“Một thoáng ưu tư”

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Trong cái hạnh phúc bình thản của một sớm cà phê ven hồ, tôi ngồi đối diện với chính mình, phút chốc này cảm như đã già đi mà cũng vừa trẻ lại.

Tôi thấy đời mình giống một cuốn tùy bút mà người viết đã chọn lối kể theo trình tự thời gian, để cho những câu chuyện, những ý nghĩ được nối dài và có thể đứt đoạn ở bất kỳ một trang nào đó.

Bông cúc nhỏ lay nhẹ bên bờ đá tựa hồ “một thoáng ưu tư”, cái sắc vàng nhờ nhạt rướn lên như cố làm đẹp cho một buổi sáng. Đó là lần đầu tiên tôi chứng kiến “một tia nắng” dẫu mong manh từ mặt đất hắt lên chứ không phải thứ ánh sáng mà mặt trời vẫn thường rọi xuống nhân gian. Một bông hoa không biết lúc nào màu sẽ phai, con người mình cũng thế thôi, biết đâu giới hạn của cuộc đời. Ngẫm hoa rồi nghĩ lại mình, tôi thấy bạn bè hay nhắc nhau rằng: “Hãy là chính mình”, “Trở về với chính mình” hay “Hạnh phúc được là chính mình”… Lẽ nào, càng sống ta càng đi xa bản thân đến thế hay sao?

Bông cúc nhỏ lay nhẹ bên bờ đá tựa hồ “một thoáng ưu tư”, cái sắc vàng nhờ nhạt rướn lên như cố làm đẹp cho một buổi sáng (ảnh internet)

Bông cúc nhỏ lay nhẹ bên bờ đá tựa hồ “một thoáng ưu tư”, cái sắc vàng nhờ nhạt rướn lên như cố làm đẹp cho một buổi sáng (ảnh internet)

Hôm rồi, một người bạn cho tôi hay, nếu mình sinh năm 1992 (Nhâm Thân) thì phải đến năm 2052 mới lặp lại “Nhâm Thân”, nghĩa là trọn một chu kỳ 60 năm “lục thập hoa giáp”. Có lẽ cũng vì thế mà nhạc sĩ Y Vân mới viết bản “60 năm cuộc đời”. Người xưa quan niệm, trong chừng ấy thời gian, thường có mấy giai đoạn đáng kể như sau: tuổi nhỏ lo việc trau dồi, 30 tuổi nên bắt đầu tính chuyện lập thân, 40 tuổi phải hiểu rõ mình, 50 tuổi hiểu đời và biết thuận theo lẽ đời; còn tuổi 60 đã phải thấu suốt nhiều chiều, điềm đạm-rộng lượng-cảm thông chứ không còn xốc nổi. Tôi ở ngay vào khoảng giữa tuổi “lập thân” và “biết rõ mình” nên trong những ngày nhìn đâu cũng thấy niềm vui mà vẫn ngập ngừng như đứa trẻ ham nhảy lò cò ngoài sân mà trong lòng không ngớt lo sợ tiếng mẹ gọi về. Tôi vẫn đợi một hình dung về cái gọi là “biết rõ mình”.

Biết mình là chuyện tưởng dễ mà khó. Tôi nhớ nhà văn Nguyễn Ngọc Tư từng viết trong cuốn “Biển của mỗi người”, đại ý là phải cẩn trọng với từ “biết”. Theo đó, có thể hiểu rộng ra, biết nghĩa là phải thấu suốt chứ không hẳn chỉ là sự nghe thấy, nhìn thấy và trông chờ vào những cảm nhận đơn thuần. Vậy chứng tỏ tôi còn hoang mang lắm. Càng sống càng bối rối, không rõ mình của hiện tại đã là phiên bản tốt nhất của mình hay chưa. Tâm tư này, gương mặt này đã biết sống tròn đầy hay chưa, đã đủ rắn rỏi để kháng cự lại những hạn hẹp, trái khuấy của mình, của đời hay chưa. Và hơn hết là đã được sống một cuộc sống đúng như mình mong muốn hay chưa.

Lắm lúc, con người ta đau khổ, không phải vì đã thôi yêu đời mà chỉ bởi trong cảnh ngộ của họ, chưa biết phải sống tiếp như thế nào để tốt hơn, vui hơn và có ý nghĩa hơn. Cứ ngỡ hiểu mình là nấc thang khởi đầu để bước vào đời. Nhưng xem ra, phải mất rất nhiều thời gian để nhận biết bản thân, xem thử ta mạnh yếu ở đâu, thẳm sâu muốn gì và đâu là điều thật sự cần thiết cho đời sống của mình. Cũng không thể vui mãi với cái dáng điệu bên ngoài. Dù gì, hiểu mình để sống với con người thật của mình vẫn hạnh phúc hơn. Và hơn thế, chỉ khi hiểu rõ giới hạn của bản thân trong sở học vô tận thì mới tiết chế và quân bình được, mới không tự đặt mình cao hơn người khác.

Sau sự hiểu, tôi nghĩ, việc dám trở thành chính mình là một lựa chọn đầy can đảm. Nghe có vẻ mâu thuẫn khi mình vốn đã là mình mà lại còn phải vượt qua bao chướng ngại để sống đúng là mình. Nhưng rõ ràng, thật khó để được sống như mình mong muốn mà không phải dùng dằng, đấu tranh nội tâm trước những hơn thua, được mất của một cuộc đời mà mưu sinh cũng là lẽ sống. Phải vậy không mà chính nhạc sĩ Dương Thụ cũng từng nói: “Để trở thành chính mình là liêm sỉ của một con người, là rất khó, nhưng không phải là không thể. Và đó cũng là một lựa chọn tốt nhất trong tất cả những gì chúng ta có thể lựa chọn trong cuộc đời này”.

Chỉ “một thoáng ưu tư” mà chữ nghĩa đến dông dài. Tôi rời quán nhỏ, giọt đắng cuối cùng đã cạn đáy ly. Thật ngại khi thấy tuổi 30 của mình vẫn còn nhiều hoài nghi và ngộ nhận. Tôi về nhưng trong tâm trí còn muốn nối dài thêm những nghĩ suy. Biết rõ mình nghĩa là có chính kiến, có sự tin cậy vào những điều đáng tin cậy, dám sống hết mình dù sôi nổi hay khuất lấp để có được chút vốn liếng ít ỏi cho đời mình. Hiểu mình để hiểu đời và hiểu đời cũng là cách để hiểu mình thêm. Tôi thấy bản thân mỗi người là một ô cửa, từ đó ta ra đi và cũng từ đó, ta trở về.

Có thể bạn quan tâm

Minh họa: HUYỀN TRANG

Bữa cơm ngoài đồng

(GLO)- Tôi sinh ra từ làng, lớn lên cùng cánh đồng mỗi năm 2 vụ chính. Thuở ấu thơ, tôi và cánh đồng cùng đi qua những mùa mưa nắng, cùng đằm vị mồ hôi chát mặn của cha mẹ và niềm vui lan tỏa của những bữa cơm ngoài đồng.

“Có nỗi nhớ không mang tên”

“Có nỗi nhớ không mang tên”

(GLO)- Chiếc xe khách lướt êm trên quốc lộ 14 uốn lượn theo những hàng thông. Mặt trời đã ở phía sau lưng, hoàng hôn lộng lẫy dát vàng lên những tàng cây cao vút. Khi bước chân tôi chạm vào vùng đất đỏ bazan thì sương mù cũng vừa bảng lảng.

Cá đồng mùa lụt

Cá đồng mùa lụt

(GLO)- Ở quê tôi, gia đình nào cũng có những bộ đồ nghề đánh bắt cá, chủ yếu là tự làm bằng tre nứa như: nơm, đó, lờ, ống lươn, rớ, đăng, cần câu, chà (chà di)… Ngay từ nhỏ, tôi đã được cha và chú dạy cách đan một số dụng cụ đánh bắt cá nước ngọt.

“Mưa trên biển vắng”

Mưa trên biển vắng

(GLO)- Tôi biết mình mãi là người của núi, nhưng thi thoảng trong giấc mơ mùa hạ, tôi lại nghe tiếng sóng vỗ nhòa vào mỏm đá xa xưa. Như thể tự kiếp nào, tôi đã bỏ quên ở biển thứ gì đó thẫm xanh, để bây giờ, không thể khác hơn, tôi luôn bị xâm chiếm bởi một nỗi nhớ biển.
Như cau trước bão

Như cau trước bão

(GLO)- Lúc gia đình tôi chuyển về nơi ở mới, ngay trước cửa đã có hàng cau thẳng tắp. Cây nối nhau, cao tầm hơn chục mét, như chiếc lược lớn chải vào mây trời.

Trăng ngọc ngà

Trăng ngọc ngà

Non đêm, mấy người đàn ông trung niên trong xóm tụ lại trước sân nhà Minh, chơi cờ giết thời gian, ca hát góp vài tiếng lao xao chờ đón trăng lên. Trong đám người lao xao đó có vợ chồng Thụy.
Mây ngũ sắc…

Mây ngũ sắc…

Bà ơi bà! Giá mà bà cháu mình được ngồi đung đưa trên vầng trăng lưỡi liềm kia thì vui phải biết. Hai bà cháu mình ngắm mây bay luồn qua những kẽ ngón chân. Thò tay xuống nhón mây chỗ này thả ra chỗ kia. Nặn lại mấy vầng mây hình thù xấu xí kia thành hình bông hoa, con cún.
Lời sóng vỗ

Lời sóng vỗ

(GLO)- Biển trong mắt người gắn mình với xứ núi hơn 40 năm luôn là một điều bí ẩn. Có lẽ vì thế nên những lần đắn đo lựa chọn điểm đến cho những kỳ nghỉ ngắn hoặc dài ngày, nơi có biển vẫn luôn là ưu tiên.
Nhớ những mùa vàng

Nhớ những mùa vàng

(GLO)- Những mùa lúa vàng trĩu bông thơm mùi rơm rạ là hình ảnh đã ăn sâu vào ký ức bao thế hệ người Việt, đặc biệt là những người lớn lên ở thôn quê.
Thơm thảo mùa thu

Thơm thảo mùa thu

(GLO)- Một buổi chiều thu, giữa người xe phố phường giăng mắc, tôi chợt thấy bên vỉa hè một chị hàng rong lặng lẽ bày ra những quả hồng. Những quả hồng chín ửng căng bóng, màu cam đỏ pha chút thẫm xanh dịu mắt được xếp vào chiếc mẹt tre.
Cơn bão đi qua

Cơn bão đi qua

Bão đi qua, ta thêm yêu thương, biết sẻ chia hơn với những mảnh đời khốn khó. Bão tan, ta bắt đầu lại từ những mầm xanh hy vọng...
Giấc mơ về mẹ

Giấc mơ về mẹ

(GLO)- Đêm khuya. Chốc chốc, những đợt mưa nối nhau quất rào rạt lên mái tôn. Hơi lạnh len lỏi xuyên qua lớp chăn thấm vào da thịt. Con gái tôi giật mình, khóc ré lên vì sợ.
Tự “chữa lành” cho bản thân

Tự “chữa lành” cho bản thân

(GLO)- Cứ gần đến ngày nghỉ lễ là các anh chị đồng nghiệp lại xúm xít hỏi nhau: “Lễ này đi chơi ở đâu?”. Còn tôi thì chỉ muốn nghỉ ngơi bên gia đình. Đã rất nhiều năm rồi, tôi không có khái niệm đi chơi ngày lễ, nhất là những chuyến đi chơi xa dài ngày.
Bất chợt mùa lá rụng

Bất chợt mùa lá rụng

(GLO)- Mùa thu ở xứ sở nhiệt đới như nước Việt chúng ta, sự chuyển đổi của thiên nhiên không rõ ràng, đặc tả như ở trời Âu. Nhưng sắc thái của mùa lá rụng cũng đủ để làm xao động lòng người, ghi dấu ấn vào thi ca, nhạc họa từ xưa đến nay
Sắc lan mùa phố

Sắc lan mùa phố

(GLO)- Người chơi lan vẫn có câu: “Kiến giả thị bảo, bất kiến giả thị thảo” (Nghĩa là: Biết thì là bảo vật, không biết thì chỉ là cỏ). Vì thế, mỗi người chơi lan sẽ có một cách ứng xử riêng với hoa.
Quê cũ

Quê cũ

(GLO)- Xe bắt đầu rẽ vào con đường bê tông rộng rãi. Trước mắt là xóm làng với những ngôi nhà cao tầng, mái lợp ngói đỏ nhấp nhô. Bên trái là cánh đồng lúa sắp vào vụ gặt, vàng ươm trải dài.

Tháng Chín...

Tháng Chín...

Tháng Chín khiến người ta nhớ và bâng khuâng khi vấn vương một tà áo trắng, một ánh mắt cười trong ngày khai giảng. Mới đó mà đã gần hai mươi năm trôi qua. Không dưng thèm bé lại, được hồn nhiên tung tăng cắp sách tới trường như thuở nào.