Đak Pơ: Khai mạc Liên hoan hát ru, hát dân ca và nhạc cụ truyền thống

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 13-6, tại Hội trường 24-6, UBND huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) khai mạc Liên hoan hát ru, hát dân ca và nhạc cụ truyền thống các dân tộc lần thứ II-năm 2024. Tham gia Liên hoan có 11 đơn vị với gần 60 tiết mục, hơn 300 diễn viên và nghệ nhân.

Ban tổ chức tặng hoa các đơn vị tham gia Liên hoan hát ru, hát dân ca và nhạc cụ truyền thống các dân tộc huyện Đak Pơ. Ảnh: Lam Nguyên

Ban tổ chức tặng hoa các đơn vị tham gia Liên hoan hát ru, hát dân ca và nhạc cụ truyền thống các dân tộc huyện Đak Pơ. Ảnh: Lam Nguyên

Tại Liên hoan hát ru, hát dân ca và nhạc cụ truyền thống các dân tộc lần thứ II-năm 2024, các nghệ nhân đã trình diễn các ca khúc hát ru, hát dân ca gắn liền với đời sống sinh hoạt cộng đồng của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện. Nội dung chương trình đặc sắc, phong phú với các ca khúc mang đủ đặc trưng vùng miền trong cả nước, nổi bật là hát ru, hát dân ca của đồng bào Tây Nguyên.

Các diễn viên cũng trình diễn nhiều loại nhạc cụ truyền thống như đàn bầu, sáo, khèn, t’rưng, klông pút, đàn đá… thông qua các hình thức độc tấu, song tấu, hòa tấu. Lễ bế mạc và trao giải sẽ diễn ra chiều cùng ngày.

Một tiết mục của xã Phú An tại Liên hoan hát ru, hát dân ca và nhạc cụ truyền thống các dân tộc huyện Đak Pơ. Ảnh: Lam Nguyên

Một tiết mục của xã Phú An tại Liên hoan hát ru, hát dân ca và nhạc cụ truyền thống các dân tộc huyện Đak Pơ. Ảnh: Lam Nguyên

Liên hoan là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Đak Pơ (24/6/1954 - 24/6/2024), tôn vinh và khích lệ phong trào hát ru, hát dân ca, trình diễn nhạc cụ truyền thống đang có nguy cơ mai một trong các tầng lớp Nhân dân.

Đây cũng là dịp lựa chọn, bồi dưỡng các nghệ nhân xuất sắc tham gia Liên hoan hát ru, hát dân ca và nhạc cụ truyền thống các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ II-năm 2024.

Hát ru: Nét văn hóa độc đáo của người Bahnar

20/01/2023

Có thể bạn quan tâm

Minh họa: Huyền Trang

Gió qua sông…

(GLO)- Tôi ngồi trên một cù lao giữa thênh thênh sông nước miền Tây. Bốn bề ngăn ngắt màu xanh cây trái phủ sẫm cả một vùng. Con sông rộng mênh mông, phải nheo mắt mới nhìn thấy dáng phố xa xa khuất lấp sau những miệt vườn. Gió chênh chao lướt qua mặt sông.

Từ trái sang: 4 chị em người Bahnar Đinh Thị Hiền, Đinh Thị Hồng, Đinh Thị Hà, Đinh Thị Hương. Ảnh: M.C

Bốn chị em người Bahnar tâm huyết với văn hóa truyền thống

(GLO)- Cả 4 chị em gái trong một gia đình người Bahnar ở làng Kgiang (xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) đều là thành viên nòng cốt của đội cồng chiêng nữ và câu lạc bộ dệt thổ cẩm của làng. Họ vừa là hạt nhân, vừa là chất xúc tác giúp cộng đồng giữ gìn và phát triển các giá trị văn hóa.

Lên núi trồng cây

Lên núi trồng cây

(GLO)- Tây Nguyên bước vào mùa khô với bầu trời trong vắt, gió lùa qua thảo nguyên và từng đám mây nhẹ trôi. Trên những đỉnh núi của cao nguyên bạt ngàn nắng gió, mùa xuân sắp chạm ngõ với tấm áo mới rạng ngời.

Bà Lê Thị Cẩm (tổ 1, phường Phù Đổng) chuẩn bị mứt gừng giao cho khách. Ảnh: Đ.L

Lưu giữ hương vị mứt truyền thống

(GLO)- Giáp Tết Nguyên đán, những người làm mứt truyền thống tại Trung tâm Thương mại Pleiku đang tất bật đẩy nhanh tiến độ sản xuất để phục vụ nhu cầu của người dân. Bao năm qua, họ vẫn gắn bó với nghề, lưu giữ hương vị mứt truyền thống, góp phần bảo tồn nét đẹp văn hóa của dân tộc.

Tác giả bên khối đá có nguồn gốc từ phế tích Chăm An Phú tại nhà thờ Phú Thọ. Ảnh: X.H

Phế tích Chăm ở An Phú: Bí ẩn vẫn còn nằm trong lòng đất

(GLO)- Phế tích Chăm ở xã An Phú (TP. Pleiku) được Trung tâm Khảo cổ học (Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ) phối hợp với Bảo tàng tỉnh khai quật khảo cổ học vào năm 2023 và năm 2024. Kết quả khai quật đã phác thảo diện mạo của một đền tháp Chăm cổ, nhưng vẫn còn nhiều bí ẩn chờ được khám phá.

Thắng cảnh Biển Hồ. Ảnh: Phạm Quý

Phố núi tình thân

(GLO)- Pleiku đang trở thành điểm đến yêu thích của nhiều du khách. Vẻ đẹp hoang sơ và tình cảm của con người nơi đây khiến không ít người tìm đến Pleiku như là một điểm dừng chân thú vị.

Ảnh minh họa: Phùng Tuấn Ngọc

Hoài niệm Tết

(GLO)-Tết vừa gợi nên biết bao yêu thương nhưng cũng là nỗi lo của người lớn. Nhưng Tết hiện diện trong suy nghĩ của trẻ con thì khác, nó háo hức, chộn rộn trong tiếng cười, trong tiếng vỗ tay reo vui khi thấy mẹ bắt đầu dọn dẹp nhà cửa và mua bánh kẹo. Và, Tết luôn đầy màu sắc, đầy tiếng cười vui.

Xuân về khoe áo mới

Xuân về khoe áo mới

Tết đến, Xuân về ai cũng muốn mọi điều đều mới mẻ, tốt đẹp. Nên cùng với việc dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa thì việc được quan tâm nhiều, háo hức nhiều là sắm sửa quần áo mới.

Những người giữ hồn dân ca Jrai

Những người giữ hồn dân ca Jrai

(GLO)- Nhằm bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc Jrai, nhiều nghệ nhân ở xã Ia Rbol (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) từng ngày âm thầm lưu giữ những làn điệu dân ca như một cách thể hiện tình yêu với cội nguồn.

Hoa mùa xuân

Hoa mùa xuân

(GLO)- Mùa này, trên khắp nẻo núi đồi, thung xa hay trong mỗi vườn nhà, những chồi non lộc biếc bắt đầu mởn xanh trong gió, rực rỡ đón chào năm mới.