Bộ Công Thương sẽ phối hợp xử lý mạnh tay hoạt động đa cấp biến tướng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các bộ, ngành, nhất là cơ quan công an, xử lý nghiêm minh trường hợp hoạt động đa cấp biến tướng để nâng cao tính răn đe và ngăn ngừa sớm hệ lụy xấu cho xã hội.
Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các bộ, ngành, lực lượng liên quan, nhất là cơ quan công an, xử lý nghiêm minh trường hợp vi phạm, nâng cao tính răn đe và ngăn ngừa sớm hệ lụy xấu cho xã hội. (Nguồn: Vietnam+)

Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các bộ, ngành, lực lượng liên quan, nhất là cơ quan công an, xử lý nghiêm minh trường hợp vi phạm, nâng cao tính răn đe và ngăn ngừa sớm hệ lụy xấu cho xã hội. (Nguồn: Vietnam+)

Mặc dù được pháp luật công nhận nhưng do một số lượng không nhỏ doanh nghiệp kinh doanh đa cấp làm ăn chụp giật, lừa đảo, gây nên sự mất lòng tin trong nhân dân, ảnh hưởng xấu đến môi trường kinh doanh đa cấp và doanh nghiệp chân chính.

Do đó, để ngăn chặn hoạt động đa cấp biến tướng, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các bộ, ngành, lực lượng liên quan, nhất là cơ quan công an, xử lý nghiêm minh trường hợp vi phạm, nâng cao tính răn đe và ngăn ngừa sớm hệ lụy xấu cho xã hội.

Theo ông Võ Đan Mạch, Tổng Thư ký Hiệp hội Bán hàng đa cấp Việt Nam, hiện nay vẫn tồn tại một số doanh nghiệp đang biến tướng kinh doanh đa cấp gây thiệt hại lớn và mất bình đẳng giữa doanh nghiệp.

Tuy nhiên, thị trường đa cấp Việt Nam vẫn đang có những bước phát triển mạnh với rất nhiều nhà bán hàng lớn, đã chứng tỏ mình với người tiêu dùng trong nước và quốc tế.

Kinh doanh đa cấp vốn phát triển tốt ở những nền kinh tế phát triển, có hành lang pháp lý rõ ràng và ý thức thượng tôn pháp luật của người dân cao. Thế nhưng, khi du nhập về Việt Nam, mô hình này thường bị lợi dụng, biến tướng và để lại nhiều hệ lụy cho nền kinh tế cũng như an ninh trật tự, tác động tiêu cực đến niềm tin của người tiêu dùng.

Nhận định về vấn đề này, ông Phạm Văn Cao (Ủy ban Cạnh tranh quốc gia) cho biết, bán hàng đa cấp chỉ là một phương thức bán theo hình thức nhiều cấp, phương thức phân phối bán lẻ.

Tuy nhiên, bán hàng đa cấp bất chính lại là hoạt động không hợp pháp và gây hệ lụy rất lớn cho cộng đồng, xã hội. Theo đó, dấu hiệu dễ nhận biết nhất chính là phải đặt cọc, nộp tiền tham gia, bắt buộc mua hàng, tuyển dụng thành viên nhưng không bán hàng hoặc hàng không giá trị.

Ngoài ra, còn vài dấu hiệu khác như nói quá nhiều về cơ hội làm giàu, công dụng sản phẩm, không cho trả lại hàng...

Đặc biệt, việc khiến các tổ chức bán hàng đa cấp không tin cậy có thể nhận ra kiểu hướng dẫn cách vay mượn, cầm cố tài sản, cách che giấu kế hoạch làm giàu, không giấy tờ biên lai rõ ràng, nộp tiền qua tài khoản cá nhân.

“Thông thường và hầu như kịch bản chung của mô hình bán hàng đa cấp bất hợp pháp sẽ phô trương giới thiệu dự án, dẫn dắt nội dung để đánh vào tâm lý từ việc dàn dựng khiến khách hàng không thể bỏ lỡ cơ hội này và cuối cùng là chốt đơn. Tuy nhiên, không phải công ty nào cũng lừa đảo. Bán hàng đa cấp được pháp luật công nhận, phải đăng ký giấy phép hoạt động, chịu sự quản lý rất chặt chẽ,” ông Phạm Văn Cao bày tỏ.

Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh Trần Thu Hà cho biết từ khảo sát nhận diện những vấn đề tác động đến sinh viên thành phố thực hiện mới đây cho thấy, bên cạnh chuyện học hành, các bạn rất quan tâm vấn đề tài chính, việc làm.

Các bạn luôn có nhu cầu tìm kiếm cơ hội việc làm để gia tăng nguồn tài chính, trau dồi kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp và mở rộng mối quan hệ.

Song, thực tế không phải bạn nào cũng đủ kiến thức để nhận diện và tìm được những công việc phù hợp. Lợi dụng điều này, có những cá nhân, tổ chức đã lôi kéo sinh viên tham gia vào các hình thức kinh doanh; trong đó, có kinh doanh đa cấp bất hợp pháp với sự biến tướng, tinh vi và biểu hiện ngày càng nguy hiểm.

Báo cáo của Ủy ban Cạnh tranh quốc gia (Bộ Công Thương) nêu rõ, cả nước hiện có 20 doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp.

Tổng số lượng người tham gia bán hàng đa cấp hiện khoảng 750.000 người, doanh thu tăng trưởng từ 10-20%/năm và tập trung ở một nhóm doanh nghiệp lớn.

Các doanh nghiệp này hiện đang hoạt động tuân thủ quy định tại Nghị định 18/2023/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 40/2018/ NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.

Đáng lưu ý, ngoài các doanh nghiệp luôn tuân thủ quy định của pháp luật, vẫn còn nhiều trường hợp đã lợi dụng đặc điểm của mô hình kinh doanh theo phương thức đa cấp để trục lợi bất chính, lừa đảo người tham gia bán hàng đa cấp cũng như người tiêu dùng.

Bởi vậy, sản phẩm được kinh doanh qua hệ thống đa cấp phần lớn là mặt hàng khó kiểm tra được về giá trị, chất lượng, hiệu quả sản phẩm mà phổ biến nhất là các loại thực phẩm chức năng hay thiết bị hỗ trợ chăm sóc sức khỏe.

Không dừng lại ở đó, các đối tượng còn sử dụng chiêu thức dụ dỗ, lôi kéo người tham gia bán hàng đa cấp vào hoạt động mua cổ phần, góp vốn, hợp tác kinh doanh, mua phân quyền kinh doanh.

Cùng đó là hình thức đầu tư tài chính, tiền ảo, ngoại hối, các khóa học online... gây ra những thất thoát lớn về kinh tế cho nhiều người.

Nếu không tỉnh táo, người dân rất dễ bị dẫn dụ thông qua môi trường giao tiếp không biên giới trên không gian mạng ngoài khuôn khổ quản lý của Nghị định 18/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 40/2018/NĐ-CP ngày 12/3/2018 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.

Cũng theo báo cáo của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, từ năm 2016 đến nay, Bộ Công Thương đã thu hồi giấy chứng nhận và chấm dứt, tạm ngừng hoạt động bán hàng đa cấp đối với 25 doanh nghiệp; điều tra 65 vụ việc, xử phạt 64 trường hợp với tổng số tiền phạt 11 tỷ đồng.

Riêng trong năm 2023, Bộ Công Thương đã xử phạt vi phạm hành chính đối với 5 doanh nghiệp bán hàng đa cấp và 1 cá nhân người tham gia bán hàng đa cấp tổng số tiền phạt hơn 1,1 tỷ đồng.

Các vi phạm được công bố công khai trên trang thông tin điện tử của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia nên việc tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp đã có chuyển biến tích cực.

Chia sẻ từ các chuyên gia thương mại, tại Việt Nam, kinh doanh đa cấp bắt đầu bước chân vào thị trường từ những năm đầu thế kỷ 21.

Để hòa nhập với xu hướng chung của thế giới cũng như đáp ứng tình hình thực tế tại Việt Nam, hành lang pháp lý về kinh doanh đa cấp đã dần được hình thành.

Tuy nhiên, do các quy định và chế tài quản lý còn khá lỏng lẻo, nhiều kẽ hở nên loại hình kinh doanh đa cấp đã phát triển và biến tướng theo một chiều hướng rất xấu.

Nhiều cá nhân, tổ chức lợi dụng tính hợp pháp của mô hình kinh doanh này để trục lợi, làm trái quy định của pháp luật Việt Nam và lôi kéo nhiều người dân tham gia.

Ông Lê Triệu Dũng, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia cho hay, do số lượng người tham gia bán hàng đa cấp rất đông đảo nên vẫn còn những biểu hiện chưa tuân thủ pháp luật trong việc tổ chức các hoạt động hội họp, đào tạo, tập huấn.

Hiện tại, doanh nghiệp chủ yếu đào tạo cơ bản cho người tham gia bán hàng đa cấp bằng phương thức đào tạo trực tuyến (xấp xỉ 98%). Tuy vậy, vẫn có dấu hiệu thực hiện đào tạo cơ bản đối phó tại nhiều doanh nghiệp đa cấp.

Ngoài ra, vẫn có hiện tượng doanh nghiệp không giám sát chặt chẽ, để người tham gia bán hàng đa cấp vi phạm quy tắc hoạt động, vi phạm quy định pháp luật trong quá trình hoạt động.

Hơn nữa, với việc hoạt động của doanh nghiệp bán hàng đa cấp có phép bị quản lý chặt chẽ, việc kinh doanh biến tướng dựa trên mô hình kinh doanh đa cấp ngày càng diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng trong thời gian gần.

Nguyên do bởi công việc này khá dễ dàng và nhanh chóng thu được khoản lợi bất chính nên có nhiều đối tượng bất chấp quy định pháp luật để trục lợi.

Chính vì vậy, khi phát hiện hoặc tiếp nhận các thông tin về dấu hiệu của hoạt động kinh doanh đa cấp không phép, biến tướng, Bộ Công Thương đã chuyển thông tin, tài liệu đến các cơ quan, đơn vị liên quan của Bộ Công an để theo dõi, tiến đến xử lý hình sự theo quy định tại qua Điều 217a Bộ luật Hình sự.

Cụ thể, năm 2023, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đã chuyển thông tin về 5 trường hợp có dấu hiệu kinh doanh đa cấp biến tướng, không phép cho Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao-Bộ Công an để theo dõi, giám sát và xử lý kịp thời. Đồng thời, phối hợp trả lời, cung cấp thông tin cho cơ quan công an các địa phương như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Tĩnh, Hà Nam, Quảng Bình, Đà Nẵng trong việc xác định, xử lý các hoạt động kinh doanh đa cấp có dấu hiệu bất hợp pháp.

Thời gian tới, để tiếp tục chấn chỉnh hoạt động kinh doanh đa cấp biến tướng, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia sẽ tăng cường tuyên truyền, cảnh báo để nâng cao nhận thức của người dân trước biểu hiện của đa cấp biến tướng.

Bên cạnh đó, phối hợp với các bộ, ngành, lực lượng liên quan, nhất là cơ quan công an, xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm, nâng cao tính răn đe và ngăn ngừa sớm các hệ lụy xấu cho xã hội.

Đặc biệt, chú trọng tuyên truyền về đa cấp bất chính nhằm hạn chế nguy cơ người dân tham gia cũng như nâng cao nhận thức tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Nhà máy Đường An Khê triển khai vụ ép mía 2024-2025. Ảnh: Ngọc Minh

Nhà máy Đường An Khê triển khai vụ ép mía 2024-2025

(GLO)- Sáng 27-11, Nhà máy Đường An Khê (tỉnh Gia Lai) triển khai công tác chuẩn bị vào vụ ép mía 2024-2025; phát động ký cam kết chấp hành các quy định của pháp luật về an ninh trật tự, bảo đảm an toàn giao thông đối với Nhà máy Đường An Khê, cá nhân kinh doanh vận tải niên vụ mía 2024-2025.