Bà tôi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Từ nhỏ, mấy anh chị em tôi sống cùng bà ngoại. Mắt chỉ nhìn thấy ánh sáng mờ mờ nhưng việc gì bà cũng làm được. 5 anh chị em tôi do một tay bà chăm sóc, dạy dỗ. Nhờ vậy mà nếp sống của bà đã trở thành một phần thói quen của anh chị em tôi.

Hồi ấy, nước dùng trong sinh hoạt hàng ngày đều phải lấy từ chiếc giếng quay tay. Bố mẹ tôi ngày nào cũng đi làm đến tận chiều tối mới về nên việc giặt giũ, cơm nước đều do bà đảm nhiệm. Sáng nào bà cũng lúi cúi quay nước chứa đầy 2 cái thùng phuy trong nhà. Giếng nước ở Tây Nguyên sâu đến 24-25 m nên cái tay quay nước vừa to, vừa nặng. Vì thế, mỗi lần kéo được thùng nước lên miệng giếng, bà phải tốn khá nhiều sức.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Minh họa: HUYỀN TRANG

Thấy bà vất vả quay từng thùng nước như vậy, mẹ thường nhắc anh em tôi không được phung phí. Nước giặt đồ lần một, lần hai được mẹ tận dụng để rửa chuồng heo. Nước giặt đồ lần ba được trữ lại trong thau để anh em chúng tôi rửa tay chân rồi mới tráng lại bằng một ca nước sạch. Nước vo gạo lần một thì để dành tưới cây, nước lần hai dùng để rửa rau. Nước rửa rau lần ba thì để lại ngâm chén, rửa chén lần đầu. Cứ như vậy, nước được tiết kiệm một cách triệt để nhất.

Mặc dù cố gắng dè sẻn, nhưng chỉ đến nửa ngày thì phuy nước cũng vơi đi hơn nửa. Lùa được đám cháu lên giường ngủ trưa là bà lại tranh thủ ra vườn nhổ cỏ, nhặt củi. Đến đầu giờ chiều, bà lại tiếp tục hành trình quay nước để mấy đứa cháu được tắm gội sạch sẽ. Tối đến, trước khi đi ngủ, bà thường lấy lọ cao Sao Vàng ra để xoa bóp tay chân cho bớt nhức mỏi. Cũng bởi thế mà mùi dầu cao đã trở thành mùi đặc trưng của bà.

Khi chúng tôi dần khôn lớn cũng là lúc tấm lưng của bà ngày một còng thêm. Anh chị em tôi quyết định giúp bà quay nước. Buổi trưa, đợi lúc bà cho em ngủ, 3 anh em lén ra giếng nước. Cái thùng tôn đã được úp lại ngay ngắn một bên nắp giếng. Xịch cái nắp nặng trịch ấy sang một bên, anh Ba cẩn thận cầm dây thừng thả cái thùng xuống. Thuận đà, cái thùng quay tít rồi lao thẳng xuống giếng, đụng nước đánh ầm một tiếng, từng vòng sóng nước loang ra. Anh Ba giật giật sợi dây mấy cái, lựa cho nước chảy vào đầy thùng rồi ra hiệu cho 2 chị em bắt đầu kéo lên.

Vừa lên quá miệng giếng một chút là anh Ba nhắc chị em tôi nắm chắc tay quay để anh vươn người ra níu thùng nước vào đặt trên thành giếng. Thùng nước đầu tiên được kéo lên, 3 anh em vừa nhìn nhau cười, vừa khệ nệ xách nước đổ vào cái thùng phuy to đặt gần đó. Đến khi kéo thùng thứ hai, 3 anh em chủ quan, không níu sợi dây thừng mà thả thẳng chiếc thùng rỗng xuống giếng. Mặc cho quay tay quay tít, chạm nước ầm rồi mà cái tay quay thuận đà vẫn quay thêm mấy vòng khiến anh Ba sợ, định nhào vào níu lại. May lúc đó có chú nhà bên níu kịp tay quay trước khi nó va vào trán anh Ba.

Sau bữa đó, mỗi lần giúp bà kéo nước, mấy chị em đều thả thùng cẩn thận. Bà biết vậy nên không cấm nữa mà chỉ dạy chúng tôi cách thả từ từ cho thùng xuống nhẹ, lắc dây cho nước vào tầm nửa thùng rồi quay lên. Từ đó, 3 chị em tôi dần thay bà đảm đương các công việc nhà, để mỗi tối, khi nằm cạnh bà lại được ôm và hít hà mùi thơm của bà chứ không phải mùi của lọ dầu cao nơi đầu giường nữa.

Có thể bạn quan tâm

Nhớ những mùa vàng

Nhớ những mùa vàng

(GLO)- Những mùa lúa vàng trĩu bông thơm mùi rơm rạ là hình ảnh đã ăn sâu vào ký ức bao thế hệ người Việt, đặc biệt là những người lớn lên ở thôn quê.
Thơm thảo mùa thu

Thơm thảo mùa thu

(GLO)- Một buổi chiều thu, giữa người xe phố phường giăng mắc, tôi chợt thấy bên vỉa hè một chị hàng rong lặng lẽ bày ra những quả hồng. Những quả hồng chín ửng căng bóng, màu cam đỏ pha chút thẫm xanh dịu mắt được xếp vào chiếc mẹt tre.
Cơn bão đi qua

Cơn bão đi qua

Bão đi qua, ta thêm yêu thương, biết sẻ chia hơn với những mảnh đời khốn khó. Bão tan, ta bắt đầu lại từ những mầm xanh hy vọng...
Giấc mơ về mẹ

Giấc mơ về mẹ

(GLO)- Đêm khuya. Chốc chốc, những đợt mưa nối nhau quất rào rạt lên mái tôn. Hơi lạnh len lỏi xuyên qua lớp chăn thấm vào da thịt. Con gái tôi giật mình, khóc ré lên vì sợ.
Cái gạc-măng-rê của mẹ

Cái gạc-măng-rê của mẹ

Mấy tuần nay, bà ngoại sắp nhỏ dọn nhà đi nơi khác nên những thứ đồ cũ kỹ được bỏ bớt. Chỉ có cái gạc-măng-rê (garde manger), chuyển mấy lần nhưng mẹ tôi để hoài không nỡ bỏ. Cái gạc-măng-rê được đặt ở góc bếp, lặng im, cũ kỹ nhưng chứa đầy kỷ niệm của từng thành viên.
Hương ổi mùa xa

Hương ổi mùa xa

(GLO)- Tôi không lớn lên giữa đồng bằng miền Bắc để được biết đến cái ngọt ngào và tinh túy của đất trời vào thu bằng hương cốm hay hương thị đẫm hồn xưa.
Tự “chữa lành” cho bản thân

Tự “chữa lành” cho bản thân

(GLO)- Cứ gần đến ngày nghỉ lễ là các anh chị đồng nghiệp lại xúm xít hỏi nhau: “Lễ này đi chơi ở đâu?”. Còn tôi thì chỉ muốn nghỉ ngơi bên gia đình. Đã rất nhiều năm rồi, tôi không có khái niệm đi chơi ngày lễ, nhất là những chuyến đi chơi xa dài ngày.
Tháng Chín...

Tháng Chín...

Tháng Chín khiến người ta nhớ và bâng khuâng khi vấn vương một tà áo trắng, một ánh mắt cười trong ngày khai giảng. Mới đó mà đã gần hai mươi năm trôi qua. Không dưng thèm bé lại, được hồn nhiên tung tăng cắp sách tới trường như thuở nào.
Hương vị của kỷ niệm

Hương vị của kỷ niệm

Hôm rồi, đứa em ở Bến Tre lên thành phố, ghé nhà thăm và tặng một bịch nhãn long nhà trồng được. Cầm bịch nhãn long trên tay mà Linh ngỡ ngàng vì có trái vỏ màu trắng, trái thì vỏ màu tím, nhãn long giờ thật lạ.
Cuốn sách bị đánh cắp

Cuốn sách bị đánh cắp

Chiếc xe khách như con trâu kiệt sức, phì phò thở hắt ra mấy lượt rồi bất động. Gã tài xế trẻ măng vặn vặn mấy cái nút, cố khởi động lại nhưng chiếc xe vẫn im ru.
Bí mật của thời gian

Bí mật của thời gian

(GLO)- Có lẽ do bản tính thích quan sát và để ý mọi thứ quanh mình nên tôi thường đặt ra những câu hỏi. Có lần, tôi đã hỏi một người bạn: “Trên đời này, có thứ gì chứa nhiều bí mật hơn thời gian?”.
Nghĩa tình hàng xóm

Nghĩa tình hàng xóm

(GLO)- Mặc dù chuyển đến nơi ở mới đã lâu nhưng thỉnh thoảng tôi vẫn về thăm những người hàng xóm cũ. Gặp nhau tay bắt mặt mừng, nói chuyện hoài không hết, tôi lại càng thấm thía hơn lời dạy của người xưa “Hàng xóm tối lửa, tắt đèn có nhau”.
Tháng Chín yêu thương

Tháng Chín yêu thương

Ngày đầu tiên của tháng Chín, tôi đi trong nắng thu vàng mà lòng trào dâng nhiều cảm xúc. Xin gửi lời chào tháng mới yêu thương, với Tết Độc lập của dân tộc và những ngày đầu đến trường sau kỳ nghỉ hè.

Chòi rẫy

Chòi rẫy

(GLO)- Trong rẫy của người Jrai bao giờ cũng có một cái chòi. Sau khi thu hoạch nông sản, tất cả sẽ được cất giữ tại chòi rẫy.
Ngóng mẹ đi chợ về

Ngóng mẹ đi chợ về

(GLO)- Ngóng mẹ đi chợ về luôn là cả một niềm yêu thích với tuổi thơ của chị em chúng tôi. Mỗi lần mẹ đi chợ là chị em mau mải chạy ra cổng hoặc tận đầu ngõ, trốn dưới một bóng cây nào đó và mắt thì cứ liên tục ngóng ra phía mẹ đi về.
Chuyện tình ở xóm Đá Côi

Chuyện tình ở xóm Đá Côi

“Đá Côi”, tên xóm có từ khi nào không ai biết, kể cả ông Sáu, người lớn tuổi nhất vùng lớn lên từ thời Pháp thuộc, trải qua 20 năm kháng chiến chống Mỹ, giờ vẫn còn trụ lại với bà con nhiều thế hệ.
Ngồi ngắm sương mù

Ngồi ngắm sương mù

(GLO)- Nhiều lần, tôi thấy mình cứ nhớ thương một thứ gì đó rất mơ hồ, hình như là sương mù. Bạn tôi cười bảo: “Sương mù ở đâu mà chẳng có, ngay trong thành phố này, cứ thức dậy thật sớm để chạy bộ ven hồ, trong công viên... là thấy được sương mù giăng tầng tầng lớp lớp”. 
Chờ mùa

Chờ mùa

(GLO)- Ông bà thường nói: Mưa lúc nào mát mặt lúc ấy! Đó là khi trời oi bức, khô hanh, chứ lê rê mãi hoài món “đặc sản” mưa cao nguyên thì quả thực là... rát mặt. Thức dậy trong tiếng mưa rơi ràn rạt trên mái hiên sau một đêm chập chờn, hẳn là nhiều người sẽ có tâm trạng chờ mùa, chờ nắng.
Bao la tình mẹ

Bao la tình mẹ

Chị không thương con như cách những người mẹ khác hay làm, nhưng chị là một người mẹ vĩ đại. Đó là những gì mà tôi và nhiều người nhìn thấy ở chị- một người phụ nữ bị thiểu năng trí tuệ, yếu thế trong xã hội.