Ngõ nhỏ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Tôi lạc mãi vào những vòng vèo uốn lượn, trong một buổi chiều trung du đầy nắng. Những con ngõ nhỏ với dốc lên dốc xuống, những bờ đá cũ xưa rêu xám phủ lên nắng chiều khiến tôi có cảm giác mình không còn thuộc về thời hiện tại. Và cây lá cứ theo nắng mà ngời lên.

Có lẽ ai sinh ra nơi thôn quê cũng đã từng lớn lên cùng những con ngõ nhỏ. Đó không chỉ là nẻo đi về thân thuộc, mà còn là nơi lưu giữ những bước chân chập chững đầu đời. Đó là nơi đám bạn thập thò bờ giậu rồi bí mật phát những tín hiệu để người trong nhà trốn cha mẹ mà gia nhập vào đám “phá làng phá xóm” biết bao buổi trưa nắng như nung. Đó là nơi ánh mắt ai ngại ngùng trao gửi lời yêu thương thuở đầu đời…

Còn bao nhiêu những điều đẹp đẽ mà con ngõ nhỏ đã chứng kiến và lưu giữ. Nguyễn Bính chẳng đã từng thủ thỉ câu chuyện về cô hàng xóm “Nhà nàng ở cạnh nhà tôi/Cách nhau cái giậu mồng tơi xanh rờn” đó sao. Cũng cùng cảm hứng về con ngõ như vậy, Nguyễn Đại Nghĩa lại kể “Ngày xuân bên giậu cúc tần/Chiều mưa em đứng bần thần đợi tôi”…

Những con ngõ nơi miền quê thường gắn với màu xanh cây lá. Đó là màu xanh thân thuộc của tre trúc, của râm bụt, cúc tần, của chè lam, duối dại… Đó là sắc xanh của làng quê, thứ màu sắc làm nên sự thanh tĩnh và yên bình. Những con ngõ đúng như miêu tả trong thơ của Nguyễn Khuyến: “Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe” còn gợi ra bao nhiêu vẻ kỳ bí và trí tò mò.

Chúng tôi chẳng đã có những đêm nhìn ra con ngõ lập lòe đom đóm mà chìm vào những câu chuyện đầy liêu trai, rồi sợ sệt xin ngủ lại nhà đứa bạn vì không đứa nào dám về. Hoặc giữa đêm tối ấy, cả đám ù té chạy khi một đứa nào đó bỗng dưng hét toáng lên để hù dọa những đứa nhát gan.

Niềm vui ngỏ nhỏ. Minh họa: HUYỀN TRANG

Niềm vui ngỏ nhỏ. Minh họa: HUYỀN TRANG

Bốn mùa đi qua, khi hoa bưởi thơm vào lòng đêm đưa mùa xuân về, con ngõ như ướp đượm trong ngào ngạt hương hoa. Rồi những đêm mùa hè có trăng, bờ tre, bụi duối thành nơi trốn tìm của đám trẻ hiếu động nơi ngõ nhỏ. Mùa thu vẽ lên tán cây xoan sắc vàng mơ lác đác buông xuống những chiếc lá nhuốm màu thời gian, bâng khuâng xao xuyến. Rồi cây lá khẳng khiu dần khi những cơn gió mùa tràn về đem theo hơi lạnh. Con ngõ cũng náo nhiệt hay vắng vẻ theo mùa.

Xuân qua đông tới, chỉ bàn chân trẻ nhỏ loanh quanh đầu ngõ ngóng mẹ về là mùa nào cũng vậy. Mẹ đi chợ hay làm đồng, đám trẻ cũng dõi ra đầu ngõ mà ngóng mà trông. Những con ngõ dìu đôi bàn chân nhỏ dần trở nên cứng cáp, rồi rời xa. Người trông ra nơi đầu ngõ ngóng đôi bàn chân trẻ nhỏ ngày nào trở về lại là những người mẹ. Bãi bể nương dâu, vật đổi sao dời, gói gọn lại thành điều đơn giản đến nhường ấy.

Tôi đã đặt bàn chân mình qua bao nhiêu con ngõ nhỏ. Có phải từ ký ức xa xưa mà tôi luôn dành những cảm xúc đặc biệt cho những con ngõ quanh co phủ bóng cây xanh mà mình từng chạm tới.

Từ những con ngõ dốc ngược dựng đứng dẫn lối trên những rẻo cao đến những con ngõ rợp bóng hàng dừa nơi miền Tây sông nước. Từ những con ngõ nhỏ nơi phố phường chật chội ngược chiều còn có thể chạm vai nhau đến những lối ngõ được cắt tỉa đẹp chỉn chu nơi nhà vườn xứ Huế… Nơi nào cũng như chạm khắc vào tôi những mến thương không gì có thể mờ phai được.

Bao nhiêu năm nơi phố thị, nhà tôi cũng nép mình trong ngõ nhỏ. Mỗi lần nghe lời hát “ngõ nhỏ phố nhỏ, nhà tôi ở đó”, lòng tôi lại như cựa quậy bởi hàng trăm con ngõ dẫn lối về những ngôi nhà tràn đầy sự ấm áp nép mình sau những rặng biếc xanh.

Con ngõ không chỉ là một lối đi về. Có khi, nó còn là một phần cấu thành văn hóa, một phần làm nên đời sống, như một phần hơi thở không thể thiếu trong đời sống của người Việt. Dù sinh trưởng ở thành thị hay nông thôn, ngõ phố hay ngõ quê, với những người có tình, có lẽ trong tâm thức, cái nẻo đi về nhỏ bé ấy sẽ mãi níu giữ đôi bàn chân ta.

Có thể bạn quan tâm

Nhớ những mùa vàng

Nhớ những mùa vàng

(GLO)- Những mùa lúa vàng trĩu bông thơm mùi rơm rạ là hình ảnh đã ăn sâu vào ký ức bao thế hệ người Việt, đặc biệt là những người lớn lên ở thôn quê.
Thơm thảo mùa thu

Thơm thảo mùa thu

(GLO)- Một buổi chiều thu, giữa người xe phố phường giăng mắc, tôi chợt thấy bên vỉa hè một chị hàng rong lặng lẽ bày ra những quả hồng. Những quả hồng chín ửng căng bóng, màu cam đỏ pha chút thẫm xanh dịu mắt được xếp vào chiếc mẹt tre.
Cơn bão đi qua

Cơn bão đi qua

Bão đi qua, ta thêm yêu thương, biết sẻ chia hơn với những mảnh đời khốn khó. Bão tan, ta bắt đầu lại từ những mầm xanh hy vọng...
Giấc mơ về mẹ

Giấc mơ về mẹ

(GLO)- Đêm khuya. Chốc chốc, những đợt mưa nối nhau quất rào rạt lên mái tôn. Hơi lạnh len lỏi xuyên qua lớp chăn thấm vào da thịt. Con gái tôi giật mình, khóc ré lên vì sợ.
Cái gạc-măng-rê của mẹ

Cái gạc-măng-rê của mẹ

Mấy tuần nay, bà ngoại sắp nhỏ dọn nhà đi nơi khác nên những thứ đồ cũ kỹ được bỏ bớt. Chỉ có cái gạc-măng-rê (garde manger), chuyển mấy lần nhưng mẹ tôi để hoài không nỡ bỏ. Cái gạc-măng-rê được đặt ở góc bếp, lặng im, cũ kỹ nhưng chứa đầy kỷ niệm của từng thành viên.
Hương ổi mùa xa

Hương ổi mùa xa

(GLO)- Tôi không lớn lên giữa đồng bằng miền Bắc để được biết đến cái ngọt ngào và tinh túy của đất trời vào thu bằng hương cốm hay hương thị đẫm hồn xưa.
Tự “chữa lành” cho bản thân

Tự “chữa lành” cho bản thân

(GLO)- Cứ gần đến ngày nghỉ lễ là các anh chị đồng nghiệp lại xúm xít hỏi nhau: “Lễ này đi chơi ở đâu?”. Còn tôi thì chỉ muốn nghỉ ngơi bên gia đình. Đã rất nhiều năm rồi, tôi không có khái niệm đi chơi ngày lễ, nhất là những chuyến đi chơi xa dài ngày.
Tháng Chín...

Tháng Chín...

Tháng Chín khiến người ta nhớ và bâng khuâng khi vấn vương một tà áo trắng, một ánh mắt cười trong ngày khai giảng. Mới đó mà đã gần hai mươi năm trôi qua. Không dưng thèm bé lại, được hồn nhiên tung tăng cắp sách tới trường như thuở nào.
Hương vị của kỷ niệm

Hương vị của kỷ niệm

Hôm rồi, đứa em ở Bến Tre lên thành phố, ghé nhà thăm và tặng một bịch nhãn long nhà trồng được. Cầm bịch nhãn long trên tay mà Linh ngỡ ngàng vì có trái vỏ màu trắng, trái thì vỏ màu tím, nhãn long giờ thật lạ.
Cuốn sách bị đánh cắp

Cuốn sách bị đánh cắp

Chiếc xe khách như con trâu kiệt sức, phì phò thở hắt ra mấy lượt rồi bất động. Gã tài xế trẻ măng vặn vặn mấy cái nút, cố khởi động lại nhưng chiếc xe vẫn im ru.
Bí mật của thời gian

Bí mật của thời gian

(GLO)- Có lẽ do bản tính thích quan sát và để ý mọi thứ quanh mình nên tôi thường đặt ra những câu hỏi. Có lần, tôi đã hỏi một người bạn: “Trên đời này, có thứ gì chứa nhiều bí mật hơn thời gian?”.
Nghĩa tình hàng xóm

Nghĩa tình hàng xóm

(GLO)- Mặc dù chuyển đến nơi ở mới đã lâu nhưng thỉnh thoảng tôi vẫn về thăm những người hàng xóm cũ. Gặp nhau tay bắt mặt mừng, nói chuyện hoài không hết, tôi lại càng thấm thía hơn lời dạy của người xưa “Hàng xóm tối lửa, tắt đèn có nhau”.
Tháng Chín yêu thương

Tháng Chín yêu thương

Ngày đầu tiên của tháng Chín, tôi đi trong nắng thu vàng mà lòng trào dâng nhiều cảm xúc. Xin gửi lời chào tháng mới yêu thương, với Tết Độc lập của dân tộc và những ngày đầu đến trường sau kỳ nghỉ hè.

Chòi rẫy

Chòi rẫy

(GLO)- Trong rẫy của người Jrai bao giờ cũng có một cái chòi. Sau khi thu hoạch nông sản, tất cả sẽ được cất giữ tại chòi rẫy.
Ngóng mẹ đi chợ về

Ngóng mẹ đi chợ về

(GLO)- Ngóng mẹ đi chợ về luôn là cả một niềm yêu thích với tuổi thơ của chị em chúng tôi. Mỗi lần mẹ đi chợ là chị em mau mải chạy ra cổng hoặc tận đầu ngõ, trốn dưới một bóng cây nào đó và mắt thì cứ liên tục ngóng ra phía mẹ đi về.
Chuyện tình ở xóm Đá Côi

Chuyện tình ở xóm Đá Côi

“Đá Côi”, tên xóm có từ khi nào không ai biết, kể cả ông Sáu, người lớn tuổi nhất vùng lớn lên từ thời Pháp thuộc, trải qua 20 năm kháng chiến chống Mỹ, giờ vẫn còn trụ lại với bà con nhiều thế hệ.
Ngồi ngắm sương mù

Ngồi ngắm sương mù

(GLO)- Nhiều lần, tôi thấy mình cứ nhớ thương một thứ gì đó rất mơ hồ, hình như là sương mù. Bạn tôi cười bảo: “Sương mù ở đâu mà chẳng có, ngay trong thành phố này, cứ thức dậy thật sớm để chạy bộ ven hồ, trong công viên... là thấy được sương mù giăng tầng tầng lớp lớp”. 
Chờ mùa

Chờ mùa

(GLO)- Ông bà thường nói: Mưa lúc nào mát mặt lúc ấy! Đó là khi trời oi bức, khô hanh, chứ lê rê mãi hoài món “đặc sản” mưa cao nguyên thì quả thực là... rát mặt. Thức dậy trong tiếng mưa rơi ràn rạt trên mái hiên sau một đêm chập chờn, hẳn là nhiều người sẽ có tâm trạng chờ mùa, chờ nắng.
Bao la tình mẹ

Bao la tình mẹ

Chị không thương con như cách những người mẹ khác hay làm, nhưng chị là một người mẹ vĩ đại. Đó là những gì mà tôi và nhiều người nhìn thấy ở chị- một người phụ nữ bị thiểu năng trí tuệ, yếu thế trong xã hội.