Chợ quê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Bây giờ thì hầu như đi đến bất kỳ nơi nào chúng ta cũng đều gặp chợ, từ những chợ lớn sầm uất cho đến những “chợ xổm”, chợ chiều hay siêu thị.

Khoảng 40-50 năm về trước, chợ vốn là nơi để người dân trong vùng mang đến trao đổi những sản phẩm của địa phương và cũng là nơi để vài ba ngày mọi người có dịp gặp gỡ, giao lưu.

Tuy xa quê đã nhiều năm nhưng tôi vẫn không quên được cảnh chợ phiên ở quê nhà, một vùng nông thôn ven đầm Thị Nại, vạn Gò Bồi, Tuy Phước, Bình Định. Chợ nằm giữa làng và thường nhóm họp vào một số ngày nhất định trong tháng.

Chợ Phụng Sơn nhóm vào các ngày 6, 9 âm lịch; chợ Kỳ Sơn là các ngày 1, 4 (cũng âm lịch) bán mua những sản vật ở quê. Má tôi bán hàng ở chợ. Hàng bà bán là nước mắm, xì dầu, dầu ăn, dầu lửa… Cứ đến phiên là bà đi chân không, vai gánh một gánh nặng, trên đó nào thùng, nào chai, nào ống thụt (ống bằng thiếc, hình chữ L lộn ngược, có lưỡi gà ở đầu ống và chỗ ống ra, thụt sèn sẹt để bơm dầu từ thùng ra chai). Quãng đường từ nhà đến chợ khoảng hơn 2 km.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Minh họa: HUYỀN TRANG

Chợ quê nhưng rất vui, tràn ngập tiếng nói cười. Những người đi chợ hầu như đều quen biết nhau nên không nói thách, chỉ mặc cả qua loa. Nhớ lắm các bà, các mẹ đến mua dầu dừa: Ai cũng thế, mua xong quẹt một chút dầu dính từ chai hoặc ống thụt rồi đưa lên bôi mái tóc óng mượt. Ngày còn nhỏ theo má đi chợ, tôi thường quẩn quanh nơi hàng quà, thi thoảng có gánh mãi võ đến biểu diễn và bán thuốc cao đơn hoàn tán. Bọn trẻ chúng tôi chen lấn nhau để xem các màn biểu diễn lạ mắt như nhảy qua vòng lửa, múa côn, đánh quyền…

Rồi tôi xa quê lên Tây Nguyên. Các làng vùng xa, vùng sâu trước kia vốn không có chợ. Bà con thường gùi những sản vật của địa phương như: gà, cá suối, măng le, bầu bí, xoài vườn, mật ong rừng… trao đổi với nhau. Đến những năm sau giải phóng ở một số buôn làng mới bắt đầu manh nha một vài chợ nhỏ, nhóm họp trong vài giờ.

Bấy giờ, bà con dân tộc thiểu số tại chỗ cũng chưa quen với việc mua bán, phần lớn phụ thuộc vào người bán hoặc mua, nói sao trả vậy. Rồi lần lượt các công-nông trường ra đời, các khu kinh tế mới hình thành, cả những người dân di cư tự do cũng theo nhau lên Tây Nguyên lập nghiệp. Đời sống các vùng miền giao thoa, người dân các làng dần quen với kiểu trao đổi mới bằng tiền. Các “công ty hai sọt” mang lương thực, thực phẩm đến cung ứng cho bà con và mua về sản vật tại chỗ. Chiếc xe gắn máy của họ quả thật vạn năng, chở được bao nhiêu hàng hóa, từ gạo cho đến các loại thịt, cá, sợi bún, bánh phở, rau dưa, gia vị…

Đã vậy lại còn nhận mua hàng theo “toa” cho người làng đặt trước để dùng vào việc riêng gia đình. Một số thị tứ như Ia Krái, Ia O, Ia Tô (huyện Ia Grai), Ia Dom (huyện Đức Cơ) đã có chợ, chỉ vài ba quầy nhưng bán đủ thứ hàng hóa thiết yếu cho bà con. Tuy vậy có nơi mang đậm bản sắc các dân tộc như chợ Ia Mơ (huyện Chư Prông), Chơ Long (huyện Kông Chro) hội tụ cả đồng bào Jrai, Bahnar tại chỗ và đồng bào dân tộc ít người từ phía Bắc vào như Mông, Thái, Mường.

Tuy quy mô còn nhỏ nhưng nhờ có chợ, đời sống của bà con các buôn làng phần nào được nâng cao, đáp ứng nhu cầu mua sắm, bước đầu đã hình thành được tập quán mua bán và biết sử dụng đồng tiền vào sinh hoạt.

Không còn cảnh sáng tinh mơ, những người phụ nữ phải dậy sớm khom lưng giã gạo cho cả nhà ăn trong ngày. Gạo, mắm, muối, mì tôm, bột nêm… có sẵn trong quán làng. Nải chuối, con gà, gùi măng… bà con mang ra chợ là có người hỏi mua, được giá mới bán rồi mua về những thứ cần thiết cho gia đình.

Năm tháng qua đi, má tôi đã thành người thiên cổ nhưng chợ phiên quê tôi vẫn còn đó những hàng quán mua bán như xưa. Người ta thường nói: Muốn tìm hiểu đời sống tinh thần, vật chất của một vùng nào đó hãy đến chợ.

Chợ quê tôi và chợ ở Tây Nguyên tuy cách xa nhau nhưng vẫn có nét tương đồng, đó là sự chân chất trong văn hóa mua bán, đó là sự góp mặt của những sản vật do chính người dân tại chỗ làm ra, là sự pha trộn giữa giao tiếp mộc mạc nông thôn và hối hả đô thị.

Và phải chăng, chính sự hiện diện của ngôi chợ quê như là bức tường chắn những luồng gió ngoại lai độc hại đã và đang thâm nhập ảnh hưởng đến đời sống của người dân nông thôn bao đời bình dị, hiền lành.

Có thể bạn quan tâm

Dốc xưa

Dốc xưa

(GLO)- Nhìn từ trên cao xuống, bạn sẽ thấy đèo dốc như những dải lụa mềm mại. Ấy vậy mà khi đặt chân đến đó, bạn sẽ thấy nó như một thách thức lớn khiến ta phải ngẫm nghĩ thật nhiều. Nhưng, không phải lúc nào chênh vênh cũng làm ta ngã mà lại bồi đắp nên nghị lực và ý chí vượt khó.

Ra Bắc, vào Nam

Ra Bắc, vào Nam

(GLO)- Hơn nửa đời người, tôi loay hoay đi về giữa 2 miền Nam-Bắc. Miền Bắc là quê hương, là nơi tôi cất tiếng khóc chào đời. Còn miền Nam là nơi tôi học tập và trưởng thành.

Ảnh minh họa: Phùng Tuấn Ngọc

Mùi Tết

(GLO)- Có một ngày, tôi bỗng ngồi nhớ nhung mùi Tết, để rồi tự hỏi mùi của Tết là gì? Phải chăng đó là mùi của nồi bánh chưng đang sôi lục bục ở góc sân đêm 29 Tết hay là mùi thơm nồng của dưa hành dưa kiệu mới ngấu?

“Mùa đi cùng tháng năm”

“Mùa đi cùng tháng năm”

(GLO)- Rồi thời gian cũng sớm vẫy mùa xuân trở lại. Tôi đoán thế khi đang đứng ở hành lang một dãy phòng học nhìn ra buổi sáng mà mọi vật như còn bỡ ngỡ với “cơn nắng se ngang trời đông”. Như thể ngày hôm qua và cả hôm kia nữa, chưa hề gió lạnh.

Cầu Bến Mộng. Ảnh: Phạm Quý

Bên kia bờ sông Ba

(GLO)- Nhà tôi ở bên hữu ngạn sông Ba, nơi phố thị tấp nập, náo nhiệt. Ở nơi đông vui, thuận tiện cho sinh hoạt, nhưng đôi khi tôi lại cảm thấy ngột ngạt, tù túng bởi sự chật chội, ồn ào.

Đèo An Khê. Ảnh: Phan Nguyên

Bâng khuâng chiều An Khê

(GLO)- Tôi trở lại An Khê vào một chiều mưa. Cơn mưa không ồn ào mà rơi êm vào ký ức, đánh thức một miền nhớ xa xôi, thuở nơi đây còn là một thị trấn nhỏ bình lặng nằm ven quốc lộ 19.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Mùa về trên lưng áo mẹ

(GLO)- Từ khi còn nhỏ, tôi đã có thói quen dậy sớm. Mỗi khi tiếng mấy con gà ở chái bếp cất lên, tiếng đòn gánh dựng ở góc nhà sơ ý va vào liếp cửa, tôi lại nghe tiếng ho cố nén của mẹ. Lại thấy thương mẹ nhiều hơn.

Ảnh minh họa: Phạm Quý

Mùa lá rụng

(GLO)- Phố nhỏ của tôi đã vào mùa cây trút lá. Lang thang dọc con đường quen, tôi nhận ra bên hè phố, từng đám lá khô buông dày. Muôn vàn chiếc lá nương theo gió sà xuống những ô gạch cũ, la đà trên mái ngói hiên bàng bạc gam màu trầm. Tôi ngồi trong một góc phố, miên man nghĩ về triền xanh hoa cỏ.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Linh hoạt với cuộc sống

(GLO)- Cuộc đời của mỗi người đều sẽ không ít lần gặp khó khăn, thất bại, vấp ngã, thậm chí muốn từ bỏ, buông xuôi. Nhưng rồi, nếu bạn đủ can đảm thì mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng chấp nhận và có thể vượt qua. Để làm được điều đó, chúng ta cần hiểu bản thân mình và có sự linh hoạt với cuộc sống.

Ảnh: Phạm Quý

Bây giờ đang thắm mùa hoa

(GLO)- Từ dưới chân núi, tôi ngước nhìn vòm trời xanh văn vắt treo đầy những cụm mây trắng xốp. Nổi bật trong không gian cao rộng là màu đỏ của đất bazan và ngờm ngợp sắc hoa, nhất là màu vàng của dã quỳ.

Bước ra ngày mới

Bước ra ngày mới

(GLO)- Lúc còn đi học, mỗi buổi sớm mai, tôi thường nghe thấy tiếng bánh xe lăn trên đường rồi sau đó mới là tiếng những cánh cổng sắt được mở ra, tiếng người đi thể dục lao xao.

Ảnh minh họa: Minh Lê

Mây giăng mắt núi

(GLO)- Qua ngày lập đông, còn bao nhiêu heo may gió cũng mang về theo mùa hun hút. Trên đầu dốc, cây bằng lăng núi lá đã chuyển thành màu đỏ sậm như những nốt son ấm áp giữa bao la xanh. Và mây ở đây, bốn mùa cứ lờn vờn khắp các triền đồi.