Miên man cỏ hồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Tôi vẫn thường nói với bạn bè rằng, khi quyết tâm gắn bó đời mình với miền đất cao nguyên ngập tràn nắng gió này, tôi thấy mình đã quyết định đúng.

Có lẽ là bởi, tôi là người lãng mạn. Mà không lãng mạn sao được khi Tây Nguyên của chúng ta không chỉ nổi tiếng với thiên nhiên còn giữ được vẻ hoang sơ vừa kỳ vĩ, tráng lệ nhưng cũng rất đỗi trữ tình, nên thơ. Trong suốt 2 mùa mưa nắng, cao nguyên đều tươi sắc hoa. Tôi không chỉ mê mẩn sắc trắng hoa cà phê, sắc vàng tươi của dã quỳ mà còn không thể nào thờ ơ trước loài cỏ hồng miên man khắp các sườn đồi.

Cỏ hồng là một loài cỏ dại, cây nhỏ mọc lan thành đám, thành bãi. Đó là loài hoa cỏ rất đỗi bình thường, lặng lẽ giữa muôn vàn thảo mộc khác trên mặt đất nên có lẽ ban đầu, cây vẫn chưa có tên riêng. Cho đến khi, uống bao nhiêu nắng gió trên Tây Nguyên đại ngàn, cây bung nở những chùm hoa màu hồng xinh xinh, trải dài trên đất trống. Một màu hồng miên man nối tít tới chân trời. Khi đó, người ta lấy cái vẻ đẹp yêu kiều ấy mà gọi tên cỏ hồng. Cách gọi đơn giản nhưng mới chỉ nghe tên thôi đã cảm nhận được sự dịu êm, vô cùng lãng mạn.

Đồi cỏ hồng ở xã Glar, huyện Đak Đoa. Ảnh: Nguyên Võ

Đồi cỏ hồng ở xã Glar, huyện Đak Đoa. Ảnh: Nguyên Võ

Lần đầu tiên tôi biết đến cỏ hồng là khi vô tình thấy cây mọc len lỏi trong bờ rào ở một đám rẫy. Có lẽ vì chen chúc với các loại cây khác, lại chỉ là trong khuôn khổ của cái bờ rào nên cỏ không có điều kiện sinh sôi, nảy nở. Cỏ thu hút tôi bởi vài chùm hoa vươn lên hồng hồng, phơn phớt. Cả chùm hoa ấy là sự kết tụ của thật nhiều bông hoa bé nhỏ, li ti, xinh xắn. Những cánh hoa tí ti, mỏng nhẹ như tơ trời. Ngắt một bông nhỏ giấu trong lòng bàn tay, khi bàn tay xòe ra cũng là khi hoa theo gió ngàn mà bay xa.

Một buổi sáng có nắng xuyên qua làn sương mỏng, tôi tìm đến xã Glar (huyện Đak Đoa), đến để làm bạn với cỏ hồng. Bao la là cỏ, miên man là cỏ, một tấm thảm nhung hồng tươi trải rộng trên bãi mênh mông. Tự hỏi với đất trời, người họa sĩ tài ba nào đã vẽ nên bức tranh phong cảnh này? Họa sĩ đã vẩy bao nhiêu mực hồng lên tờ giấy trắng, vài nét chấm phá là rừng thông xanh xa xa, là bầu trời biêng biếc, là vệt nắng bình minh hiền hòa. Tôi ngỡ như mình được bồng bềnh trong miền cổ tích, ngỡ như được trở về thuở hồng hoang nguyên sơ của đất trời.

Tôi nghĩ về lần đầu tiên nhìn thấy cây cỏ hồng bên bờ rào nhà ai và thật ngạc nhiên trước sức sống bền bỉ, kiên cường của cỏ. Nếu nhìn một vài cây đơn độc chỉ thấy sự mỏng manh, gầy guộc, yếu mềm. Nhưng như một phép màu, cỏ lan nhanh, loang rộng thành khóm, thành khoảnh rồi thành bãi trải dài loang rộng mênh mông.

Cỏ hồng mọc tự nhiên, hút nguồn nước mát, đón ánh nắng trong, vờn ngọn gió lành của cao nguyên mà lớn. Cỏ không được chăm bón, cắt tỉa như cây bonsai trong chậu cảnh, không được người người nâng niu chọn lựa để cắm trong bình, kiêu sa trong những chiếc lẵng kiểu cách, trịnh trọng trong các bữa tiệc sang trọng. Cỏ hồn nhiên nơi sườn đồi, thắp lên một màu hồng dịu nhẹ mà tươi tắn, khiêm nhường mà vẫn kiêu sa.

Mảnh đất Glar ngày thường lặng lẽ xanh màu cây lá. Ngày có sự hiện diện của cỏ, Glar bỗng nhiên được khoác áo cánh hồng lãng mạn. Những hàng thông già u tịch, trầm ngâm, khi có cỏ hồng cũng trở nên trẻ trung đến lạ. Glar ngày thường thấp thoáng người đi rừng, người làm nương làm rẫy. Những ngày có cỏ hồng, lại nhộn nhịp khách ghé thăm.

Mùa qua, màu hồng nhạt dần rồi tàn phai như lẽ tất yếu của quy luật đất trời. Thân lá già nua, lặn vào trong đất âm thầm để ấp ủ những mầm xanh. Để khi có mưa xuống, mầm non đội đất nhú lên, sinh sôi; chờ đến hẹn, mùa sang lại nhuộm hồng những sườn đồi giữa Tây Nguyên bao la lộng gió.

Có thể bạn quan tâm

Sắc lan mùa phố

Sắc lan mùa phố

(GLO)- Người chơi lan vẫn có câu: “Kiến giả thị bảo, bất kiến giả thị thảo” (Nghĩa là: Biết thì là bảo vật, không biết thì chỉ là cỏ). Vì thế, mỗi người chơi lan sẽ có một cách ứng xử riêng với hoa.
Quê cũ

Quê cũ

(GLO)- Xe bắt đầu rẽ vào con đường bê tông rộng rãi. Trước mắt là xóm làng với những ngôi nhà cao tầng, mái lợp ngói đỏ nhấp nhô. Bên trái là cánh đồng lúa sắp vào vụ gặt, vàng ươm trải dài.

Tháng Chín...

Tháng Chín...

Tháng Chín khiến người ta nhớ và bâng khuâng khi vấn vương một tà áo trắng, một ánh mắt cười trong ngày khai giảng. Mới đó mà đã gần hai mươi năm trôi qua. Không dưng thèm bé lại, được hồn nhiên tung tăng cắp sách tới trường như thuở nào.
Hương vị của kỷ niệm

Hương vị của kỷ niệm

Hôm rồi, đứa em ở Bến Tre lên thành phố, ghé nhà thăm và tặng một bịch nhãn long nhà trồng được. Cầm bịch nhãn long trên tay mà Linh ngỡ ngàng vì có trái vỏ màu trắng, trái thì vỏ màu tím, nhãn long giờ thật lạ.
Cuốn sách bị đánh cắp

Cuốn sách bị đánh cắp

Chiếc xe khách như con trâu kiệt sức, phì phò thở hắt ra mấy lượt rồi bất động. Gã tài xế trẻ măng vặn vặn mấy cái nút, cố khởi động lại nhưng chiếc xe vẫn im ru.
Bí mật của thời gian

Bí mật của thời gian

(GLO)- Có lẽ do bản tính thích quan sát và để ý mọi thứ quanh mình nên tôi thường đặt ra những câu hỏi. Có lần, tôi đã hỏi một người bạn: “Trên đời này, có thứ gì chứa nhiều bí mật hơn thời gian?”.
Nghĩa tình hàng xóm

Nghĩa tình hàng xóm

(GLO)- Mặc dù chuyển đến nơi ở mới đã lâu nhưng thỉnh thoảng tôi vẫn về thăm những người hàng xóm cũ. Gặp nhau tay bắt mặt mừng, nói chuyện hoài không hết, tôi lại càng thấm thía hơn lời dạy của người xưa “Hàng xóm tối lửa, tắt đèn có nhau”.
Tháng Chín yêu thương

Tháng Chín yêu thương

Ngày đầu tiên của tháng Chín, tôi đi trong nắng thu vàng mà lòng trào dâng nhiều cảm xúc. Xin gửi lời chào tháng mới yêu thương, với Tết Độc lập của dân tộc và những ngày đầu đến trường sau kỳ nghỉ hè.

Thương những bờ xanh

Thương những bờ xanh

(GLO)- Từng có những bờ xanh thật xanh, mãi cứ ngời biếc ở một khoảng nào đó trong tâm thức chúng tôi, những đứa trẻ đã từng lớn lên giữa trong lành xa xưa ấy.
Nhà

Nhà

(GLO)- Bạn từ phố về quê chơi. Suốt đêm đầu tiên, tôi nghe tiếng bạn trở mình, lục đục đi ra, đi vào. Sáng dậy, mắt bạn đỏ kè, ngồi uống cà phê còn ngâm nga câu: “Thức đêm mới biết đêm dài”.
Ngóng mẹ đi chợ về

Ngóng mẹ đi chợ về

(GLO)- Ngóng mẹ đi chợ về luôn là cả một niềm yêu thích với tuổi thơ của chị em chúng tôi. Mỗi lần mẹ đi chợ là chị em mau mải chạy ra cổng hoặc tận đầu ngõ, trốn dưới một bóng cây nào đó và mắt thì cứ liên tục ngóng ra phía mẹ đi về.
Chuyện tình ở xóm Đá Côi

Chuyện tình ở xóm Đá Côi

“Đá Côi”, tên xóm có từ khi nào không ai biết, kể cả ông Sáu, người lớn tuổi nhất vùng lớn lên từ thời Pháp thuộc, trải qua 20 năm kháng chiến chống Mỹ, giờ vẫn còn trụ lại với bà con nhiều thế hệ.
Ngồi ngắm sương mù

Ngồi ngắm sương mù

(GLO)- Nhiều lần, tôi thấy mình cứ nhớ thương một thứ gì đó rất mơ hồ, hình như là sương mù. Bạn tôi cười bảo: “Sương mù ở đâu mà chẳng có, ngay trong thành phố này, cứ thức dậy thật sớm để chạy bộ ven hồ, trong công viên... là thấy được sương mù giăng tầng tầng lớp lớp”. 
Chờ mùa

Chờ mùa

(GLO)- Ông bà thường nói: Mưa lúc nào mát mặt lúc ấy! Đó là khi trời oi bức, khô hanh, chứ lê rê mãi hoài món “đặc sản” mưa cao nguyên thì quả thực là... rát mặt. Thức dậy trong tiếng mưa rơi ràn rạt trên mái hiên sau một đêm chập chờn, hẳn là nhiều người sẽ có tâm trạng chờ mùa, chờ nắng.
Bao la tình mẹ

Bao la tình mẹ

Chị không thương con như cách những người mẹ khác hay làm, nhưng chị là một người mẹ vĩ đại. Đó là những gì mà tôi và nhiều người nhìn thấy ở chị- một người phụ nữ bị thiểu năng trí tuệ, yếu thế trong xã hội.
Làng tôi

Làng tôi

(GLO)- Chuyến về quê lần này, tôi theo vợ chồng chú em Huỳnh Văn Hòa ra ruộng mướp vào một sáng mùa hè để tận hưởng không gian thoáng đãng cùng người làng tôi, đất làng tôi.
Nỗi lo mùa mưa

Nỗi lo mùa mưa

(GLO)- Hồi trước, vào những ngày mưa dầm, má tôi thường nhìn trời mà than: Mưa vầy đồng ngập nước hết, lúa hư lấy gì mà ăn đây!
Gác bếp ngày mưa

Gác bếp ngày mưa

Nhìn cơn mưa đổ xuống như trút mà hắn thở dài. Cả tháng nay mưa liên miên. Mưa lang thang qua những mái ngói nâu trầm, rỉ rả trong từng kẽ hở của thưng ván.
Sự chân thành

Sự chân thành

(GLO)- Sau khi bố mất, bạn tôi đưa mẹ lên thành phố sống cùng. Vì vốn quen với cuộc sống nông thôn, với anh em, hàng xóm láng giềng ở quê nên bà thường bảo buồn, muốn về nhà. Con cái động viên kiểu gì bà cũng không chịu ở.

Hoàng hôn Tây Nguyên

Hoàng hôn Tây Nguyên

(GLO)- “Người đã hẹn đi về phía núi/để thấy hàng thông châm lá vào chiều/khi nỗi nhớ gối lên hoàng hôn ngủ/ta thành ngọn đá chờ trông”. Văng vẳng bên tai mấy câu thơ trong bài “Đá núi” của tác giả Lữ Hồng, khi tôi đang lặng người ngắm hoàng hôn buông nơi núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ.