Con đường về làng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Sau 20 năm, chị em tôi mới có dịp về thăm ngôi nhà cũ. Ngôi nhà ngày ấy nằm lưng chừng một quả đồi, cách quốc lộ khoảng 2 cây số.

Đường về men theo quốc lộ 14 hướng đi Đắk Lắk, qua nhà thờ Phú Quang một đoạn ngắn, rẽ trái sẽ thấy một con đường dẫn vào rẫy.

Con đường về làng (ảnh minh họa)

Con đường về làng (ảnh minh họa)

Trước kia, nó là một con đường đất nhỏ dẫn vào làng của đồng bào Jrai. Dọc đường đầy những cây bời lời xanh tốt làm hàng rào tự nhiên của những hộ trồng hồ tiêu. Mùa khô, đường gồ ghề những sống trâu in vết dấu từ mùa mưa trước. Thỉnh thoảng, vài cơn gió chướng nổi lên khiến bụi bay đỏ lừ.

Vào mùa mưa, đường đi trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Đất ngấm nước lâu ngày nhão nhẹt, tạo nên một thứ bùn quánh đỏ, lại bị những chiếc xe công nông, xe máy cày băm nát, lầy lội tưởng chừng không đi nổi. Chúng tôi chỉ còn cách gửi xe, chân trần lội bộ và việc phải “bắt ếch” cũng là chuyện thường. Vì là đường độc đạo nên dù khó chúng tôi vẫn phải đi. Vừa đi vừa rủ rỉ trò chuyện, mãi rồi cũng về đến nhà.

Sau 20 năm, con đường đã mang một diện mạo mới, khang trang, sạch đẹp. Đường được mở rộng và trải nhựa phẳng lì. Hai bên đường, nhiều ngôi nhà mới mọc lên. Chúng tôi lái xe chầm chậm, thư thả ngắm nhìn cảnh vật xung quanh. Chỉ vài phút sau, tôi đã nhận ra đám rẫy nhà mình ngày ấy. Cảm xúc như vỡ òa trong tôi, một cảm giác thân thuộc ùa về.

Đang là giữa buổi chiều, trời hanh hanh nắng, con đường trở nên vắng vẻ. Sự xuất hiện của chị em tôi gây chú ý với một số người đang ngồi hóng gió trước hiên nhà. Chúng tôi gặp lại vài người hàng xóm cũ, tay bắt mặt mừng hỏi thăm nhau. Không khó để tôi tìm thấy vị trí ngôi nhà gỗ cũ mà giờ đây được thay thế bằng ngôi nhà xây chắc chắn. Chúng tôi mạnh dạn bước vào hỏi thăm. Thật may cô chú mua lại nhà và đám rẫy của gia đình tôi năm xưa vẫn ở đó. Sau bao năm, họ đã tạo dựng nên một vườn cây sum suê hoa trái và nuôi các con ăn học nên người.

Từ ngôi nhà nhìn ra phía trước, con đường đến ngôi làng người Jrai vẫn như xưa, cong cong hình cánh võng. Tim tôi rộn ràng, mắt háo hức nhìn ngắm xung quanh. Cảnh vật thân quen hiện ra đẹp như một bức tranh. Vẫn còn đó những chân ruộng bậc thang lúa đương thì con gái xanh mướt, uốn lượn gối tiếp nhau ôm trọn quả đồi. Điểm thấp nhất của con đường là nơi dòng suối chảy qua. Cây cầu gỗ ngày xưa đã được thay thế bằng đập tràn có cống bê tông.

Chúng tôi vượt qua con đập rồi dừng xe lại nơi đầu dốc. Em gái tôi chỉ tay bảo: “Đám rẫy này ngày xưa là của nhà mình. Tại đây, em đã được nghe một cô bé người Jrai hát. Giọng hát vút lên trong trẻo giữa bao la ruộng lúa, núi đồi. Chỉ duy nhất lần đó thôi mà em nhớ mãi đến tận bây giờ”.

Tôi len lỏi giữa 2 hàng bắp đang kỳ đậu hạt, nghe xạc xào lá lay trong gió chiều. Hương bắp non dịu nhẹ lẩn khuất đâu đây. Chúng tôi chẳng cần nói gì nhiều với nhau, nhưng chắc hẳn là cả hai đang dạt dào cảm xúc khi về lại nơi này. Trong tôi dậy lên những ký ức về một thời tuổi trẻ gắn bó với con đường, ruộng rẫy, hàng cây. Từ miền đất đỏ, chúng tôi đã lớn khôn và trưởng thành. Để giờ phút tìm về, trái tim vẫn ngân lên bao khúc vọng bồi hồi, xuyến xao.

Có thể bạn quan tâm

Minh họa: HUYỀN TRANG

Bữa cơm ngoài đồng

(GLO)- Tôi sinh ra từ làng, lớn lên cùng cánh đồng mỗi năm 2 vụ chính. Thuở ấu thơ, tôi và cánh đồng cùng đi qua những mùa mưa nắng, cùng đằm vị mồ hôi chát mặn của cha mẹ và niềm vui lan tỏa của những bữa cơm ngoài đồng.

“Có nỗi nhớ không mang tên”

“Có nỗi nhớ không mang tên”

(GLO)- Chiếc xe khách lướt êm trên quốc lộ 14 uốn lượn theo những hàng thông. Mặt trời đã ở phía sau lưng, hoàng hôn lộng lẫy dát vàng lên những tàng cây cao vút. Khi bước chân tôi chạm vào vùng đất đỏ bazan thì sương mù cũng vừa bảng lảng.

Cá đồng mùa lụt

Cá đồng mùa lụt

(GLO)- Ở quê tôi, gia đình nào cũng có những bộ đồ nghề đánh bắt cá, chủ yếu là tự làm bằng tre nứa như: nơm, đó, lờ, ống lươn, rớ, đăng, cần câu, chà (chà di)… Ngay từ nhỏ, tôi đã được cha và chú dạy cách đan một số dụng cụ đánh bắt cá nước ngọt.

“Mưa trên biển vắng”

Mưa trên biển vắng

(GLO)- Tôi biết mình mãi là người của núi, nhưng thi thoảng trong giấc mơ mùa hạ, tôi lại nghe tiếng sóng vỗ nhòa vào mỏm đá xa xưa. Như thể tự kiếp nào, tôi đã bỏ quên ở biển thứ gì đó thẫm xanh, để bây giờ, không thể khác hơn, tôi luôn bị xâm chiếm bởi một nỗi nhớ biển.
Như cau trước bão

Như cau trước bão

(GLO)- Lúc gia đình tôi chuyển về nơi ở mới, ngay trước cửa đã có hàng cau thẳng tắp. Cây nối nhau, cao tầm hơn chục mét, như chiếc lược lớn chải vào mây trời.

Trăng ngọc ngà

Trăng ngọc ngà

Non đêm, mấy người đàn ông trung niên trong xóm tụ lại trước sân nhà Minh, chơi cờ giết thời gian, ca hát góp vài tiếng lao xao chờ đón trăng lên. Trong đám người lao xao đó có vợ chồng Thụy.
Mây ngũ sắc…

Mây ngũ sắc…

Bà ơi bà! Giá mà bà cháu mình được ngồi đung đưa trên vầng trăng lưỡi liềm kia thì vui phải biết. Hai bà cháu mình ngắm mây bay luồn qua những kẽ ngón chân. Thò tay xuống nhón mây chỗ này thả ra chỗ kia. Nặn lại mấy vầng mây hình thù xấu xí kia thành hình bông hoa, con cún.
Lời sóng vỗ

Lời sóng vỗ

(GLO)- Biển trong mắt người gắn mình với xứ núi hơn 40 năm luôn là một điều bí ẩn. Có lẽ vì thế nên những lần đắn đo lựa chọn điểm đến cho những kỳ nghỉ ngắn hoặc dài ngày, nơi có biển vẫn luôn là ưu tiên.
Nhớ những mùa vàng

Nhớ những mùa vàng

(GLO)- Những mùa lúa vàng trĩu bông thơm mùi rơm rạ là hình ảnh đã ăn sâu vào ký ức bao thế hệ người Việt, đặc biệt là những người lớn lên ở thôn quê.
Thơm thảo mùa thu

Thơm thảo mùa thu

(GLO)- Một buổi chiều thu, giữa người xe phố phường giăng mắc, tôi chợt thấy bên vỉa hè một chị hàng rong lặng lẽ bày ra những quả hồng. Những quả hồng chín ửng căng bóng, màu cam đỏ pha chút thẫm xanh dịu mắt được xếp vào chiếc mẹt tre.
Cơn bão đi qua

Cơn bão đi qua

Bão đi qua, ta thêm yêu thương, biết sẻ chia hơn với những mảnh đời khốn khó. Bão tan, ta bắt đầu lại từ những mầm xanh hy vọng...
Giấc mơ về mẹ

Giấc mơ về mẹ

(GLO)- Đêm khuya. Chốc chốc, những đợt mưa nối nhau quất rào rạt lên mái tôn. Hơi lạnh len lỏi xuyên qua lớp chăn thấm vào da thịt. Con gái tôi giật mình, khóc ré lên vì sợ.
Tự “chữa lành” cho bản thân

Tự “chữa lành” cho bản thân

(GLO)- Cứ gần đến ngày nghỉ lễ là các anh chị đồng nghiệp lại xúm xít hỏi nhau: “Lễ này đi chơi ở đâu?”. Còn tôi thì chỉ muốn nghỉ ngơi bên gia đình. Đã rất nhiều năm rồi, tôi không có khái niệm đi chơi ngày lễ, nhất là những chuyến đi chơi xa dài ngày.
Bất chợt mùa lá rụng

Bất chợt mùa lá rụng

(GLO)- Mùa thu ở xứ sở nhiệt đới như nước Việt chúng ta, sự chuyển đổi của thiên nhiên không rõ ràng, đặc tả như ở trời Âu. Nhưng sắc thái của mùa lá rụng cũng đủ để làm xao động lòng người, ghi dấu ấn vào thi ca, nhạc họa từ xưa đến nay
Sắc lan mùa phố

Sắc lan mùa phố

(GLO)- Người chơi lan vẫn có câu: “Kiến giả thị bảo, bất kiến giả thị thảo” (Nghĩa là: Biết thì là bảo vật, không biết thì chỉ là cỏ). Vì thế, mỗi người chơi lan sẽ có một cách ứng xử riêng với hoa.
Quê cũ

Quê cũ

(GLO)- Xe bắt đầu rẽ vào con đường bê tông rộng rãi. Trước mắt là xóm làng với những ngôi nhà cao tầng, mái lợp ngói đỏ nhấp nhô. Bên trái là cánh đồng lúa sắp vào vụ gặt, vàng ươm trải dài.

Tháng Chín...

Tháng Chín...

Tháng Chín khiến người ta nhớ và bâng khuâng khi vấn vương một tà áo trắng, một ánh mắt cười trong ngày khai giảng. Mới đó mà đã gần hai mươi năm trôi qua. Không dưng thèm bé lại, được hồn nhiên tung tăng cắp sách tới trường như thuở nào.