Mo cau ngày cũ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- “Nửa đêm nghe tiếng tàu cau rụng/Trở mình nội phẩy chiếc quạt mo/Đêm hè tôi ngủ tròn giấc mộng/Thương nhớ mo cau đã cũ càng”. Đọc những câu thơ của bạn, tôi rưng rưng nhớ về chiếc mo cau một thời ở quê nhà.

Nội tôi thuộc lớp người nhuộm răng đen, ăn trầu nên vườn nhà không thiếu hàng cau, giàn trầu. Tôi lớn lên đã thấy hàng cau quanh nhà cao bằng ngọn tre đầu ngõ. Cây nào cũng trổ buồng, hoa trắng rụng đầy lối đi, dịu dàng tỏa hương.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Minh họa: HUYỀN TRANG

Thi thoảng có vài tàu cau úa vàng rụng xuống, tôi lại nhặt về cho nội. Nội chia tàu lá cau làm hai: phần mo cau đem phơi khô rồi ép dưới cối giã gạo cho thẳng thớm; phần xương và lá thì tước ra để bó chổi quét sân nhà.

Nội có vẻ quý chiếc mo cau hơn. Nó được dùng vào nhiều việc như: chằm gáo múc nước, gói cơm cho người đi làm đồng và phổ biến nhất là làm quạt mo. Nội lựa những chiếc mo cau dày, có độ dẻo dai rồi cắt thành chiếc quạt mo tròn trịa, có tay cầm.

Mùa hè ở miền Trung, trời nắng gay gắt, ngồi đâu mồ hôi cũng túa ra. Do vậy, mọi người thường cầm chiếc quạt mo phe phẩy để xua đi cái nóng bức. Tôi cũng được nội dành riêng cho một chiếc và cẩn thận ghi tên mình trên quạt để không bị cầm nhầm. Hồi ấy, tôi thích ngủ chung giường với nội để được hưởng gió mát từ chiếc quạt mo mà bà phe phẩy suốt đêm không biết mỏi.

Nói về chiếc quạt mo, nội còn dạy tôi bài ca dao “Thằng Bờm”. Thi thoảng, nội lại kiểm tra xem tôi có thuộc bài không rồi còn phải hát theo nhịp, luyến láy đúng điệu của dân ca. Tôi cứ làm theo lời nội dạy cho dù khi đó chưa hiểu bài ca dao đó có ý nghĩa như thế nào.

Trong đầu óc tôi bấy giờ chỉ có suy nghĩ non nớt rằng “cái quạt mo của Bờm có điều gì thần kỳ, quý giá mà phú ông đòi đổi những tài sản to tát đến thế? Và tại sao cuối cùng phú ông xin đổi nắm xôi thì Bờm cười? Chẳng lẽ Bờm đồng ý đổi chiếc quạt mo của mình chỉ để lấy nắm xôi thôi sao? Đúng là Bờm ngớ ngẩn thật!”. Lúc đó, nội không giải thích gì thêm cho tôi hiểu mà chỉ khẽ cười.

Chiếc mo cau sau khi hong khô, bên trong vẫn còn lớp lụa trắng mịn. Trước khi gói cơm để đem ra đồng hoặc lên núi đốn củi, nội thường đem nhúng nước cho nó mềm ra rồi mới bới cơm vào, rắc thêm ít muối đậu hay muối mè sau đó cuộn tròn hoặc gấp lại thành hình chữ nhật và buộc dây lạt cẩn thận. Cơm đựng trong mo cau giữ được nhiệt khá lâu và khi mở ra có mùi thơm dễ chịu, ăn rất ngon. Nhiều lần theo nội ra đồng, tôi cũng được thưởng thức món cơm bó trong mo cau.

Còn chiếc lu nước bằng sành để bên cây khế ở chái bếp nhà, nội tôi cũng dùng mo cau chằm thành cái nón đậy miệng lu để lá cây, bụi bặm không rơi vào. Cái gáo múc nước nội cũng chằm bằng mo cau, luôn mắc lên chạc cây khô bên lu nước.

Hồi ấy, tôi không có khái niệm uống nước lọc đun sôi mà mỗi khi khát nước thì mở lu ra, dùng chiếc gáo bằng mo cau múc đầy nước lạnh, uống một mạch đầy bụng thì thôi. Cảm giác những ngụm nước mát lành, ngọt ngào đến từng thớ thịt! Mùa nắng nóng đi đâu về, người nóng bức, khát khô, chỉ cần múc gáo nước lạnh trong lu ực một hơi đã thấy toàn thân mát rượi và như khỏe hẳn ra.

Những khi nội đi vắng, có chiếc tàu cau nào rụng, tôi thường hú bạn hàng xóm qua chơi trò “kéo xe”. Hai đứa oẳn tù tì, đứa nào thua thì phải kéo đứa ngồi trên mo cau, chạy quanh sân gạch. Cứ thế, chúng tôi thay nhau nắm đầu tàu lá cau và ra sức kéo đứa ngồi xếp bằng trên mo cau, lôi đi sền sệt đến khi mồ hôi nhễ nhại, chiếc mo mòn vẹt và cái sân gạch phẳng lì, đỏ au… mới chịu dừng lại.

Nội rất tinh ý, mặc dù tôi đã đem tàu cau dùng làm xe kéo giấu trong bụi rậm sau nhà nhưng khi về nhìn cái sân gạch là bà biết ngay. Nội không mắng mà chỉ quở nhẹ: “Mấy đứa ở nhà phá hư hết tàu cau của nội hỉ! Ngày mai, nội lấy gì gói cơm cho cha con đi núi đây!”.

Nói thế, nhưng bao giờ nội cũng dự trữ cả chục chiếc mo cau để dùng khi cần thiết. Người nhà quê bao giờ cũng cần kiệm, đến từng chiếc mo cau cũng không để lãng phí!

Có thể bạn quan tâm

Minh họa: HUYỀN TRANG

Bữa cơm ngoài đồng

(GLO)- Tôi sinh ra từ làng, lớn lên cùng cánh đồng mỗi năm 2 vụ chính. Thuở ấu thơ, tôi và cánh đồng cùng đi qua những mùa mưa nắng, cùng đằm vị mồ hôi chát mặn của cha mẹ và niềm vui lan tỏa của những bữa cơm ngoài đồng.

“Có nỗi nhớ không mang tên”

“Có nỗi nhớ không mang tên”

(GLO)- Chiếc xe khách lướt êm trên quốc lộ 14 uốn lượn theo những hàng thông. Mặt trời đã ở phía sau lưng, hoàng hôn lộng lẫy dát vàng lên những tàng cây cao vút. Khi bước chân tôi chạm vào vùng đất đỏ bazan thì sương mù cũng vừa bảng lảng.

Cá đồng mùa lụt

Cá đồng mùa lụt

(GLO)- Ở quê tôi, gia đình nào cũng có những bộ đồ nghề đánh bắt cá, chủ yếu là tự làm bằng tre nứa như: nơm, đó, lờ, ống lươn, rớ, đăng, cần câu, chà (chà di)… Ngay từ nhỏ, tôi đã được cha và chú dạy cách đan một số dụng cụ đánh bắt cá nước ngọt.

“Mưa trên biển vắng”

Mưa trên biển vắng

(GLO)- Tôi biết mình mãi là người của núi, nhưng thi thoảng trong giấc mơ mùa hạ, tôi lại nghe tiếng sóng vỗ nhòa vào mỏm đá xa xưa. Như thể tự kiếp nào, tôi đã bỏ quên ở biển thứ gì đó thẫm xanh, để bây giờ, không thể khác hơn, tôi luôn bị xâm chiếm bởi một nỗi nhớ biển.
Như cau trước bão

Như cau trước bão

(GLO)- Lúc gia đình tôi chuyển về nơi ở mới, ngay trước cửa đã có hàng cau thẳng tắp. Cây nối nhau, cao tầm hơn chục mét, như chiếc lược lớn chải vào mây trời.

Trăng ngọc ngà

Trăng ngọc ngà

Non đêm, mấy người đàn ông trung niên trong xóm tụ lại trước sân nhà Minh, chơi cờ giết thời gian, ca hát góp vài tiếng lao xao chờ đón trăng lên. Trong đám người lao xao đó có vợ chồng Thụy.
Mây ngũ sắc…

Mây ngũ sắc…

Bà ơi bà! Giá mà bà cháu mình được ngồi đung đưa trên vầng trăng lưỡi liềm kia thì vui phải biết. Hai bà cháu mình ngắm mây bay luồn qua những kẽ ngón chân. Thò tay xuống nhón mây chỗ này thả ra chỗ kia. Nặn lại mấy vầng mây hình thù xấu xí kia thành hình bông hoa, con cún.
Lời sóng vỗ

Lời sóng vỗ

(GLO)- Biển trong mắt người gắn mình với xứ núi hơn 40 năm luôn là một điều bí ẩn. Có lẽ vì thế nên những lần đắn đo lựa chọn điểm đến cho những kỳ nghỉ ngắn hoặc dài ngày, nơi có biển vẫn luôn là ưu tiên.
Nhớ những mùa vàng

Nhớ những mùa vàng

(GLO)- Những mùa lúa vàng trĩu bông thơm mùi rơm rạ là hình ảnh đã ăn sâu vào ký ức bao thế hệ người Việt, đặc biệt là những người lớn lên ở thôn quê.
Thơm thảo mùa thu

Thơm thảo mùa thu

(GLO)- Một buổi chiều thu, giữa người xe phố phường giăng mắc, tôi chợt thấy bên vỉa hè một chị hàng rong lặng lẽ bày ra những quả hồng. Những quả hồng chín ửng căng bóng, màu cam đỏ pha chút thẫm xanh dịu mắt được xếp vào chiếc mẹt tre.
Cơn bão đi qua

Cơn bão đi qua

Bão đi qua, ta thêm yêu thương, biết sẻ chia hơn với những mảnh đời khốn khó. Bão tan, ta bắt đầu lại từ những mầm xanh hy vọng...
Giấc mơ về mẹ

Giấc mơ về mẹ

(GLO)- Đêm khuya. Chốc chốc, những đợt mưa nối nhau quất rào rạt lên mái tôn. Hơi lạnh len lỏi xuyên qua lớp chăn thấm vào da thịt. Con gái tôi giật mình, khóc ré lên vì sợ.
Tự “chữa lành” cho bản thân

Tự “chữa lành” cho bản thân

(GLO)- Cứ gần đến ngày nghỉ lễ là các anh chị đồng nghiệp lại xúm xít hỏi nhau: “Lễ này đi chơi ở đâu?”. Còn tôi thì chỉ muốn nghỉ ngơi bên gia đình. Đã rất nhiều năm rồi, tôi không có khái niệm đi chơi ngày lễ, nhất là những chuyến đi chơi xa dài ngày.
Bất chợt mùa lá rụng

Bất chợt mùa lá rụng

(GLO)- Mùa thu ở xứ sở nhiệt đới như nước Việt chúng ta, sự chuyển đổi của thiên nhiên không rõ ràng, đặc tả như ở trời Âu. Nhưng sắc thái của mùa lá rụng cũng đủ để làm xao động lòng người, ghi dấu ấn vào thi ca, nhạc họa từ xưa đến nay
Sắc lan mùa phố

Sắc lan mùa phố

(GLO)- Người chơi lan vẫn có câu: “Kiến giả thị bảo, bất kiến giả thị thảo” (Nghĩa là: Biết thì là bảo vật, không biết thì chỉ là cỏ). Vì thế, mỗi người chơi lan sẽ có một cách ứng xử riêng với hoa.
Quê cũ

Quê cũ

(GLO)- Xe bắt đầu rẽ vào con đường bê tông rộng rãi. Trước mắt là xóm làng với những ngôi nhà cao tầng, mái lợp ngói đỏ nhấp nhô. Bên trái là cánh đồng lúa sắp vào vụ gặt, vàng ươm trải dài.

Tháng Chín...

Tháng Chín...

Tháng Chín khiến người ta nhớ và bâng khuâng khi vấn vương một tà áo trắng, một ánh mắt cười trong ngày khai giảng. Mới đó mà đã gần hai mươi năm trôi qua. Không dưng thèm bé lại, được hồn nhiên tung tăng cắp sách tới trường như thuở nào.