Lời ru của mẹ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Dù đang rất mệt, nhưng khi được nghe tiếng mẹ hát ru cháu ngủ, ký ức những ngày tháng tuổi thơ của tôi cứ thế ùa về, thân thương đến lạ.

Mấy hôm nay, mưa nặng hạt và kéo dài suốt ngày đêm. Tôi lại trở bệnh. Dù chỉ là cảm cúm, viêm họng như thường lệ nhưng vừa nghe tin là mẹ đã tất tả đón xe lên ngay với tôi. Tôi thấy lòng ấm áp vô cùng.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Minh họa: HUYỀN TRANG

Tiếng hát ru cháu ngủ của mẹ cất lên đưa tâm hồn tôi chạm vào những miền nhớ xa xăm căng đầy hoài niệm. Trong lời ru ấy, tôi nghe như có cả một vòm trời xanh như màu của đại dương mênh mông xao động. Trong vòm trời đẹp đẽ đó có những đám mây tự mình phân thân vẽ lên bao nhiêu điều kỳ diệu trong mắt tôi.

Tiếng ru của mẹ lại đưa tôi đến gần bếp lửa. Ở đó phát ra một thứ ánh sáng ấm áp kèm theo tiếng nổ tí tách của củi le mà mẹ đã dắt tôi vào rừng gom nhặt sau mỗi chiều đi làm về. Vào mùa đông, khi dậy nấu cơm cho bữa sáng, mẹ hay bế đứa em út theo vì sợ nó lạnh rồi tỉnh giấc. Tôi loanh quanh gần đó để phụ giúp mẹ. Thỉnh thoảng, mẹ lại lấy bàn tay ấm áp của mình áp lên má tôi như muốn xua tan mọi cái lạnh.

Trong cơn sốt mê man, tôi vẫn nghe lời mẹ ầu ơ ru cháu. Những thanh âm ấm áp, dịu dàng như một chuỗi dây dài nối tôi với biết bao ngày tháng cũ. Tôi thấy hình ảnh cả gia đình quây quần bên mâm cơm chiều với đĩa rau luộc và vài con cá khô cùng chén nước mắm ớt được pha từ muối. Đơn giản vậy thôi mà cả nhà vừa ăn vừa trò chuyện rộn ràng.

Đêm đêm, mẹ ngồi cạnh chiếc đèn dầu khâu vá, ba làm ngựa cho các con cưỡi. Chúng tôi tranh nhau ngồi lên lưng ba làm thằng út ngã xuống giường và khóc nức nở. Ba lại chuyển sang kể chuyện cổ tích để dỗ dành em... Tôi lại thấy cả cảnh những ngày trời mưa bão, mẹ bày ra làm bánh xèo. Mấy ba con tôi hưởng ứng nhiệt tình, người xay bột, người làm rau, làm nước chấm. Miếng bánh xèo mẹ vừa làm xong nóng hổi, giòn rụm, thơm ngon mãi đến tận bây giờ.

Tôi bất giác tỉnh giấc, nhìn thấy tấm lưng của mẹ đang ngồi khom khom bế cháu. Mái tóc đen dày ngày xưa của mẹ giờ chỉ còn lơ thơ vài sợi bạc, được búi gọn phía sau đầu. Tuổi tác khiến dáng ngồi của mẹ cũng trở nên khó nhọc hơn nhưng lời ru thì vẫn ngọt ngào, ấm áp như xưa.

Mẹ đã nuôi chị em tôi lớn khôn không chỉ bằng dòng sữa ngọt mà còn bằng những lời ru êm đềm da diết ấy. Qua những lời ru của mẹ, tôi biết yêu thương gia đình, yêu thương đất nước, là động lực cho tôi phấn đấu làm việc, sống đẹp hơn mỗi ngày.

Tôi sẽ sàng trở dậy, nhẹ bước đến bên mẹ. Đưa tay ôm một cái thật chặt từ phía sau lưng mẹ, tôi khẽ thốt lên: “Con yêu mẹ”. Mẹ quay lại nhoẻn miệng cười, mắt lấp lánh niềm vui. Rồi mẹ lại cúi xuống, nựng nịu cháu cùng lời ru ngọt ngào.

Có thể bạn quan tâm

Cây sẽ cho lộc

Cây sẽ cho lộc

Không chỉ cây lá mới cho lộc, mà bất cứ công việc gì nếu như mình làm bằng tất cả yêu thương và say mê, chắc chắn sẽ hái quả ngọt

Hoài niệm Tết xưa

Hoài niệm Tết xưa

Không chỉ những người cao tuổi luôn nhớ Tết xưa, mà trẻ thuộc thế hệ Gen Y, Z cũng hoài niệm về Tết với những hương vị, sắc màu, phong tục đậm chất Việt Nam.

Minh họa: Huyền Trang

Gió qua sông…

(GLO)- Tôi ngồi trên một cù lao giữa thênh thênh sông nước miền Tây. Bốn bề ngăn ngắt màu xanh cây trái phủ sẫm cả một vùng. Con sông rộng mênh mông, phải nheo mắt mới nhìn thấy dáng phố xa xa khuất lấp sau những miệt vườn. Gió chênh chao lướt qua mặt sông.

Lên núi trồng cây

Lên núi trồng cây

(GLO)- Tây Nguyên bước vào mùa khô với bầu trời trong vắt, gió lùa qua thảo nguyên và từng đám mây nhẹ trôi. Trên những đỉnh núi của cao nguyên bạt ngàn nắng gió, mùa xuân sắp chạm ngõ với tấm áo mới rạng ngời.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Những ngày cuối năm

(GLO)- Vậy là đoàn tàu thời gian đã đến ga “tháng Chạp”. Có lẽ vì là ga cuối nên cuộc hành trình dường như chậm lại trong biết bao nỗi niềm bâng khuâng của lữ khách.

Thắng cảnh Biển Hồ. Ảnh: Phạm Quý

Phố núi tình thân

(GLO)- Pleiku đang trở thành điểm đến yêu thích của nhiều du khách. Vẻ đẹp hoang sơ và tình cảm của con người nơi đây khiến không ít người tìm đến Pleiku như là một điểm dừng chân thú vị.

Ảnh minh họa: Phùng Tuấn Ngọc

Hoài niệm Tết

(GLO)-Tết vừa gợi nên biết bao yêu thương nhưng cũng là nỗi lo của người lớn. Nhưng Tết hiện diện trong suy nghĩ của trẻ con thì khác, nó háo hức, chộn rộn trong tiếng cười, trong tiếng vỗ tay reo vui khi thấy mẹ bắt đầu dọn dẹp nhà cửa và mua bánh kẹo. Và, Tết luôn đầy màu sắc, đầy tiếng cười vui.

Xuân về khoe áo mới

Xuân về khoe áo mới

Tết đến, Xuân về ai cũng muốn mọi điều đều mới mẻ, tốt đẹp. Nên cùng với việc dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa thì việc được quan tâm nhiều, háo hức nhiều là sắm sửa quần áo mới.

Dốc xưa

Dốc xưa

(GLO)- Nhìn từ trên cao xuống, bạn sẽ thấy đèo dốc như những dải lụa mềm mại. Ấy vậy mà khi đặt chân đến đó, bạn sẽ thấy nó như một thách thức lớn khiến ta phải ngẫm nghĩ thật nhiều. Nhưng, không phải lúc nào chênh vênh cũng làm ta ngã mà lại bồi đắp nên nghị lực và ý chí vượt khó.

Ra Bắc, vào Nam

Ra Bắc, vào Nam

(GLO)- Hơn nửa đời người, tôi loay hoay đi về giữa 2 miền Nam-Bắc. Miền Bắc là quê hương, là nơi tôi cất tiếng khóc chào đời. Còn miền Nam là nơi tôi học tập và trưởng thành.

Ảnh minh họa: Phùng Tuấn Ngọc

Mùi Tết

(GLO)- Có một ngày, tôi bỗng ngồi nhớ nhung mùi Tết, để rồi tự hỏi mùi của Tết là gì? Phải chăng đó là mùi của nồi bánh chưng đang sôi lục bục ở góc sân đêm 29 Tết hay là mùi thơm nồng của dưa hành dưa kiệu mới ngấu?

“Mùa đi cùng tháng năm”

“Mùa đi cùng tháng năm”

(GLO)- Rồi thời gian cũng sớm vẫy mùa xuân trở lại. Tôi đoán thế khi đang đứng ở hành lang một dãy phòng học nhìn ra buổi sáng mà mọi vật như còn bỡ ngỡ với “cơn nắng se ngang trời đông”. Như thể ngày hôm qua và cả hôm kia nữa, chưa hề gió lạnh.

Thơ Bùi Việt Phương: Dốc mùa xuân

Thơ Bùi Việt Phương: Dốc mùa xuân

(GLO)- "Dốc mùa xuân" là một bài thơ đượm sắc xuân và tình quê của Bùi Việt Phương. Ở đó, xen lẫn giữa kỷ niệm là những xúc cảm hoài niệm của một người con xa xứ về không khí Tết đầm ấm, yên vui ở quê nhà.

Cầu Bến Mộng. Ảnh: Phạm Quý

Bên kia bờ sông Ba

(GLO)- Nhà tôi ở bên hữu ngạn sông Ba, nơi phố thị tấp nập, náo nhiệt. Ở nơi đông vui, thuận tiện cho sinh hoạt, nhưng đôi khi tôi lại cảm thấy ngột ngạt, tù túng bởi sự chật chội, ồn ào.

Đèo An Khê. Ảnh: Phan Nguyên

Bâng khuâng chiều An Khê

(GLO)- Tôi trở lại An Khê vào một chiều mưa. Cơn mưa không ồn ào mà rơi êm vào ký ức, đánh thức một miền nhớ xa xôi, thuở nơi đây còn là một thị trấn nhỏ bình lặng nằm ven quốc lộ 19.