Căn bếp ngày xưa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Con trai tôi từ nhà hàng xóm trở về với khuôn mặt đầy nhọ. Thằng bé nhoẻn miệng cười tươi, trên tay là củ khoai lang nướng. Con đưa tay quệt ngang trán, lớp nhọ trộn lẫn với mồ hôi khiến mặt càng thêm nhem nhuốc. Chỉ bấy nhiêu thôi mà lòng tôi lại rộn lên bao xúc cảm.

Tôi nhớ những tháng năm bé thơ của mình bên căn bếp nhỏ đượm in dáng mẹ, dáng bà. Căn bếp lợp bằng mái tranh. Mỗi ngày, mẹ cặm cụi đỏ lửa để nấu những bữa cơm cho cả nhà. Khói ám vào mái bếp ngày này qua ngày khác khiến cho những mảng tranh trở nên đen sì. Mỗi khi trời mưa, từng giọt nước nhỏ xuống hiên cũng bị pha lẫn màu đen của khói ám và bồ hóng.

Năm tôi 8 tuổi, có lần ba mẹ đi làm đồng về muộn, thấy các em đói bụng, tôi đã hứng nước mưa chảy xuống từ mái bếp để nấu cơm. Kết quả là nồi cơm hôm ấy đổi màu, chén cơm không còn màu trắng thơm ngon nữa.

Ba chị em cứ lo lắng sẽ bị mẹ mắng. Nhưng nhìn thấy nồi cơm thì mẹ rơm rớm nước mắt và ôm chị em tôi vào lòng mà bảo: “Con gái mẹ đã biết việc rồi đấy!”. Rồi mẹ ân cần dặn dò: “Các con còn nhỏ, không nên tự ý nhóm lửa nấu cơm, rất nguy hiểm, lần sau chịu khó đợi mẹ về nhé!”.

Mẹ tôi thường nấu cơm bằng nồi gang. Chị em tôi thích ăn cơm cháy nên thường lén mẹ cho thêm nắm lá phi lao vào để lớp cơm dưới đáy nồi cháy vàng. Đến bữa, chúng tôi thích thú chia nhau từng mảng cơm cháy ấy, nắm lại và quệt vào cái đáy nồi đựng thức ăn mặn. Chao ơi, nó ngon đến lạ kỳ!

Minh họa: HUYỀN TRANG

Minh họa: HUYỀN TRANG

Khi mẹ nấu cơm, tôi thường ủ vào chỗ than hồng mẹ cời khi thì củ khoai, trái bắp, khi thì con rô đồng hay chú cua béo ngậy mà ba mới bắt được. Chị em tôi hí hửng dùng que tre gạt than xem thức ăn đã chín tới đâu. Chỉ sau một lát là đã thấy mùi thơm dậy cả căn bếp. Hơi than ấm nồng làm cho đôi má tôi ửng đỏ. Ba chị em vừa thổi vừa ăn, rồi đưa đôi tay lem nhem nhọ quệt đầy lên mặt nhau. Tiếng cười rộn vang lẫn trong tiếng mắng yêu của mẹ.

Căn bếp của mẹ nhỏ nhưng chứa được rất nhiều thứ, từ nồi niêu, chén dĩa đến cuốc xẻng hay chiếc nơm ba dùng để bắt cá cũng được treo cẩn thận trên gác bếp. Có lẽ nhiều nhất vẫn là củi khô. Những thanh củi chắc và cháy đượm như sim, phi lao, bạch đàn… được mẹ chặt bằng nhau, chất gọn gàng vào một góc. Đó chính là nguồn chất đốt dự trữ cho cả mùa mưa hay những lần giỗ chạp cần đun nấu nhiều. Phía trên đống củi là ổ gà và những hũ dưa, cà muối của bà. Thi thoảng, chú mèo lười vẫn cuộn tròn người trên đấy và luôn hướng đôi mắt đầy thèm thuồng về phía chiếc nồi mẹ bắc trên bếp.

Có lẽ, với ai đó, nhọ nồi và bồ hóng sẽ gây khó chịu vì hễ cứ chạm vào là bị dính lem đen hết áo quần. Nhưng với đám trẻ chúng tôi thì chiếc nồi nào dính nhiều nhọ lại càng được ưa thích. Lý do là bởi, thế hệ 8X như tôi ngày ấy, trường làng vẫn chưa có bảng xanh chống lóa như bây giờ.

Khi nào đến phiên trực nhật là buổi tối hôm trước, tôi lại phải cạo nhọ nồi để sáng hôm sau mang đến lớp sơn bảng. Hôm nào nhọ nồi không đủ thì lấy thêm lớp bồ hóng bám trên chạn bếp lau cho bảng thật đen để những nét chữ của thầy cô được hiện lên rõ hơn.

Có những buổi chiều, tôi cùng lũ bạn ngồi ngắm từng làn khói bay lên từ mái bếp. Chúng tôi thi nhau ngửi và cùng nhau đoán mùi của khói. Có đứa bảo khói có mùi khen khét, cay cay; đứa lại bảo khói có mùi cá kho riềng, hành phi… rồi xúm lại xem hình hài của khói.

Làn khói len qua mái bếp, bay lên không trung có lúc như đoàn tàu đang chao lượn, lúc lại như cô tiên đang làm phép màu ban phước xuống nhân gian, lúc y hệt như tán cây đang chở che cho chúng tôi… Cứ thế, chúng tôi tha hồ tưởng tượng ra mọi thứ để rồi thỉnh thoảng lại cãi nhau chí chóe, rộn cả góc sân.

Nhớ tới căn bếp của mẹ, tôi soạn lại chiếc bếp cũ lâu ngày bỏ quên bên góc hè, thêm ít củi chị hàng xóm cho và nổi lửa nhóm bếp. Những trái bắp được cho vào nồi chuẩn bị luộc, các con tôi ngồi vây quanh, hí hửng đợi chờ. Khói làm cho mắt mũi chúng ửng đỏ nhưng không giấu được sự thích thú, háo hức.

Có thể bạn quan tâm

Bất chợt mùa lá rụng

Bất chợt mùa lá rụng

(GLO)- Mùa thu ở xứ sở nhiệt đới như nước Việt chúng ta, sự chuyển đổi của thiên nhiên không rõ ràng, đặc tả như ở trời Âu. Nhưng sắc thái của mùa lá rụng cũng đủ để làm xao động lòng người, ghi dấu ấn vào thi ca, nhạc họa từ xưa đến nay
Sắc lan mùa phố

Sắc lan mùa phố

(GLO)- Người chơi lan vẫn có câu: “Kiến giả thị bảo, bất kiến giả thị thảo” (Nghĩa là: Biết thì là bảo vật, không biết thì chỉ là cỏ). Vì thế, mỗi người chơi lan sẽ có một cách ứng xử riêng với hoa.
Quê cũ

Quê cũ

(GLO)- Xe bắt đầu rẽ vào con đường bê tông rộng rãi. Trước mắt là xóm làng với những ngôi nhà cao tầng, mái lợp ngói đỏ nhấp nhô. Bên trái là cánh đồng lúa sắp vào vụ gặt, vàng ươm trải dài.

Tháng Chín...

Tháng Chín...

Tháng Chín khiến người ta nhớ và bâng khuâng khi vấn vương một tà áo trắng, một ánh mắt cười trong ngày khai giảng. Mới đó mà đã gần hai mươi năm trôi qua. Không dưng thèm bé lại, được hồn nhiên tung tăng cắp sách tới trường như thuở nào.
Hương vị của kỷ niệm

Hương vị của kỷ niệm

Hôm rồi, đứa em ở Bến Tre lên thành phố, ghé nhà thăm và tặng một bịch nhãn long nhà trồng được. Cầm bịch nhãn long trên tay mà Linh ngỡ ngàng vì có trái vỏ màu trắng, trái thì vỏ màu tím, nhãn long giờ thật lạ.
Cuốn sách bị đánh cắp

Cuốn sách bị đánh cắp

Chiếc xe khách như con trâu kiệt sức, phì phò thở hắt ra mấy lượt rồi bất động. Gã tài xế trẻ măng vặn vặn mấy cái nút, cố khởi động lại nhưng chiếc xe vẫn im ru.
Bí mật của thời gian

Bí mật của thời gian

(GLO)- Có lẽ do bản tính thích quan sát và để ý mọi thứ quanh mình nên tôi thường đặt ra những câu hỏi. Có lần, tôi đã hỏi một người bạn: “Trên đời này, có thứ gì chứa nhiều bí mật hơn thời gian?”.
Nghĩa tình hàng xóm

Nghĩa tình hàng xóm

(GLO)- Mặc dù chuyển đến nơi ở mới đã lâu nhưng thỉnh thoảng tôi vẫn về thăm những người hàng xóm cũ. Gặp nhau tay bắt mặt mừng, nói chuyện hoài không hết, tôi lại càng thấm thía hơn lời dạy của người xưa “Hàng xóm tối lửa, tắt đèn có nhau”.
Thương những bờ xanh

Thương những bờ xanh

(GLO)- Từng có những bờ xanh thật xanh, mãi cứ ngời biếc ở một khoảng nào đó trong tâm thức chúng tôi, những đứa trẻ đã từng lớn lên giữa trong lành xa xưa ấy.
Nhà

Nhà

(GLO)- Bạn từ phố về quê chơi. Suốt đêm đầu tiên, tôi nghe tiếng bạn trở mình, lục đục đi ra, đi vào. Sáng dậy, mắt bạn đỏ kè, ngồi uống cà phê còn ngâm nga câu: “Thức đêm mới biết đêm dài”.
Ngóng mẹ đi chợ về

Ngóng mẹ đi chợ về

(GLO)- Ngóng mẹ đi chợ về luôn là cả một niềm yêu thích với tuổi thơ của chị em chúng tôi. Mỗi lần mẹ đi chợ là chị em mau mải chạy ra cổng hoặc tận đầu ngõ, trốn dưới một bóng cây nào đó và mắt thì cứ liên tục ngóng ra phía mẹ đi về.
Chuyện tình ở xóm Đá Côi

Chuyện tình ở xóm Đá Côi

“Đá Côi”, tên xóm có từ khi nào không ai biết, kể cả ông Sáu, người lớn tuổi nhất vùng lớn lên từ thời Pháp thuộc, trải qua 20 năm kháng chiến chống Mỹ, giờ vẫn còn trụ lại với bà con nhiều thế hệ.
Ngồi ngắm sương mù

Ngồi ngắm sương mù

(GLO)- Nhiều lần, tôi thấy mình cứ nhớ thương một thứ gì đó rất mơ hồ, hình như là sương mù. Bạn tôi cười bảo: “Sương mù ở đâu mà chẳng có, ngay trong thành phố này, cứ thức dậy thật sớm để chạy bộ ven hồ, trong công viên... là thấy được sương mù giăng tầng tầng lớp lớp”. 
Chờ mùa

Chờ mùa

(GLO)- Ông bà thường nói: Mưa lúc nào mát mặt lúc ấy! Đó là khi trời oi bức, khô hanh, chứ lê rê mãi hoài món “đặc sản” mưa cao nguyên thì quả thực là... rát mặt. Thức dậy trong tiếng mưa rơi ràn rạt trên mái hiên sau một đêm chập chờn, hẳn là nhiều người sẽ có tâm trạng chờ mùa, chờ nắng.
Bao la tình mẹ

Bao la tình mẹ

Chị không thương con như cách những người mẹ khác hay làm, nhưng chị là một người mẹ vĩ đại. Đó là những gì mà tôi và nhiều người nhìn thấy ở chị- một người phụ nữ bị thiểu năng trí tuệ, yếu thế trong xã hội.
Thân thương quà tặng

Thân thương quà tặng

(GLO)- Tặng quà và nhận quà là một phần trong cuộc sống của mỗi người, trong mọi nền văn hóa. Dù ở hoàn cảnh khác nhau, món quà không giống nhau, nhưng tình cảm dành cho nhau luôn là điều đáng quý.
Nỗi lo mùa mưa

Nỗi lo mùa mưa

(GLO)- Hồi trước, vào những ngày mưa dầm, má tôi thường nhìn trời mà than: Mưa vầy đồng ngập nước hết, lúa hư lấy gì mà ăn đây!
Gác bếp ngày mưa

Gác bếp ngày mưa

Nhìn cơn mưa đổ xuống như trút mà hắn thở dài. Cả tháng nay mưa liên miên. Mưa lang thang qua những mái ngói nâu trầm, rỉ rả trong từng kẽ hở của thưng ván.
Sự chân thành

Sự chân thành

(GLO)- Sau khi bố mất, bạn tôi đưa mẹ lên thành phố sống cùng. Vì vốn quen với cuộc sống nông thôn, với anh em, hàng xóm láng giềng ở quê nên bà thường bảo buồn, muốn về nhà. Con cái động viên kiểu gì bà cũng không chịu ở.

Hoàng hôn Tây Nguyên

Hoàng hôn Tây Nguyên

(GLO)- “Người đã hẹn đi về phía núi/để thấy hàng thông châm lá vào chiều/khi nỗi nhớ gối lên hoàng hôn ngủ/ta thành ngọn đá chờ trông”. Văng vẳng bên tai mấy câu thơ trong bài “Đá núi” của tác giả Lữ Hồng, khi tôi đang lặng người ngắm hoàng hôn buông nơi núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ.