Đak Pơ: Khai mạc Liên hoan hát ru, hát dân ca và nhạc cụ truyền thống

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Sáng 13-6, tại Hội trường 24-6, UBND huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) khai mạc Liên hoan hát ru, hát dân ca và nhạc cụ truyền thống các dân tộc lần thứ II-năm 2024. Tham gia Liên hoan có 11 đơn vị với gần 60 tiết mục, hơn 300 diễn viên và nghệ nhân.

Ban tổ chức tặng hoa các đơn vị tham gia Liên hoan hát ru, hát dân ca và nhạc cụ truyền thống các dân tộc huyện Đak Pơ. Ảnh: Lam Nguyên

Ban tổ chức tặng hoa các đơn vị tham gia Liên hoan hát ru, hát dân ca và nhạc cụ truyền thống các dân tộc huyện Đak Pơ. Ảnh: Lam Nguyên

Tại Liên hoan hát ru, hát dân ca và nhạc cụ truyền thống các dân tộc lần thứ II-năm 2024, các nghệ nhân đã trình diễn các ca khúc hát ru, hát dân ca gắn liền với đời sống sinh hoạt cộng đồng của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện. Nội dung chương trình đặc sắc, phong phú với các ca khúc mang đủ đặc trưng vùng miền trong cả nước, nổi bật là hát ru, hát dân ca của đồng bào Tây Nguyên.

Các diễn viên cũng trình diễn nhiều loại nhạc cụ truyền thống như đàn bầu, sáo, khèn, t’rưng, klông pút, đàn đá… thông qua các hình thức độc tấu, song tấu, hòa tấu. Lễ bế mạc và trao giải sẽ diễn ra chiều cùng ngày.

Một tiết mục của xã Phú An tại Liên hoan hát ru, hát dân ca và nhạc cụ truyền thống các dân tộc huyện Đak Pơ. Ảnh: Lam Nguyên

Một tiết mục của xã Phú An tại Liên hoan hát ru, hát dân ca và nhạc cụ truyền thống các dân tộc huyện Đak Pơ. Ảnh: Lam Nguyên

Liên hoan là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Đak Pơ (24/6/1954 - 24/6/2024), tôn vinh và khích lệ phong trào hát ru, hát dân ca, trình diễn nhạc cụ truyền thống đang có nguy cơ mai một trong các tầng lớp Nhân dân.

Đây cũng là dịp lựa chọn, bồi dưỡng các nghệ nhân xuất sắc tham gia Liên hoan hát ru, hát dân ca và nhạc cụ truyền thống các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ II-năm 2024.

Hát ru: Nét văn hóa độc đáo của người Bahnar

20/01/2023

Có thể bạn quan tâm

Ngôi nhà trên đồi cao

Ngôi nhà trên đồi cao

(GLO)- Ngày bé, tôi sống cùng bố trong một căn nhà gỗ nằm trên đồi cao ở gần khu rừng Đak Krong, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai. Khi đó, bố tôi là nhân viên lâm nghiệp. Chỉ khi đến Tết, bố mới về với gia đình. Vì vậy, cứ vào dịp nghỉ hè là tôi lại được vào thăm bố và ở trong ngôi nhà đó cho hết mùa hè.

Bên ghè rượu cần

Lòng hiếu khách của người Tây Nguyên xưa

(GLO)- Làng của người Tây Nguyên xưa thường quần cư, cố kết theo từng lãnh địa khu biệt và ở thế cô lập, khép kín. Khoảng cách giữa làng này và làng kia khá xa, có khi cách nhau hàng chục cây số. Thế nhưng, với lòng hiếu khách, giữa các làng luôn có sự thân thiết, giao hảo.

Ngọt ngào lời ru

Ngọt ngào lời ru

(GLO)- Tiếng võng kẽo kẹt đều đều cùng với những lời hát ru êm ái, ngọt ngào khi thì của mẹ, của bà, lúc thì của chị dần đưa bé vào giấc ngủ êm đềm. Hình ảnh ấy thật đẹp, ăn sâu vào trong tâm trí trẻ thơ và trở thành một phần ký ức của mỗi người.
Củi ngo

Củi ngo

Gần đây, có bạn viết trẻ bất ngờ hỏi tôi: Người Bahnar gọi cây thông là “ngol” hay “hngo”? Tôi cười trả lời đại ý: Cả người Bahnar và người Jrai đều gọi cây thông, gỗ thông là “ngo”.
Hiện nay, nhiều người dân ở Quảng Nam trồng cây duối ngay cạnh cổng nhà

“Cây duối là cây duối ơi”

(GLO)- Theo lời của người già trong xóm thì loài duối cũng có cây đực, cây cái nhưng rất khó phân biệt. Chỉ đợi đến khi cây nào trưởng thành mà đơm hoa kết trái thì mới biết đó là cây cái.
Những món ăn đường phố đáng thử khi đến Việt Nam

Những món ăn đường phố đáng thử khi đến Việt Nam

(GLO)- Ẩm thực Việt Nam vốn có sức hút không nhỏ đối với du khách khắp nơi trên thế giới. Trong đó, nhiều món ăn đường phố đặc biệt nhận được sự yêu thích mà theo các chuyên trang du lịch nổi tiếng, du khách khi đến đây nhất định phải thử một lần.
Hoa xà cừ

Hoa xà cừ

(GLO)- Những ngày mùa khô gom về đủ sắc vàng, khoe rực rỡ. Khi cái nắng chói chang trải đều khắp phố thì những tàng cây xanh mát của xà cừ lại giống như những chú lính cứu hỏa kiên cường được yêu mến nhất.
Gương mặt thơ Dương Kỳ Anh

Gương mặt thơ: Dương Kỳ Anh

(GLO)- Ông là một cái tên từ lâu đã không còn xa lạ với bạn đọc trên cả nước, dù là thơ, văn hay báo. Nhiều năm làm Tổng Biên tập Báo Tiền Phong với tên thật là Dương Xuân Nam, là người “đẻ” ra cuộc thi hoa hậu đầu tiên ở nước ta là “Hoa hậu Báo Tiền Phong” và được duy trì tới giờ.