Sông Ba mùa nước cạn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ayun Pa, nơi tôi sống thuộc vùng hạ lưu sông Ba, là nơi con sông sắp kết thúc thủy trình trên cao nguyên để hòa vào biển cả. Dòng sông ấy luôn mang một vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình.

Mùa khô là lúc con sông cạn dòng phơi đáy. Cát trắng lộ ra từng dải rộng lấp lánh dưới nắng vàng. Dòng nước ít ỏi còn lại khiêm tốn nép mình một bên bờ lặng lẽ trôi xuôi. Lại có những vũng nước nằm lọt thỏm giữa bãi cát, trong veo in màu trời biếc, nhìn từ xa tựa như một cái giếng ngọc.

Những lúc lặng ngắm dòng sông, tôi tự hỏi sông đang nghĩ gì? Có phải cái dòng chảy lặng lẽ kia đang buồn nhớ những ngày đã qua, khi nước còn đang mênh mông ngập đôi bờ, những ngày mà giữa dòng tôm lội cá bơi tung tăng?

Sông Ba, đoạn qua địa phận thị xã Ayun Pa. Ảnh: Đức Thụy

Sông Ba, đoạn qua địa phận thị xã Ayun Pa. Ảnh: Đức Thụy

Ngày mới về Ayun Pa, tôi được bạn dẫn đến cầu Bến Mộng chơi. Mùa mưa, nước dâng cao chảy xiết. Tôi tò mò tự hỏi không biết dưới đáy sông kia có điều gì bí mật. Rồi tôi cứ để cho trí tưởng tượng của mình thêm phong phú cho đến mùa nước cạn, đáy sông Ba phơi toàn cát, trắng cả một dải dài. Hóa ra con sông Ba cũng hiền lành, chân chất, thật thà như người dân xứ này.

Nhiều lúc ngẫm ngợi, tôi càng thấm cái triết lý giản dị là vẻ đẹp quý giá nhất của tâm hồn. Dòng sông cũng vậy. Bao đời nay, sông vẫn lặng lẽ chảy nhưng sự dâng hiến cho đời là vô tận. Ngay cả trong mùa nước cạn, sông vẫn mang lại biết bao niềm vui cho con người. Cứ nhìn những rẫy bắp xanh ngát, rẫy thuốc lá xòe lá đung đưa, rẫy bí đỏ bò lan khắp mặt đất thì đủ biết. Bởi dù ít ỏi nhưng sông vẫn thảo lòng đưa nước tưới tắm cho cả một vùng vườn rẫy bao la. Để nụ cười nở tươi trên môi người nông dân mỗi vụ thu hoạch.

Dưới chân cầu Bến Mộng, vào mùa nước cạn, dòng chảy 3 phần thì chỉ còn 1, nép mình bên hữu ngạn. Còn 2 phần là cát lộ thiên. Nếu ai đó ngậm ngùi lắc đầu bảo rằng con sông xác xơ, buồn thảm thì hẳn người đó chưa được chứng kiến sự hào hứng của thanh-thiếu niên khi chiều chiều tụ tập chơi bóng chuyền trên bãi cát; chưa được nghe tiếng cười đùa vô tư của lũ trẻ con khi được thỏa sức bơi lội trên sông.

Trường tôi vừa tổ chức dã ngoại. Và điểm đến thú vị không đâu xa chính là bãi cát dưới chân cầu Bến Mộng. Chiều đến, mặt trời ung dung về hướng núi xa, hắt những ánh nắng loang lổ trên bãi cát, lấp lánh cả mặt sông. Chúng tôi quây quần vui chơi, ca hát. Còn sông thì cứ lặng lẽ hòa cùng cuộc vui của con người. Trên sông, thỉnh thoảng có bóng người đang thả lưới. Bên bờ, hoa gạo đỏ rực.

Cũng từ hôm đó, tôi càng thêm trân quý con sông. Càng yêu, tôi lại càng ngưỡng mộ sự bao dung, rộng lượng, tận hiến cho cuộc đời này của dòng Ba.

Nhìn dòng sông vơi cạn lặng lẽ mà tôi cứ ngỡ nó đang tiếc nhớ ngày tháng đã qua, ngày con nước bao la để cá tôm thỏa sức bơi lội. Nhưng nghĩ lại, tôi thấy mình thật cảm tính, vội vàng. Cái lặng lẽ ấy là phần hồn thẳm sâu của sông mà khi nước đầy cuộn chảy ta không thể nào biết được. Còn sông thì cứ ung dung chảy, cứ rút lòng mà tận hiến. Và tôi hiểu vì sao người dân nơi đây lại yêu quý sông Ba đến vậy. Có thể vì nó là linh hồn của mảnh đất Ayun Pa, ghi dấu những kỷ niệm đẹp của người con xa quê. Còn với riêng tôi, trong mùa nước cạn này, dòng sông là biểu tượng của sự tận thiện, tận mỹ.

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa: Phạm Quý

Mùa lá rụng

(GLO)- Phố nhỏ của tôi đã vào mùa cây trút lá. Lang thang dọc con đường quen, tôi nhận ra bên hè phố, từng đám lá khô buông dày. Muôn vàn chiếc lá nương theo gió sà xuống những ô gạch cũ, la đà trên mái ngói hiên bàng bạc gam màu trầm. Tôi ngồi trong một góc phố, miên man nghĩ về triền xanh hoa cỏ.

Minh họa: H.T

Ký ức chợ quê

(GLO)- Khi tiếng gà gáy vang lên trên mái nhà, mẹ tôi vội trở dậy chuẩn bị ra chợ. Không chỉ riêng mẹ tôi, việc đi chợ lúc sáng sớm đã trở thành nếp quen của nhiều người dân quê.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

“Biến đám cháy thành pháo hoa”

(GLO)- Đó là cách nói rất hình ảnh về khả năng chấp nhận thực tại không như ý và biến nó thành một phiên bản khác của sự tỏa sáng. Không chỉ là nghị lực vượt khó, đây còn là câu chuyện đẫm chất nhân sinh.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Linh hoạt với cuộc sống

(GLO)- Cuộc đời của mỗi người đều sẽ không ít lần gặp khó khăn, thất bại, vấp ngã, thậm chí muốn từ bỏ, buông xuôi. Nhưng rồi, nếu bạn đủ can đảm thì mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng chấp nhận và có thể vượt qua. Để làm được điều đó, chúng ta cần hiểu bản thân mình và có sự linh hoạt với cuộc sống.

Ảnh: Phạm Quý

Bây giờ đang thắm mùa hoa

(GLO)- Từ dưới chân núi, tôi ngước nhìn vòm trời xanh văn vắt treo đầy những cụm mây trắng xốp. Nổi bật trong không gian cao rộng là màu đỏ của đất bazan và ngờm ngợp sắc hoa, nhất là màu vàng của dã quỳ.

Bước ra ngày mới

Bước ra ngày mới

(GLO)- Lúc còn đi học, mỗi buổi sớm mai, tôi thường nghe thấy tiếng bánh xe lăn trên đường rồi sau đó mới là tiếng những cánh cổng sắt được mở ra, tiếng người đi thể dục lao xao.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Bài học đầu tiên

(GLO)- Buổi sáng hôm ấy, mẹ nắm tay đưa tôi đến trường lần đầu tiên. Ngôi trường làng nhỏ bé, nằm giữa những tán cây xanh rợp bóng mát. Không gian thoang thoảng mùi thơm của những đóa hoa bên đường.

Vũ khúc cao nguyên

Vũ khúc cao nguyên

(GLO)- Tháng 11, dã quỳ xúng xính váy hoa bung xòe nơi cao nguyên đất đỏ. Dã quỳ như cô gái nhỏ vẫn chung tình thao thiết với cái hẹn nắng lộng, trời xanh.

Dặm dài năm tháng

Dặm dài năm tháng

(GLO)- Tôi ngang qua trường cũ trong một ngày vòm trời xám đục trong bàng bạc hơi sương. Cảnh vật đã không còn như xưa nữa. Chỉ có cây bàng nơi góc sân trường run run giơ những chiếc lá ối đỏ phơ phất vẫy trong gió lạnh.

Ký ức của ba

Ký ức của ba

Bảng khám bệnh điện tử hiển thị con số 106, tôi ngó quanh quất tìm ba tôi. Ông già lại đi lung tung đâu đó. Tôi hớt hải chạy quanh sảnh bệnh viện: “Kia rồi”, chiếc áo kaki màu xanh bộ đội.

Những món đồ cũ

Những món đồ cũ

(GLO)- Mỗi lần sắp xếp lại đồ đạc trong nhà, tôi thường tần ngần ngắm nhìn những món đồ cũ. Những đồ vật vốn vô tri, nhưng khi gắn với cuộc sống con người thì chúng trở nên có hồn và có thể gợi lại những câu chuyện, kỷ niệm khó quên.

Mùa nấm mối

Mùa nấm mối

(GLO)- Đã 3 mùa mưa qua, khu vườn nhà tôi đều xuất hiện nấm mối. Những búp nấm nhú lên mặt lá ủ sau một thời gian dài ủ meo mầm, khi gặp cơn mưa đầu mùa rồi nắng lên vài hôm, có cơn mưa tiếp theo là những tai nấm mối thân trắng, núm đầu dù màu xám đội lên từng khóm.

Dã quỳ trong sương đêm

Dã quỳ trong sương đêm

(GLO)- Dã quỳ là biểu tượng của sức sống mãnh liệt, kiêu hãnh. Khi gợi nhắc sắc hoa màu nhớ, người ta thường nghĩ đến màu vàng rực rỡ trong nắng ban mai, trong buổi bình minh hé giấc hay rực ấm lúc chiều tà.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Vườn quê giữa phố

(GLO)- Chẳng biết chủ vườn là ai nhưng tự nhiên lại thấy mến khi họ đã mang chút hương đồng gió nội vào chốn phố xá chật chội. Vườn có rau cải ngồng, diếp cá, rau lang, chuối xanh... Bao nhiêu món rau quê cứ thế bày biện.

Bạn đã bao giờ đứng trên đồi thông Ia Dêr của huyện Ia Grai nhìn về phố núi Pleiku để quan sát những biến ảo của thiên nhiên, sự vật, con người?

Khúc ca trên đồi

(GLO)- Bạn đã bao giờ đứng trên đồi thông Ia Dêr của huyện Ia Grai nhìn về phố núi Pleiku để quan sát những biến ảo của thiên nhiên, sự vật, con người?

Ký ức rạ rơm

Ký ức rạ rơm

Tôi đã sống trọn một ngày ở ngôi làng xa lạ ấy. Đó là quãng thời gian tuy ngắn ngủi nhưng hết sức vui vẻ với một người đã mệt nhoài, rã rượi với công việc, đã ho khan với khói bụi thành phố.

“Gió mùa đông bắc se lòng”

“Gió mùa đông bắc se lòng”

(GLO)- Những ngày này, trời trở lạnh. Những cơn gió đượm sắc đông thấm sâu vào từng góc phố, hàng cây, ngôi nhà... Người ta thường nói rằng, khi đông về, trong lòng mỗi người dường như thường dâng lên một nỗi buồn man mác.