Nhớ chiếc võng gai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trời nóng, điện lại bị cúp. Tôi lôi cái võng ra ngoài sân nằm cho đỡ oi bức, ngột ngạt. Tiếng sột soạt đều đều theo nhịp đu đưa của cánh võng làm tôi nhớ đến chiếc võng gai ngày ấy.

Tôi không rõ vì sao người dân quê mình lại gọi là võng gai. Hình như võng được đan bằng sợ gai thì phải. Hoặc là do cái cách mà người ta đan thủ công để tạo nên những mắt võng hình con rô giống như những cái gai nhọn mà thành tên. Thuở ấy, chúng tôi cũng chả cần để ý đến những điều đó, chỉ cốt làm sao được ngồi trên võng để mấy đứa phải đu võng cho mình là cười tít cả mắt rồi.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Minh họa: HUYỀN TRANG

Khu vườn nhà tôi xưa kia toàn mít là mít, xanh um và mát rượi. Khoảng năm 1990 thì làng tôi có điện nhưng điều kiện kinh tế còn khó khăn nên nhà nào sang lắm cũng chỉ có cái quạt điện. Mà để tiết kiệm điện, mẹ tôi chỉ cho bật quạt những lúc ngủ. Vì vậy, cái võng mẹ mắc vào 2 gốc cây mít hướng mắt ra những luống rau cải xanh mướt ấy trở thành vị cứu tinh cho anh em chúng tôi và lũ trẻ trong xóm.

Cứ tối đến là chúng tôi lại rủ nhau ra ngồi võng. Đứa nào cũng muốn ngồi nên thỉnh thoảng lại tranh giành, cãi nhau ỏm tỏi. Mỗi lần như thế, mẹ tôi lại cầm cái que chạy ra. Sau này, chúng tôi nghĩ ra trò oẳn tù tì, ai thắng thì ngồi trước rồi sau đó sẽ thay phiên nhau. Khi đu võng thì 2 đứa đứng ở 2 đầu võng và 1 đứa đứng phía giữa võng để sau tiếng hô “hai ba” là cùng nhau đẩy. Sợi dây võng dài nên khi dùng hết sức mà đu thì tốc độ của cái võng cũng khiếp lắm chứ chả đùa được. Đẩy càng mạnh, võng đu càng cao.

Tôi nhớ có lần đang tận hưởng cái cảm giác được đu hết tốc lực của cái võng thì chỉ nghe phựt một cái, tôi đã bay ra xa vài mét. Hậu quả, đầu gối nứt toác, chảy máu và trán sưng to một cục như quả trứng gà. Khi mẹ kiểm tra thì mới biết do đứa bạn bự con của tôi đu võng quá mạnh mà sợi dây lâu ngày bị sờn đi nên đã đứt và tôi mới bị văng ra xa như thế.

Sau lần đó, bố tôi cột lại võng cho chắc chắn hơn nhưng vẫn không thể rút ngắn được sợi dây nối 2 đầu võng vì vị trí 2 cây mít đã cố định như vậy rồi. Cho nên, bố luôn dặn chúng tôi ngồi phải cẩn thận kẻo ngã. Từ đó, tôi bất đắc dĩ trở thành “tấm gương” để các bà mẹ trong xóm dạy con phải cẩn thận khi chơi đùa.

Bây giờ, tôi không còn thấy loại võng gai này nữa. Có lẽ nó chỉ còn trong ký ức để ru ta trở về tuổi thơ, để những lo toan với bộn bề cuộc sống trở nên nhẹ tênh như những kỷ niệm ngọt ngào ấy.

Có thể bạn quan tâm

Cây sẽ cho lộc

Cây sẽ cho lộc

Không chỉ cây lá mới cho lộc, mà bất cứ công việc gì nếu như mình làm bằng tất cả yêu thương và say mê, chắc chắn sẽ hái quả ngọt

Hoài niệm Tết xưa

Hoài niệm Tết xưa

Không chỉ những người cao tuổi luôn nhớ Tết xưa, mà trẻ thuộc thế hệ Gen Y, Z cũng hoài niệm về Tết với những hương vị, sắc màu, phong tục đậm chất Việt Nam.

Minh họa: Huyền Trang

Gió qua sông…

(GLO)- Tôi ngồi trên một cù lao giữa thênh thênh sông nước miền Tây. Bốn bề ngăn ngắt màu xanh cây trái phủ sẫm cả một vùng. Con sông rộng mênh mông, phải nheo mắt mới nhìn thấy dáng phố xa xa khuất lấp sau những miệt vườn. Gió chênh chao lướt qua mặt sông.

Lên núi trồng cây

Lên núi trồng cây

(GLO)- Tây Nguyên bước vào mùa khô với bầu trời trong vắt, gió lùa qua thảo nguyên và từng đám mây nhẹ trôi. Trên những đỉnh núi của cao nguyên bạt ngàn nắng gió, mùa xuân sắp chạm ngõ với tấm áo mới rạng ngời.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Những ngày cuối năm

(GLO)- Vậy là đoàn tàu thời gian đã đến ga “tháng Chạp”. Có lẽ vì là ga cuối nên cuộc hành trình dường như chậm lại trong biết bao nỗi niềm bâng khuâng của lữ khách.

Thắng cảnh Biển Hồ. Ảnh: Phạm Quý

Phố núi tình thân

(GLO)- Pleiku đang trở thành điểm đến yêu thích của nhiều du khách. Vẻ đẹp hoang sơ và tình cảm của con người nơi đây khiến không ít người tìm đến Pleiku như là một điểm dừng chân thú vị.

Ảnh minh họa: Phùng Tuấn Ngọc

Hoài niệm Tết

(GLO)-Tết vừa gợi nên biết bao yêu thương nhưng cũng là nỗi lo của người lớn. Nhưng Tết hiện diện trong suy nghĩ của trẻ con thì khác, nó háo hức, chộn rộn trong tiếng cười, trong tiếng vỗ tay reo vui khi thấy mẹ bắt đầu dọn dẹp nhà cửa và mua bánh kẹo. Và, Tết luôn đầy màu sắc, đầy tiếng cười vui.

Xuân về khoe áo mới

Xuân về khoe áo mới

Tết đến, Xuân về ai cũng muốn mọi điều đều mới mẻ, tốt đẹp. Nên cùng với việc dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa thì việc được quan tâm nhiều, háo hức nhiều là sắm sửa quần áo mới.

Dốc xưa

Dốc xưa

(GLO)- Nhìn từ trên cao xuống, bạn sẽ thấy đèo dốc như những dải lụa mềm mại. Ấy vậy mà khi đặt chân đến đó, bạn sẽ thấy nó như một thách thức lớn khiến ta phải ngẫm nghĩ thật nhiều. Nhưng, không phải lúc nào chênh vênh cũng làm ta ngã mà lại bồi đắp nên nghị lực và ý chí vượt khó.

Ra Bắc, vào Nam

Ra Bắc, vào Nam

(GLO)- Hơn nửa đời người, tôi loay hoay đi về giữa 2 miền Nam-Bắc. Miền Bắc là quê hương, là nơi tôi cất tiếng khóc chào đời. Còn miền Nam là nơi tôi học tập và trưởng thành.

Ảnh minh họa: Phùng Tuấn Ngọc

Mùi Tết

(GLO)- Có một ngày, tôi bỗng ngồi nhớ nhung mùi Tết, để rồi tự hỏi mùi của Tết là gì? Phải chăng đó là mùi của nồi bánh chưng đang sôi lục bục ở góc sân đêm 29 Tết hay là mùi thơm nồng của dưa hành dưa kiệu mới ngấu?

“Mùa đi cùng tháng năm”

“Mùa đi cùng tháng năm”

(GLO)- Rồi thời gian cũng sớm vẫy mùa xuân trở lại. Tôi đoán thế khi đang đứng ở hành lang một dãy phòng học nhìn ra buổi sáng mà mọi vật như còn bỡ ngỡ với “cơn nắng se ngang trời đông”. Như thể ngày hôm qua và cả hôm kia nữa, chưa hề gió lạnh.

Thơ Bùi Việt Phương: Dốc mùa xuân

Thơ Bùi Việt Phương: Dốc mùa xuân

(GLO)- "Dốc mùa xuân" là một bài thơ đượm sắc xuân và tình quê của Bùi Việt Phương. Ở đó, xen lẫn giữa kỷ niệm là những xúc cảm hoài niệm của một người con xa xứ về không khí Tết đầm ấm, yên vui ở quê nhà.

Cầu Bến Mộng. Ảnh: Phạm Quý

Bên kia bờ sông Ba

(GLO)- Nhà tôi ở bên hữu ngạn sông Ba, nơi phố thị tấp nập, náo nhiệt. Ở nơi đông vui, thuận tiện cho sinh hoạt, nhưng đôi khi tôi lại cảm thấy ngột ngạt, tù túng bởi sự chật chội, ồn ào.

Đèo An Khê. Ảnh: Phan Nguyên

Bâng khuâng chiều An Khê

(GLO)- Tôi trở lại An Khê vào một chiều mưa. Cơn mưa không ồn ào mà rơi êm vào ký ức, đánh thức một miền nhớ xa xôi, thuở nơi đây còn là một thị trấn nhỏ bình lặng nằm ven quốc lộ 19.