270 nghệ nhân tham gia liên hoan cồng chiêng xã Yang Bắc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sáng 31-5, UBND xã Yang Bắc (huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã tổ chức liên hoan cồng chiêng lần thứ V, năm 2024.
Phần trình diễn cồng chiêng của các nghệ nhân làng Kruối Chai. Ảnh: Tuyết Mai

Phần trình diễn cồng chiêng của các nghệ nhân làng Kruối Chai. Ảnh: Tuyết Mai

Tham dự liên hoan có 270 nghệ nhân đến từ 6 làng trên địa bàn xã. Khác với mọi năm, liên hoan năm nay được chuẩn bị chu đáo. Các đoàn tham gia với 3 nội dung là trình diễn cồng chiêng; biểu diễn nhạc cụ truyền thống và hát dân ca. Nhìn chung, các đoàn đã biết khai thác và tận dụng các làn điệu dân ca của dân tộc mình, các lễ hội truyền thống, trình diễn các loại nhạc cụ đậm đà bản sắc của người Bahnar. Đội hình di chuyển đẹp, hài hòa kết hợp với đội xoang. Các nghệ nhân mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình…

Đây là hoạt động văn hóa được xã Yang Bắc duy trì tổ chức 2 năm một lần, bắt đầu từ năm 2015 đến nay nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Bahnar tại chỗ. Bên cạnh đó, việc tổ chức liên hoan cồng chiêng còn tạo điều kiện cho các làng giao lưu, học hỏi, thi đua trên tinh thần củng cố đoàn kết, gắn bó lâu đời giữa các dân tộc anh em. Đây cũng là hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 70 năm chiến thắng Đak Pơ (24/6/1954-24/6/2024).

Có thể bạn quan tâm

Phát huy sức mạnh văn hóa

Phát huy sức mạnh văn hóa

Khi các giá trị văn hóa, di sản và nghệ thuật tạo ra lợi nhuận nó không chỉ tự “nuôi sống” mình mà còn góp phần tạo thêm những nguồn lực mới, tác động tích cực đến các lĩnh vực khác của ngành công nghiệp văn hóa.

Dùng mặt nạ kỹ thuật số để phục hồi tranh. (Ảnh: Franetic)

Công nghệ đột phá phục chế tranh cổ chỉ trong vài giờ

(GLO)-Với những bức tranh có niên đại hàng thế kỷ, bị hỏng nặng, việc phục chế gặp nhiều rủi ro và tiêu tốn thời gian. Một bước đột phá về công nghệ vừa được các nhà khoa học thử nghiệm thành công, đã giải quyết được khó khăn này, đó là phương pháp mặt nạ kỹ thuật số.

Đừng để giấc mơ Tây Nguyên ngủ yên trên đỉnh đồi

(GLO)- Người Tây Nguyên làm du lịch không chỉ bằng khu nghỉ dưỡng, mà còn bằng lòng hiếu khách và nghệ thuật kể chuyện. Vậy nên, đừng để giấc mơ Tây Nguyên ngủ yên trên đỉnh đồi mà hãy đánh thức nó bằng chính giọng nói của rừng, bằng bàn tay của bà con và bằng tình yêu với buôn làng của mình.

Ý nghĩa các biểu tượng trong lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui

Ý nghĩa các biểu tượng trong lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui là hiện tượng văn hóa xã hội đặc sắc của cộng đồng người Jrai ở Plei Ơi, xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai. Nghi lễ này tập hợp nhiều biểu tượng văn hóa độc đáo giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thế giới tâm linh của cư dân bản địa.

Qua xứ trầm hương: Di sản văn hóa từ miền duyên hải Khánh Hòa - Bài 1: Di sản văn hóa từ miền duyên hải

Qua xứ trầm hương: Di sản văn hóa từ miền duyên hải Khánh Hòa - Bài 1: Di sản văn hóa từ miền duyên hải

“Khánh Hòa là xứ trầm hương/Non cao biển rộng người thương đi về” - những câu thơ của nhà nghiên cứu Quách Tấn trong biên khảo Xứ trầm hương vừa là sự khẳng định danh xưng của một miền đất, vừa như lời mời gọi lữ khách bốn phương tìm về với thủ phủ của trầm hương Việt Nam.

Tây Nguyên: Nhịp sống mới dưới những nếp nhà xưa

Tây Nguyên: Nhịp sống mới dưới những nếp nhà xưa

Nhắc đến đại ngàn Tây Nguyên, có lẽ biểu tượng văn hóa “sừng sững” chính là những mái nhà rông, nhà dài truyền thống của đồng bào các dân tộc. Trong những biến chuyển của thời đại, không gian che chở các hộ gia đình và lan tỏa văn hóa cộng đồng ấy khó tránh khỏi những hư hao, nghiêng ngả.

Đa dạng lễ cúng cầu mưa của người Jrai

Đa dạng lễ cúng cầu mưa của người Jrai

(GLO)- Tuy có sự phát triển của hệ thống thủy lợi song lễ cúng cầu mưa vẫn đóng vai trò quan trọng trong đời sống cư dân vùng thung lũng Cheo Reo. Sự đa dạng trong nghi thức cúng của mỗi cộng đồng dân cư đã góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.

null