Tháng bảy biên cương

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Mỗi lần đặt chân đến một vùng đất giáp biên, tôi thường có cảm giác mọi thứ đột nhiên chậm lại, giãn ra.

Không gian và thời gian không chỉ là những vòng tròn khép kín những chuỗi ngày sáng-trưa-chiều-tối. Để rồi sau đó trở về, tôi miên mải nghĩ về rất nhiều điều đang hiện diện quanh mình.

Ảnh minh họa: Minh Tiến

Ảnh minh họa: Minh Tiến

Chúng tôi có mặt ở một nghĩa trang liệt sĩ trong ngày đầu tháng 7. Tôi nhắc đến tháng 7 là bởi đó là tháng cả dân tộc hướng về với những người đã góp phần xương máu cho nền độc lập dân tộc. Tháng 7 về, lòng người như cùng đồng vọng về một hướng. Trên chuyến xe trở lại vùng giáp biên, có một cựu chiến binh. Ông mặc quân phục chỉnh tề, ngực đeo huân-huy chương, nghiêm trang và tề chỉnh.

Ông kể: Năm nào, ông cũng đi “gặp” đồng đội vào dịp này. Đó là những người đã cùng ông ăn những bữa cơm nơi chiến hào, cùng ông kề cận với cái chết trong tấc gang. Và cuối cùng, ông là người may mắn. Câu chuyện của ông cuốn chúng tôi qua những đoạn đường đèo dốc.

Ở nghĩa trang bời bời nắng gió hôm ấy, người cựu chiến binh già cẩn thận thắp hương và châm thuốc lên từng ngôi mộ. Ở mỗi ngôi mộ, ông lại ngồi trò chuyện rất lâu. Tôi dõi theo ông, không hiểu ông thủ thỉ với bạn bè những gì, nhưng tôi đoán chắc, đó phải là những chuyện khiến cuộc đời người ta mãi mãi không thể nào nguôi ngoai thương nhớ.

Càng đi nhiều, được nghe nhiều chuyện, được hiểu thêm nhiều điều, tôi càng có cảm giác mình thật nhỏ bé mỗi lần đặt những bước chân trên vùng đất biên cương. Cũng trong chuyến đi, một người bạn đã kể những câu chuyện trải qua nhiều đời trên quê hương của bạn. Đó là vùng đất giáp biên thật đẹp nhưng cũng thật vất vả. Những mảnh đất giáp biên luôn được coi như phên giậu, như lá chắn, mỗi người dân được ví như một cột mốc…

Nhắc đến miền biên cương, người ta nghĩ nhiều về nỗi tao loạn, sự khắc nghiệt của khí hậu và thổ nhưỡng. Thế nhưng, bao đời rồi, người ta vẫn sinh sống, rồi lập làng, sinh con đẻ cháu nối nhau giữ đất mà làm ra quê hương.

Bao lần ở bên này, nhìn qua bên kia đường biên, tôi chợt nhận ra rằng rất nhiều con sông đã được lấy làm ranh giới. Bên phía bờ này con sông Pô Cô một buổi sẫm chiều, tôi nhìn theo con thuyền độc mộc của một người chài lưới phía bờ bên kia. Bên ấy là một đất nước khác, nhưng hình ảnh con thuyền và người đánh cá kia quen thuộc quá. Vẫn dáng vẻ nhẫn nại và chăm chú, vẫn đôi tay thoăn thoắt vừa khua nhịp mái chèo vừa thả lưới.

Hoàng hôn đổ bóng trên sông lúc ấy khiến tôi nhớ nhà quá. Cái khoảng nhập nhoạng ngày đêm này, người đánh cá kia sẽ thu mẻ lưới cuối cùng và trở về nhà. Căn bếp sẽ ấm lửa để nấu bữa cơm chiều. Tôi hình dung ra những nụ cười trẻ nhỏ khi đón cha về với giỏ cá trên tay. Dẫu là quê hương của ai thì nếp sinh hoạt thường nhật cũng sẽ xoay quanh những bữa cơm đầy tiếng cười ấm áp như thế.

Lại nghĩ đến người em ở một chốt trực heo hút mãi tận lưng chừng núi. Cái chốt ấy được dựng tạm từ hồi dịch Covid-19, tường quây bằng những tấm tôn, mái cũng lợp tôn, không điện thắp sáng, không sóng điện thoại. Những đêm khuya tuần tra trở về, người chiến sĩ trẻ ngồi trong căn nhà tạm ấy nhìn về phía thị tứ nhấp nhánh ánh điện, nơi ấy có ngôi nhà của mình, có những người thân yêu ngày đêm dõi về phía núi.

Nhà chỉ cách một quãng thôi, nhưng biền biệt mấy tháng không thể về thăm, đó là khoảng thời gian dễ khiến con người mủi lòng, xao động. Đơn vị tạo điều kiện cho vợ con lên thăm, cả nhà ôm nhau òa khóc. Nhưng rồi bản lĩnh được tôi rèn khiến họ vượt qua những ngày tháng ấy, bước chân tuần tra của họ lại vững chắc trên nẻo đường vành đai thiêng liêng của Tổ quốc. Mỗi lần nghĩ đến họ với những câu chuyện hiển hiện giữa đời thực, lòng tôi lại dâng lên thứ cảm xúc rất bộn bề.

Biên cương bây giờ đã gần hơn nhờ đường sá đi lại thuận tiện. Bất cứ lúc nào có thời gian, chúng tôi cũng có thể trở lại. Mỗi lần trở lại, tôi lại được nghe thêm những câu chuyện mới. Chuyện thì nhiều, nhiều như thời gian cứ gom dần để đầy đặn lên vậy. Nhưng không hiểu sao, lòng tôi luôn cảm thấy những vùng đất giáp biên cứ thăm thẳm trong tâm tưởng mình. Sự thăm thẳm ấy không hẳn là cái xa xôi về địa lý, mà có lẽ, chỉ riêng tôi cảm nhận thấy sự thăm thẳm trong tâm lý vậy thôi.

Vậy là, tôi lại sắp soạn cho mình những chuyến đi tháng bảy. Nơi thăm thẳm biên cương luôn là một hướng thôi thúc bước chân tôi.

Có thể bạn quan tâm

Minh họa: HUYỀN TRANG

Bài học đầu tiên

(GLO)- Buổi sáng hôm ấy, mẹ nắm tay đưa tôi đến trường lần đầu tiên. Ngôi trường làng nhỏ bé, nằm giữa những tán cây xanh rợp bóng mát. Không gian thoang thoảng mùi thơm của những đóa hoa bên đường.

Vũ khúc cao nguyên

Vũ khúc cao nguyên

(GLO)- Tháng 11, dã quỳ xúng xính váy hoa bung xòe nơi cao nguyên đất đỏ. Dã quỳ như cô gái nhỏ vẫn chung tình thao thiết với cái hẹn nắng lộng, trời xanh.

Dặm dài năm tháng

Dặm dài năm tháng

(GLO)- Tôi ngang qua trường cũ trong một ngày vòm trời xám đục trong bàng bạc hơi sương. Cảnh vật đã không còn như xưa nữa. Chỉ có cây bàng nơi góc sân trường run run giơ những chiếc lá ối đỏ phơ phất vẫy trong gió lạnh.

Ký ức của ba

Ký ức của ba

Bảng khám bệnh điện tử hiển thị con số 106, tôi ngó quanh quất tìm ba tôi. Ông già lại đi lung tung đâu đó. Tôi hớt hải chạy quanh sảnh bệnh viện: “Kia rồi”, chiếc áo kaki màu xanh bộ đội.

Những món đồ cũ

Những món đồ cũ

(GLO)- Mỗi lần sắp xếp lại đồ đạc trong nhà, tôi thường tần ngần ngắm nhìn những món đồ cũ. Những đồ vật vốn vô tri, nhưng khi gắn với cuộc sống con người thì chúng trở nên có hồn và có thể gợi lại những câu chuyện, kỷ niệm khó quên.

Mùa nấm mối

Mùa nấm mối

(GLO)- Đã 3 mùa mưa qua, khu vườn nhà tôi đều xuất hiện nấm mối. Những búp nấm nhú lên mặt lá ủ sau một thời gian dài ủ meo mầm, khi gặp cơn mưa đầu mùa rồi nắng lên vài hôm, có cơn mưa tiếp theo là những tai nấm mối thân trắng, núm đầu dù màu xám đội lên từng khóm.

Dã quỳ trong sương đêm

Dã quỳ trong sương đêm

(GLO)- Dã quỳ là biểu tượng của sức sống mãnh liệt, kiêu hãnh. Khi gợi nhắc sắc hoa màu nhớ, người ta thường nghĩ đến màu vàng rực rỡ trong nắng ban mai, trong buổi bình minh hé giấc hay rực ấm lúc chiều tà.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Vườn quê giữa phố

(GLO)- Chẳng biết chủ vườn là ai nhưng tự nhiên lại thấy mến khi họ đã mang chút hương đồng gió nội vào chốn phố xá chật chội. Vườn có rau cải ngồng, diếp cá, rau lang, chuối xanh... Bao nhiêu món rau quê cứ thế bày biện.

Bạn đã bao giờ đứng trên đồi thông Ia Dêr của huyện Ia Grai nhìn về phố núi Pleiku để quan sát những biến ảo của thiên nhiên, sự vật, con người?

Khúc ca trên đồi

(GLO)- Bạn đã bao giờ đứng trên đồi thông Ia Dêr của huyện Ia Grai nhìn về phố núi Pleiku để quan sát những biến ảo của thiên nhiên, sự vật, con người?

Ký ức rạ rơm

Ký ức rạ rơm

Tôi đã sống trọn một ngày ở ngôi làng xa lạ ấy. Đó là quãng thời gian tuy ngắn ngủi nhưng hết sức vui vẻ với một người đã mệt nhoài, rã rượi với công việc, đã ho khan với khói bụi thành phố.

“Gió mùa đông bắc se lòng”

“Gió mùa đông bắc se lòng”

(GLO)- Những ngày này, trời trở lạnh. Những cơn gió đượm sắc đông thấm sâu vào từng góc phố, hàng cây, ngôi nhà... Người ta thường nói rằng, khi đông về, trong lòng mỗi người dường như thường dâng lên một nỗi buồn man mác.

Áo bà ba

Áo bà ba

(GLO)- Đang mua hàng thì bỗng nhiên tôi cảm thấy có người phía sau nhìn mình. Tôi quay đầu lại và bất giác mỉm cười chào chị.

Chênh chao mùa về

Chênh chao mùa về

(GLO)- Những ngày này, mưa dường như đã ngừng rơi. Khoảng mênh mông bao la chờn vờn mây trắng bỗng trở thành phông nền cho bức tranh thiên nhiên vời vợi nắng. Gió cũng đã thao thiết trở mùa.

Chiếc áo ấm cũ

Chiếc áo ấm cũ

Mấy ngày nay trời trở lạnh. Mẹ lúi húi dọn tủ đồ, rồi lấy ra chiếc áo len đã cũ, phần ống tay đen nhẻm, lại còn bị bung chỉ một đoạn. Thay vì bỏ đi, mẹ vuốt ve rồi lấy kim chỉ ra khâu khâu vá vá.

Về trong tiếng gió

Về trong tiếng gió

(GLO)- Nhiều khi, tôi thấy gió thổi trống không phía sau lưng mình. Thời gian vừa thoáng như chồi biếc đã thấy lá vàng, chẳng để lại gì nhiều nhưng đủ gợi những vời vợi nhớ thương trong cuộc đời.

Vệt phố

Vệt phố

(GLO)- Nương náu phố núi hơn 40 năm ròng nhưng hình như tôi chưa kịp hiểu hết những ngõ ngách thẳm sâu trong lòng phố.