Bãi bồi ven sông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Làng nằm bên bờ con sông nhỏ, có đoạn hẹp chỉ như con kênh đào, bề ngang ước chừng hơn trăm mét. Vậy nhưng nước sông 4 mùa trong xanh.

Mùa mưa lũ, thi thoảng nước có duềnh lên đục ngầu hung hãn đổ cuộn về xuôi nhưng cũng chỉ mất độ dăm hôm. Sau đó, nước lại nhanh chóng rút, trả lại cho sông cái vẻ hiền hòa cố hữu: trong trẻo, uốn mềm như dải lụa qua những buôn làng xa in bóng núi còn ven bờ xanh ngắt bóng cây.

Miền Trung sỏi đá đất không nhiều bùn nên đáy sông toàn cát. Cát lắng đọng, tích tụ nhiều năm, qua bao bận đổi dòng dần hình thành nên những bãi cát bồi ven sông.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Minh họa: HUYỀN TRANG

Làng tôi nằm phía bên lở và bên kia sông là một bãi cát bồi mênh mông tít tắp. Tôi yêu cái bãi bồi ấy. Cát ngồn ngộn cát, sạch bong, nhỏ mịn, vàng ngà. Lũ trẻ chúng tôi tha hồ chạy nhảy đùa giỡn. Lỡ chẳng may bị ngã cũng không cảm thấy đau vì đã có thảm cát mềm mịn. Lăn lê, bò toài đủ kiểu vẫn không sợ lấm bẩn quần áo.

Không riêng tôi mà cả đám bạn chăn bò thuở ấu thơ đều mê nghịch cát. Vậy nên, sáng thả bò trong chân núi, chiều lùa về qua sông đợi tắm cho bò xong là chúng tôi luân phiên cắt cử một đứa rong cả đàn về xóm. Lũ bò cũng khôn lắm, cứ đi chung với nhau như vậy nhưng khi vào xóm sẽ tự động tách đàn, con nào về chuồng nấy.

Người nhà nghe tiếng thậm thịch bước chân bò thì chỉ cần ra bỏ rơm, đổ nước vào máng, đóng cổng chuồng là xong. Còn bọn nhỏ chúng tôi khi ấy cứ thỏa thích nghịch cát ngoài sông và chơi đủ thứ trò. Nào là u quạ, kéo co, đá bóng, bịt mắt bắt dê… Đôi khi hứng chí còn chơi vốc cát ném nhau. Cuộc “đại náo” khiến cát bay tứ tung. Nếu chẳng may bị ném trúng cũng chẳng gây thương tích gì. Nhưng đứa nào cũng phải cẩn thận dùng mũ nón che để cát không bay vào mắt.

Lũ con gái thì ra ngồi bệt sát mép nước chơi trò moi cát làm giếng hoặc xây lâu đài. Chơi chán, nóng đổ mồ hôi, chúng tôi lại hò nhau nhảy ùm xuống sông bơi lội. Cũng hên là cái bến sông quê tôi mùa hè nước cạn, lội bộ vô tư. Cứ chơi đùa thỏa thuê trên sông cho tới lúc ráng hoàng hôn buông đỏ ối mặt sông thì cả lũ mới lục tục lên bờ.

Lớn hơn chút, bắt đầu tuổi mộng mơ, tôi ít tụ tập nơi bãi cát ven sông. Thay vào đó, tôi lại thích tìm nơi vắng vẻ mà ngả lưng trên cát. Thi thoảng khẽ cựa mình để cảm nhận “đệm cát” ấm áp dưới lưng từng hạt lạo xạo, mơn man da thịt. Thoải mái duỗi thẳng chân tay, nằm ngửa mặt lên trời và dõi theo từng cụm mây trôi, ngắm nhìn những đàn cò trắng xếp thành hình mũi tên đang vội bay nhanh về núi.

Đôi khi lãng đãng thả hồn theo cơn gió chiều thổi lộng; tưởng như mình cũng là một chú cò hay một cụm mây đang lang thang cùng với gió. Khoan khoái tới mức nhiều khi khép mắt lim dim quên mất thời gian cho tới lúc nghe bạn bè gọi mới giật mình tỉnh giấc.

Non nửa thế kỷ tôi ngậm ngùi giã biệt tuổi thơ. Con sông quê từ ấy đến nay đã thêm bao bận đổi dòng. Bến sông ngày cũ giờ lừng lững vắt ngang một nhịp cầu vòng cung vững chãi. Cảnh vật đổi thay nhiều quá.

Đứng trên cầu, tôi đưa mắt nhìn xuôi ngược, cố tìm xem nơi đâu có bãi cát bồi một thời thơ ấu? Chịu! Đâu đâu cũng điệp trùng màu xanh cây lá, tìm hoài không thấy ánh vàng của cát.

Nước sông giờ cũng đục hơn xưa, dường như có điều gì đó khuấy động sự yên bình cố hữu của dòng sông khiến nó không còn giữ được sắc trong xanh như cũ. Hỏi người dân trong làng thì được biết, giá cát tăng cao, người ta thi nhau khai thác nên còn đâu những bãi cát bồi ngày xưa.

Có thể bạn quan tâm

Minh họa: HUYỀN TRANG

Nếp nhăn của mẹ

(GLO)- Từ lúc còn nhỏ, tôi đã quen với hình ảnh của mẹ-một người phụ nữ cần mẫn, tảo tần từ sáng đến tối. Mẹ như bông lúa chín, dẻo dai trước nắng mưa nhưng vẫn mang trên mình những dấu ấn của thời gian. 

Minh họa: HUYỀN TRANG

Bảng lảng mùa sương

(GLO)- Chiếc xe bắt đầu sang số, nhấn ga để vào địa phận đèo dốc. Trước mặt chúng tôi, sương giăng đầy. Sương bao trùm đỉnh núi, bám phủ quanh rừng cây, buông mình lên những vạt cỏ, xóa luôn dấu vết con đường quanh co, khúc khuỷu. Kính xe mờ, mặt người đẫm lạnh.

Minh họa: Huyền Trang

Nẻo về Pleiku

(GLO)- Tôi ngồi gõ những dòng này vào ngày đầu tiên thí điểm mở thông tuyến đường Trần Hưng Đạo đoạn đi qua phía trước Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên (TP. Pleiku).

Hoa muộn

Hoa muộn

(GLO)- Người xưa yêu chuộng hoa mai, xem mai là loài hoa biểu trưng cho người quân tử, có cốt cách chính trực, phong nhã.

Màu xoan thương nhớ

Màu xoan thương nhớ

(GLO)- Trong những chiều hoa rụng, mẹ nói với bố là mẹ nhớ quê, nhớ cây xoan già bên cạnh cầu ao. Mẹ kể, sau ngày mẹ lấy chồng, ông ngoại đã xẻ hết cây xoan quanh nhà để ngâm dưới ao. Ông bảo phải ngâm trước mới kịp để sau này có gỗ cho bố mẹ làm nhà.

Hương phố, hương đồi

Hương phố, hương đồi

(GLO)- Thường thì khi gắn bó với một nơi quá quen thuộc, chúng ta hay mặc nhiên nghĩ rằng những gì đang hiện diện là hết sức bình thường, chẳng đáng bận tâm. Chỉ đến khi xa vắng mới thấy lòng thật chông chênh, khắc khoải.

Hương cau mùa cũ

Hương cau mùa cũ

(GLO)- Mỗi lần đi ngang qua vườn cau, lòng tôi lại xao động bởi mùi hương thanh khiết mà dịu dàng của những chùm hoa nở rộ. Hương cau không nồng nàn như hoa sữa mà thoảng nhẹ như một ký ức xa xăm, gợi nhớ những mùa cũ đã đi qua trong đời.

Hương lúa

Hương lúa

(GLO)- Tuổi thơ tôi gắn liền với cánh đồng lúa bát ngát với mùi hương lúa thơm nồng mỗi mùa vụ. Đó là hương thơm của quê hương, của những ngày tháng gắn bó với ruộng đồng, của những ký ức tuổi thơ êm đềm và tình yêu đất mẹ thiêng liêng.

Nhớ tuổi thơ “cắt cỏ, chăn bò”

Nhớ tuổi thơ “cắt cỏ, chăn bò”

Ai cũng có một tuổi thơ với nhiều kỷ niệm. Tuổi thơ của chúng tôi ngày ấy ở quê cũng “đặc biệt” lắm. Đó là ngoài việc đi học, còn phải phụ giúp gia đình chăn bò, cắt cỏ, làm đồng. Tất nhiên, đó cũng là những ngày tháng vui chơi đầy ắp tiếng cười.

Minh họa: H.T

Nơi những cánh chim trở về

(GLO)- Ngày bé, tôi thường phải ở nhà một mình. Với một đứa trẻ, điều ấy chẳng những không thú vị mà còn đáng sợ. Nếu ai đã từng xem bộ phim “Ở nhà một mình” của đạo diễn Chris Columbus sẽ thấy cậu bé Kevin phải đối diện với những hiểm nguy ra sao. 

Phụ nữ là để yêu thương

Phụ nữ là để yêu thương

(GLO)- Không phải ngẫu nhiên mà xưa nay danh xưng “phái đẹp” lại chỉ dùng khi nói về phụ nữ. Họ còn được ví như những bông hoa tươi thắm với tất cả sự nâng niu, yêu mến bởi cái đẹp tự thân không thể phủ nhận.

Tháng ba

Tháng ba

(GLO)- Tháng ba về, vùng đất Tây Nguyên lại chuyển mình trong một bản hòa ca của sắc màu và hương thơm. Đây là một trong những thời điểm đẹp và đặc biệt nhất trong năm của cao nguyên đầy nắng gió này. Cả đất trời trở nên thơ mộng hơn bao giờ hết, dễ khiến lòng người lưu luyến nhớ thương.

Hoa vàng anh nơi miền sơn cước

Hoa vàng anh nơi miền sơn cước

(GLO)- Một người bạn đã rủ tôi xuôi đường xuống Vĩnh Thạnh, Bình Định. Đây là huyện miền núi sát với huyện Kbang, Gia Lai. Mùa này, hai bên bờ suối khoác lên mình một tấm áo rực rỡ của hàng trăm cây vàng anh, nổi bật trên nền trời xanh thắm.

“Gặp gỡ êm đềm”

“Gặp gỡ êm đềm”

(GLO)- Gần như không thể đếm được mỗi chúng ta đã có bao nhiêu lần gặp gỡ trong đời. Dù so với cái rộng dài của thế gian thì “môi sinh” của một người cũng chỉ là bầu không khí nhỏ thôi.

Hương mía

Hương mía

(GLO)- Những năm 80 của thế kỷ trước ở quê tôi, khi tháng Giêng về thường diễn ra một hoạt động mà đứa trẻ nào cũng đều rất háo hức đợi mong, đó là hợp tác xã tổ chức ép mía cho bà con nông dân. Lúc này, đám trẻ con chúng tôi thường được bố mẹ nhờ phụ giúp trông mía.

Tản mạn chuyện tình yêu

Tản mạn chuyện tình yêu

(GLO)- Trong một giờ học liên quan đến nội dung giáo dục giới tính, sau nhiều vấn đề được nêu ra thảo luận khá sôi nổi, tôi đặt câu hỏi thăm dò thử xem các em học sinh suy nghĩ thế nào về tình yêu ở tuổi học trò. Lớp học ngay lập tức được chia thành 2 nhóm với các ý kiến trái chiều.

Thanh âm quê nhà

Thanh âm quê nhà

(GLO)- Sinh ra vào những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ XX, tuổi thơ tôi gắn liền với những cánh đồng lúa xanh mướt, con đường làng quanh co và những ngôi nhà tranh đơn sơ mộc mạc. Quê nhà dẫu còn nghèo khó nhưng lại chứa đựng biết bao kỷ niệm đẹp đẽ, khó quên.

Giấc mơ xanh

Giấc mơ xanh

(GLO)- Mùa xuân có muôn vàn con đường mở ra trước mắt. Mới hôm nào giá rét đẩy ta đến bờ sông sụt lở, thấy bi quan, lo lắng thì giờ đây, mùa xuân như bến mơ, có con đò sẵn đợi.

Mùa đót

Mùa đót

(GLO)- Mỗi khi trời đất được sưởi ấm dần từ những tia nắng mùa xuân, cây lá bên đường xanh non nảy lộc, hoa tươi thắm sắc, tôi lại bâng khuâng nhớ về những điều gần gụi. Thoáng thấy dáng má cặm cụi bên hiên ngồi tết lại cây chổi đót đã bung ra những lạt mây, tôi chợt nhớ về những mùa đót cũ.