống.