Trao tặng hiện vật của Anh hùng Núp cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những kỷ vật quý giá từng gắn bó với Anh hùng Núp (1914-1999) vừa được gia đình trao tặng cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai.

Đây là nghĩa cử đẹp của người thân Bok Núp với mong muốn Bảo tàng tiếp tục phát huy giá trị, lan tỏa những câu chuyện vô cùng thú vị về một người con ưu tú của các dân tộc Tây Nguyên.

Gia đình Anh hùng Núp trao tặng hiện vật cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai. Ảnh: Minh Châu

Gia đình Anh hùng Núp trao tặng hiện vật cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai. Ảnh: Minh Châu

Hơn 200 hiện vật, trong đó chủ yếu là hình ảnh vừa được bà Giang Kim Năm-con dâu Anh hùng Núp (làng Stơr, xã Tơ Tung, huyện Kbang) cùng các thành viên trong gia đình trao tặng cho Bảo tàng tỉnh nhân kỷ niệm110 năm ngày sinh của ông (2/5/1914-2/5/2024).

Có những kỷ vật quý như cái chăn do cố Tổng Bí thư Đỗ Mười tặng khi Anh hùng Núp điều trị trong bệnh viện, huy hiệu do lãnh tụ Fidel Castro tự tay đeo cho ông khi sang thăm đất nước Cuba; một số kỷ vật khi còn sống ông hay sử dụng như 2 cái ghế, kính mắt. Đặc biệt, trong số đó có những kỷ vật gắn với kỷ niệm riêng tư của gia đình như vòng tai Anh hùng Núp tặng cho con dâu và khăn, mũ thổ cẩm của bà Chrơ-người vợ nối dây của ông.

Chị Đinh Giang Hiền (bìa trái)-cháu nội Anh hùng Núp và Thạc sĩ Nguyễn Quang Tuệ (Trưởng phòng quản lý Văn hóa, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch)-tác giả chụp bức chân dung Anh hùng Núp. Ảnh: Minh Châu

Chị Đinh Giang Hiền (bìa trái)-cháu nội Anh hùng Núp và Thạc sĩ Nguyễn Quang Tuệ (Trưởng phòng quản lý Văn hóa, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch)-tác giả chụp bức chân dung Anh hùng Núp. Ảnh: Minh Châu

Bà Giang Kim Năm-người con dâu đã chăm sóc Anh hùng Núp những năm cuối đời, cũng là người đã chắt chiu gìn giữ những kỷ vật của ông kể từ khi ông rời cõi tạm xúc động kể: “Từ khi cha tôi mất (năm 1999), tất cả những gì của ông dù nhỏ nhất đều được tôi cất giữ cẩn thận, nguyên vẹn. Theo phong tục của người Bahnar, khi 1 người về cõi atâu thì tất cả những gì thuộc về người chết đều phải chôn theo. Nhưng trước khi cha mất đã dặn phải trao đồ đạc lại cho Nhà nước. Ước nguyện của ông là muốn mọi người hiểu được những đóng góp của các dân tộc Tây Nguyên.

Do vậy, tôi đã làm theo di nguyện ấy, nhưng vẫn giữ lại 1 số kỷ vật vì có quá nhiều kỷ niệm giữa ông với gia đình. Như cái kính ông đeo khi còn sống, cái ghế ông hay ngồi, cái giường của ông, những đồ vật ông tặng cho người thân…tất cả đều gợi những kỷ niệm, khiến chúng tôi lúc nào cũng nhớ đến ông. Nhưng gia đình bàn bạc và quyết định tặng lại hết cho Bảo tàng. Chúng tôi mong những hiện vật tiếp tục được gìn giữ, bảo quản tốt nhất để chúng có thể kể cho con cái mai sau về cuộc đời và sự nghiệp của một người con của vùng đất Tây Nguyên bất khuất này”.

Bà Giang Kim Năm (bìa trái) và con gái bên chân dung Anh hùng Núp. Ảnh: Minh Châu

Bà Giang Kim Năm (bìa trái) và con gái bên chân dung Anh hùng Núp. Ảnh: Minh Châu

Trước đó, gia đình bà Giang Kim Năm đã tặng cho Nhà lưu niệm Anh hùng Núp (xã Tơ Tung, huyện Kbang) 238 hiện vật, tặng cho Khu di tích lịch sử Trường Cán bộ dân tộc miền Nam (tỉnh Hòa Bình) 8 hiện vật. Bà Giang Kim Năm cho biết thêm: “Sắp tới đây, chúng tôi sẽ tặng lại tất cả những gì liên quan đến Anh hùng Núp do gia đình lưu giữ suốt mấy chục năm qua cho Bảo tàng tỉnh. Ước mong của tôi là những thứ nhỏ nhất liên quan đến ông như 1 mẩu giấy, 1 lá đơn, 1 tấm ảnh… cũng sẽ được gìn giữ cẩn thận”.

Là cháu nội của Anh hùng Núp, chị Đinh Giang Hiền không giấu được sự xúc động khi gia đình trao tặng kỷ vật của ông nội. Chị chia sẻ: “Tôi sinh được 1 năm thì ông nội mất, lúc đó còn quá nhỏ nên không có ký ức gì về ông. Rất may là mẹ tôi còn giữ lại hầu hết những kỷ vật, hình ảnh. Mẹ cũng kể cho chúng tôi nghe nhiều câu chuyện ngỡ như trong sử thi nhưng lại hoàn toàn có thật về ông nội. Điều đó khiến tôi rất tự hào về ông, một người anh hùng. Khi mẹ quyết định trao tặng hiện vật cho Bảo tàng, chúng tôi ủng hộ và hoàn toàn tin tưởng Bảo tàng tỉnh sẽ giúp lan tỏa được giá trị của hiện vật đến công chúng”.

Tượng đài Anh hùng Núp trong khuôn viên Bảo tàng tỉnh Gia Lai. Ảnh: Minh Châu

Tượng đài Anh hùng Núp trong khuôn viên Bảo tàng tỉnh Gia Lai. Ảnh: Minh Châu

Tại buổi tiếp nhận hiện vật, ông Lê Thanh Tuấn-Giám đốc Bảo tàng tỉnh Gia Lai trao chứng nhận, bày tỏ sự tri ân trước nghĩa cử của gia đình Anh hùng Núp. Ông Lê Thanh Tuấn cho biết: “Chúng tôi rất cảm kích nghĩa cử của gia đình, nhất là bà Giang Kim Năm đã gìn giữ kỷ vật suốt mấy chục năm qua và trao tặng số lượng hiện vật lớn cho Bảo tàng. Đây sẽ là nguồn bổ sung làm phong phú thêm những hiện vật, hình ảnh, tư liệu quý về Bok Núp hiện có tại Bảo tàng tỉnh. Hành động ý nghĩa của gia đình Anh hùng Núp cũng góp phần lan tỏa phong trào hiến tặng hiện vật.

Ông Lê Thanh Tuấn (bìa phải)-Giám đốc Bảo tàng tỉnh Gia Lai trao chứng nhận, cảm ơn nghĩa cử của đình Anh hùng Núp. Ảnh: Minh Châu

Ông Lê Thanh Tuấn (bìa phải)-Giám đốc Bảo tàng tỉnh Gia Lai trao chứng nhận, cảm ơn nghĩa cử của đình Anh hùng Núp. Ảnh: Minh Châu

Chúng tôi sẽ nỗ lực bảo vệ, bảo quản khoa học để gìn giữ, đồng thời có kế hoạch tổ chức triển lãm chuyên đề để phát huy giá trị hiện vật đến công chúng, giúp mọi người hiểu về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng lừng lẫy của một người con ưu tú của Tây Nguyên”.

Có thể bạn quan tâm

Di sản Hán Nôm: Khai mở lịch sử văn hóa Gia Lai

Di sản Hán Nôm khai mở lịch sử văn hóa Gia Lai

(GLO)- Có những trầm tích văn hóa nằm im lìm trong những đạo sắc phong cũ kỹ, tờ khế ước ruộng đất phủ bụi thời gian hay văn tế cổ xưa xướng lên nơi đình làng. Tại Gia Lai, kho báu di sản Hán Nôm ấy đang dần được đánh thức, góp phần khai mở lịch sử văn hóa của vùng đất cao nguyên.

Làng Mông trên cao nguyên

Làng người Mông trên cao nguyên

(GLO)- Tính đến thời điểm này, những hộ gia đình người Mông đã sinh sống được 42 năm trên cao nguyên Gia Lai. Vùng đất mà họ chọn là xã Ya Hội, huyện Đak Pơ. Theo thời gian, dấu ấn người Mông ngày càng in đậm trên mảnh đất này.

Tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba

Tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba

(GLO)- Thoát khỏi không gian gò bó trên sân khấu, Ngày hội văn hóa-thể thao các dân tộc thiểu số huyện Krông Pa lần thứ III-2025 được tổ chức dưới những bóng cây cổ thụ trong Công viên Phú Túc đã tái hiện một cách chân thực không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba.

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.

Tháng Tư ở thành phố mang tên Bác

Tháng Tư ở thành phố mang tên Bác

(GLO)- Một ngày giữa tháng Tư, tôi có chuyến thăm TP. Hồ Chí Minh. Như tín hiệu của vũ trụ, có điều gì đó thôi thúc tôi phải về với nơi mà 50 năm về trước, cả dân tộc vỡ òa trong niềm vui của ngày đại thắng, thống nhất non sông.

Nhớ bếp lửa nhà sàn

Nhớ bếp lửa nhà sàn

(GLO)- Gần 50 năm gắn bó với vùng đất Tây Nguyên, tôi đã đi qua nhiều buôn làng, tiếp xúc với bao con người hiền lành như đất, mộc mạc như cây rừng. Và trong những buôn làng đó, từng bếp lửa nhà sàn đã để lại trong tôi ấn tượng đậm sâu với không gian đầm ấm và chân tình

Tháng Tư về nguồn

Tháng Tư về nguồn

(GLO)- Chúng tôi đến TP. Hồ Chí Minh giữa những ngày tháng Tư lịch sử, vào đúng dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Mưa đầu hạ

Mưa đầu hạ

(GLO)- Pleiku vào hạ không báo trước bằng cái nóng gắt gao, cũng chẳng cần đến tiếng ve râm ran hay sắc phượng rực trời. Chỉ cần một cơn mưa đầu mùa, bất chợt, ào ạt mà vô cùng êm dịu là biết hè đã chạm ngõ.