Thương hoài chòi mòi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Nếu ai đã từng dừng chân dưới tán lá xanh, thưởng thức vài ba quả chòi mòi chín mọng, chắc hẳn khó có thể quên cái vị chua thanh, dịu ngọt. Không chỉ là món quà của thiên nhiên, quả chòi mòi còn là ký ức tuổi thơ của bao người.

Chòi mòi là loại cây có nhiều cành nhánh cong, lá hình bầu dục, phía trên trơn láng, phía dưới có nhiều lông mịn, lá non ăn sống hay nấu canh đều được. Quả chòi mòi lúc non có màu xanh, khi gần chín chuyển sang màu hồng đỏ và sẽ ngọt thanh khi ngả sang màu đen. Chòi mòi ra hoa từ khoảng tháng 3 đến tháng 6 và cho quả lai rai, nhưng rộ nhất từ tháng 7.

Cây chòi mòi cao có thể hơn 10 m. Những cành lá mảnh mai vươn lên đón lấy từng giọt nắng, từng hạt mưa của đất trời mà sinh sôi, phát triển. Để đến mùa quả, chỉ cần xốc chén muối ớt với trái chòi mòi chín đỏ là ta đã có thể chia nhau nếm đủ vị chua-cay-mặn-ngọt.

Các em nhỏ ở làng Sơ (xã Biển Hồ, TP. Pleiku) dưới tán chòi mòi. Ảnh: N.T.D

Các em nhỏ ở làng Sơ (xã Biển Hồ, TP. Pleiku) dưới tán chòi mòi. Ảnh: N.T.D

Mới đây, khi ngang qua làng Sơ (xã Biển Hồ, TP. Pleiku) đúng mùa quả chín, tôi đã khó lòng rời bước khi bắt gặp tán cây chòi mòi cao lớn trong vườn của một hộ dân trong làng. Quả mọc thành chùm chi chít, thỏa đôi mắt nhìn. Thoáng chốc, bao nhiêu ký ức thời trẻ của tôi ùa về.

Ký ức tuổi thơ dung dị nhưng đằm thắm ấy chính là câu chuyện nhỏ tôi mãi mang theo. Không chỉ vì thứ quả cho vị chua lạ đã trở thành “đặc sản” với thị thành mà còn vì đó là thức quà sạch, nguyên chất từ rừng được nuôi dưỡng bởi nguồn đất tự nhiên và nắng mưa của trời.

Hồi nhỏ, anh chị tôi vẫn thường lên núi Bà và lần quay về nào cũng mang cho tôi một ít chòi mòi chín. Đó là những mùa chòi mòi chín nơi lưng chừng núi của tôi 20 năm trước. Đôi lúc, tôi tự hỏi cây trái từ đâu mà hữu duyên dừng chân chọn bến đỗ này.

Đi cùng tôi đến làng Sơ hôm ấy có một người bạn là giáo viên nước ngoài dạy tại một trung tâm tiếng Anh ở Pleiku. Tôi dẫn bạn ghé thăm làng như lời giới thiệu trước đó. Bạn ngỏ ý muốn đi dạo quanh làng. Dừng chân bên cây chòi mòi, bạn đã ngạc nhiên khi biết quả bé xíu kia rất tốt cho phổi và chữa ho hiệu nghiệm.

Trước đó, nghe từ quả chòi mòi, theo bản năng, cô giáo tiếng Anh này gom hết cả quả xanh lẫn chín để nhẩn nha thưởng thức. “Wow”-cô bạn bày tỏ niềm thích thú. Và sau khi nghe tôi giải thích cách chọn quả chín ngọt và công dụng, bạn trầm trồ mãi thôi.

Cách đây mấy hôm, dừng chân bên đường mua vội bịch chòi mòi của các em người Jrai, mỗi bịch được các em nhỏ gói sẵn khi ấy có giá 15 ngàn đồng, tôi đã mua hết. Rồi vừa đi vừa nghĩ miên man. Phàm là thức quà từ thiên nhiên và dù có mớ ba mớ bảy từ những trái cây vườn rẫy, tôi đều yêu thích. Cũng vì lẽ đó nên dù cho đã gắn bó gần 30 năm ở Pleiku, tôi vẫn như kẻ lạc miền, chỉ mong mỏi một chút cây trái kia sẽ giúp tôi tìm về tuổi thơ.

Bà con làng Sơ còn kể cho tôi nghe, ngày trước, thỉnh thoảng họ có dịp chứng kiến cuộc gặp gỡ đặc biệt diễn ra trong cộng đồng làng. Ngày ấy, cây chòi mòi được trồng nhiều lắm, bạt ngàn khắp làng, nơi bờ rào, trong vườn rẫy và trên cả lối đi. Vì thương quý, vì sẻ chia, nhiều người sẵn sàng tặng nhau những cây chòi mòi hàng chục năm tuổi để kết tình thân quen. Để đến mùa quả chín, trẻ con nhà này sang nhà kia í ới gọi nhau, râm ran khắp vùng.

Người làng cũng còn nhắc nhau rằng năm xưa người già muốn giữ lại những tán chòi mòi cho quả, người trẻ thì quyết bỏ đi, người già thì neo giữ kỷ niệm, người trẻ muốn xa rời. Hình như cây hiểu lòng người già nên cứ nương theo nắng mưa mà lớn. Và cũng nhờ sự vững lòng của người già mà những tán chòi mòi ở làng Sơ đến mùa lại chùm chùm quả chín mọng bên đôi mắt hồn nhiên trong veo tuổi thơ.

Đứng dưới bóng cây chòi mòi, ngắm nhìn những chùm quả đỏ rực trong nắng, ta như thấy được sự giản dị mà đẹp đẽ của cuộc sống. Dưới chùm quả chín ngọt đầu mùa, tôi như được về từ ký ức tuổi thơ, từ vị quả đậm ủ vương trong từng nếp áo, nếp khăn để thương hoài một mùa chòi mòi còn mãi.

Có thể bạn quan tâm

Chơi cùng chiếc bóng

Chơi cùng chiếc bóng

Lần nào lục kho ảnh cũ tôi cũng khựng lại trước hai tấm hình. Một cảm giác vừa thân thương vừa bùi ngùi xót xa. Đó là bức ảnh chụp con gái đầu của tôi đang chơi đùa với chiếc bóng của mình qua vệt nắng hắt từ ô cửa sổ phòng trọ.
Lời ngỏ cùng trăng

Lời ngỏ cùng trăng

(GLO)- Sau bao ngày nắng gắt, cơn mưa chiều buông xuống xóa tan mọi nóng bức, oi ả. Không khí trở nên trong lành, dịu mát như tiết thu. Phủ lên màn đêm tĩnh mịch, dìu dịu là ánh trăng bàng bạc, mong manh, loang vào đêm thẫm.
Bàn tay của bố

Bàn tay của bố

(GLO)- Mặc dù tôi không thích ca hát nhưng vẫn nhớ như in những câu trong bài “Bàn tay mẹ” (nhạc: Bùi Đình Thảo, thơ: Phạm Hữu Yên) mà cô giáo đã dạy: “Bàn tay mẹ bế chúng con/Bàn tay mẹ chăm chúng con”.

Ngày hội trường

Ngày hội trường

(GLO)- Đã 40 năm trôi qua kể từ ngày tôi chia tay mái trường thân yêu. Có rất nhiều thứ đã thay đổi nhưng tình yêu mà tôi dành cho bạn bè, thầy cô vẫn còn mãi. Để rồi hôm nay, nghe tiếng chuông điện thoại reo nhắc nhau về kế hoạch ngày hội trường, lòng tôi lại bồi hồi, xao xuyến, náo nức mong đợi.

Mưa trên mái lá

Mưa trên mái lá

Mấy trận mưa đầu mùa sấm chớp đì đùng, rồi đến những ngày mưa dầm mưa dề, tía má bắt đầu tính chuyện cấy hái. Nhà nông sống với ruộng vườn, mùa mưa bắt đầu đủ thứ công chuyện trong nhà, ngoài đồng, từ đám mạ non đến ngày lúa chín vàng đồng là bao nhiêu ngày đủ mưa đủ nắng, đủ công người chăm chút.
Ngôi nhà trên đồi cao

Ngôi nhà trên đồi cao

(GLO)- Ngày bé, tôi sống cùng bố trong một căn nhà gỗ nằm trên đồi cao ở gần khu rừng Đak Krong, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai. Khi đó, bố tôi là nhân viên lâm nghiệp. Chỉ khi đến Tết, bố mới về với gia đình. Vì vậy, cứ vào dịp nghỉ hè là tôi lại được vào thăm bố và ở trong ngôi nhà đó cho hết mùa hè.

Ngọt ngào lời ru

Ngọt ngào lời ru

(GLO)- Tiếng võng kẽo kẹt đều đều cùng với những lời hát ru êm ái, ngọt ngào khi thì của mẹ, của bà, lúc thì của chị dần đưa bé vào giấc ngủ êm đềm. Hình ảnh ấy thật đẹp, ăn sâu vào trong tâm trí trẻ thơ và trở thành một phần ký ức của mỗi người.
Khu vườn nhà ngoại

Khu vườn nhà ngoại

(GLO)- Một lần, tôi đưa con đến nhà bạn chơi, 2 đứa con tôi như bị thôi miên với khoảng vườn rộng 200 m2 có khá nhiều loại cây trái. Nhìn các con, tôi lại nhớ tới vườn cây của ngoại với biết bao kỷ niệm.
Con đường tuổi thơ

Con đường tuổi thơ

(GLO)- Nếu nhắm mắt lại và nhớ về những kỷ niệm tuổi thơ tôi thì những tia nắng ấm áp sẽ lại chiếu rạng tâm hồn, đưa tôi quay về gốc cây của những ngày xưa cũ.
Ngõ nhỏ

Ngõ nhỏ

(GLO)- Tôi lạc mãi vào những vòng vèo uốn lượn, trong một buổi chiều trung du đầy nắng. Những con ngõ nhỏ với dốc lên dốc xuống, những bờ đá cũ xưa rêu xám phủ lên nắng chiều khiến tôi có cảm giác mình không còn thuộc về thời hiện tại. Và cây lá cứ theo nắng mà ngời lên.

Chiếc cối xay lúa

Chiếc cối xay lúa

(GLO)- Vào thập niên 50-60 của thế kỷ trước, một trong những vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình làm nông chính là chiếc cối xay lúa.
Trở về không hẹn trước

Trở về không hẹn trước

Hôm nay tôi nhận được tin nhắn vào chiều muộn: dì chủ nhà đã mất từ mấy hôm trước vì đột quỵ. Tôi gấp vội vài bộ áo quần, đáp chuyến xe muộn ra sân bay, mua vé đi TP HCM. Một sự trở về không hẹn trước
Mưa về gợi nhớ nẻo đường Krong

Mưa về gợi nhớ nẻo đường Krong

Nhắc đến Tây Nguyên, hình ảnh “những con đường đất đỏ, lượn vòng trên cao nguyên” trong ca khúc “Tình ca Tây Nguyên” của nhạc sĩ Hoàng Vân lại hiện về trong mỗi chúng ta. Với một người đi công tác nhiều như tôi thì mùa mưa và những con đường luôn ăm ắp trong miền nhớ.
Đi xa thành phố

Đi xa thành phố

(GLO)- Bấy lâu nay cứ miệt mài trong guồng quay cơm áo gạo tiền với bộn bề công việc mà quên mất rằng ta cũng cần có những giây phút dành cho riêng mình.
Bà tôi

Bà tôi

(GLO)- Từ nhỏ, mấy anh chị em tôi sống cùng bà ngoại. Mắt chỉ nhìn thấy ánh sáng mờ mờ nhưng việc gì bà cũng làm được. 5 anh chị em tôi do một tay bà chăm sóc, dạy dỗ. Nhờ vậy mà nếp sống của bà đã trở thành một phần thói quen của anh chị em tôi.