Thị trấn mùa đông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Thị trấn mùa này, hầu như ngày nào cũng mấy đận gió lùa. Trời xam xám màu chì. Trong đợt gió đầu mùa cài từng then, vun vút ào đi, kèm theo là hơi lạnh đến thấu xương. Cái thị trấn lúp xúp lọt thỏm giữa núi, nép sát bên đồi trở nên bé nhỏ. Mùa này, sương giá có khi như mưa bụi. Thị trấn nhìn đâu cũng hoang sơ, bình yên và sâu lắng.

Tôi cũng như bao người rời xa thị trấn mùa đông để tìm kiếm miền đất mới, để rồi trong tiềm thức cứ mãi bồn chồn, mong muốn được trở về hẹn hò với sương gió, mây trời. Đến khi có thời gian tìm lại, những màn sương ký ức đã vụt qua bên những triền dốc, ở lại cùng vạt hoa cỏ ngày xưa.

Tôi đứng im, lắng nghe từng cơn gió thổi xiên qua mấy vách nhà cheo leo trên đỉnh đồi. Tôi vẫn đang thao thức nằm nghe núi thở, nghe gió mơ. Tôi như lặng thinh, không biết bao lần, nhìn những cái gùi to nhỏ, cao thấp nhấp nhô sau lưng, như chú bé người gỗ Picnochio của Carlo Collodi. Đôi lúc, tôi thấy như bóng cây lẫn vào sương, khi thì rò rõ bên đường, khi thì hiện rõ rồi ẩn sâu, khuất nẻo sau thị trấn. Bên kia thị trấn còn ai nhớ tôi, còn tôi của ngày xưa không, còn ai ở đó đợi tôi về?

Minh họa: Huyền Trang

Minh họa: Huyền Trang

Mọi thứ vẫn yên lặng trong sương sớm. Lâu lắm rồi, tôi mới quay về chốn ấy. Tôi nhớ rõ mồn một, ngày tôi rời thị trấn ra đi, tôi háo hức lắm, vậy mà khi trở lại, có gì đó cứ nhói buốt trong tim. Cũng bởi, dẫu có bước chân ra đi, tâm hồn tôi vẫn luôn mơ tưởng không thôi về nơi có áng mây ngàn ngủ quên trên đỉnh núi, nơi mùa đông quanh năm sương trắng ôm khắp núi đồi. Ở nơi đó, tôi không cần cài đặt chế độ ẩn danh giữa đám đông ồn ào hay phải gồng gánh với mớ cảm xúc hời hợt, những cuộc giao đãi thoáng qua.

Từ bao giờ, thị trấn đã chia làm 2 phần phân minh. Bên này núi cao, sương trắng. Bên kia là phố huyện đẹp đẽ, nhà cao tầng, thi nhau mọc lên, kéo theo đó là những sầm uất, tấp nập. Khu trung tâm thị trấn hướng ra thung lũng, tựa lưng vào dãy núi nên muốn nhìn qua bên này phải cố trông xa lắm. Dù vậy, người dân thị trấn vẫn bình thản trước bốn mùa như thế, vẫn bình tâm trong những hôm sương mù giăng trắng. Thì nhìn ra, mấy cô gái với áo khoác sặc sỡ, men theo từ con dốc nhỏ, len đến con đường xa lớn của trung tâm bừng sắc cả một miền.

Hôm mùa đông ùa đến, nhìn đâu cũng thấy mây trắng bay la đà, vấn vít. Ngày đông, gió rít từ lưng chừng như choàng một tấm chăn xám khổng lồ, dọc theo chiều dài của núi. Cái lạnh mùa đông vây quanh thị trấn, giữ chân người dân ở trong nhà, thi thoảng mới nghe được tiếng động cơ xe vụt qua. Dăm ba quán nhỏ tập trung ở gần ngã ba, ngay đầu con dốc dẫn xuống trung tâm hành chính huyện.

Mùa đông nơi thị trấn cũng là lúc cà phê chín. Bên nông trường tấp nập, bạt ngàn màu xanh của tán lá và những chùm quả cà phê căng bóng, đỏ mọng chạy dọc suốt triền đồi. Tôi còn nhớ hồi đi học, cứ vào khoảng ấy, nhà trường tổ chức cho chúng tôi lao động hái cà phê. Phải nói, chúng tôi háo hức lắm. Đứa nào cũng được bố mẹ trang bị cho cà mèn đầy ắp thức ăn cùng cơm đã nấu chín, ủ nóng.

Khi đã tập hợp đâu ra đó, đếm đủ quân số, chúng tôi nhanh nhảu trải bạt vây kín gốc, rồi tuốt những chùm quả chín đỏ. Trưa đến, chúng tôi ăn cơm ngay tại vườn cà phê. Bữa cơm nhiều khi nguội ngắt mà sao thấy ngon đến lạ. Đến bây giờ trong ký ức về những ngày lao động hái cà phê ấy, tôi vẫn luôn nhớ thương tiếng rào rào tuốt quả, tiếng cà phê rơi lộp độp trên các tấm bạt.

Bên những sắc màu mùa đông thì những thanh âm cũng được điểm tô một cách rõ rành nhất, ngay cả những tĩnh lặng của thị trấn cũng trở nên ấm áp, quyến rũ hơn hết thảy. Dẫu mai này thức giấc ở miền nào khác, tôi vẫn luôn nhớ về thị trấn nhỏ nơi nhà thưa phố vắng, bao mùa cửa chẳng bao giờ khép. Những đứa con của thị trấn sẽ có đứa ra đi rồi trở về, cũng có đứa dừng chân nơi đô thị khác để sống một cuộc sống khác, sôi động hơn. Và, trong giấc mơ chập chờn, liệu có khi nào những tâm hồn ấy lại nhớ về tháng ngày nơi thị trấn mùa đông như tôi!

Có thể bạn quan tâm

Trái bóng tuổi thơ

Trái bóng tuổi thơ

(GLO)- Không hiểu sao lũ con trai quê tôi đều mê trái bóng. Cũng lạ, cái thời đất nước khó khăn, truyền thông vắng bóng, lũ nhỏ đâu biết gì nhiều về môn “thể thao vua”, ấy vậy mà trái bóng tròn luôn có sức hấp dẫn kỳ lạ.
Chơi cùng chiếc bóng

Chơi cùng chiếc bóng

Lần nào lục kho ảnh cũ tôi cũng khựng lại trước hai tấm hình. Một cảm giác vừa thân thương vừa bùi ngùi xót xa. Đó là bức ảnh chụp con gái đầu của tôi đang chơi đùa với chiếc bóng của mình qua vệt nắng hắt từ ô cửa sổ phòng trọ.
Lời ngỏ cùng trăng

Lời ngỏ cùng trăng

(GLO)- Sau bao ngày nắng gắt, cơn mưa chiều buông xuống xóa tan mọi nóng bức, oi ả. Không khí trở nên trong lành, dịu mát như tiết thu. Phủ lên màn đêm tĩnh mịch, dìu dịu là ánh trăng bàng bạc, mong manh, loang vào đêm thẫm.
Bàn tay của bố

Bàn tay của bố

(GLO)- Mặc dù tôi không thích ca hát nhưng vẫn nhớ như in những câu trong bài “Bàn tay mẹ” (nhạc: Bùi Đình Thảo, thơ: Phạm Hữu Yên) mà cô giáo đã dạy: “Bàn tay mẹ bế chúng con/Bàn tay mẹ chăm chúng con”.

Ngày hội trường

Ngày hội trường

(GLO)- Đã 40 năm trôi qua kể từ ngày tôi chia tay mái trường thân yêu. Có rất nhiều thứ đã thay đổi nhưng tình yêu mà tôi dành cho bạn bè, thầy cô vẫn còn mãi. Để rồi hôm nay, nghe tiếng chuông điện thoại reo nhắc nhau về kế hoạch ngày hội trường, lòng tôi lại bồi hồi, xao xuyến, náo nức mong đợi.

Mưa trên mái lá

Mưa trên mái lá

Mấy trận mưa đầu mùa sấm chớp đì đùng, rồi đến những ngày mưa dầm mưa dề, tía má bắt đầu tính chuyện cấy hái. Nhà nông sống với ruộng vườn, mùa mưa bắt đầu đủ thứ công chuyện trong nhà, ngoài đồng, từ đám mạ non đến ngày lúa chín vàng đồng là bao nhiêu ngày đủ mưa đủ nắng, đủ công người chăm chút.
Ngôi nhà trên đồi cao

Ngôi nhà trên đồi cao

(GLO)- Ngày bé, tôi sống cùng bố trong một căn nhà gỗ nằm trên đồi cao ở gần khu rừng Đak Krong, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai. Khi đó, bố tôi là nhân viên lâm nghiệp. Chỉ khi đến Tết, bố mới về với gia đình. Vì vậy, cứ vào dịp nghỉ hè là tôi lại được vào thăm bố và ở trong ngôi nhà đó cho hết mùa hè.

Ngọt ngào lời ru

Ngọt ngào lời ru

(GLO)- Tiếng võng kẽo kẹt đều đều cùng với những lời hát ru êm ái, ngọt ngào khi thì của mẹ, của bà, lúc thì của chị dần đưa bé vào giấc ngủ êm đềm. Hình ảnh ấy thật đẹp, ăn sâu vào trong tâm trí trẻ thơ và trở thành một phần ký ức của mỗi người.
Hoa xà cừ

Hoa xà cừ

(GLO)- Những ngày mùa khô gom về đủ sắc vàng, khoe rực rỡ. Khi cái nắng chói chang trải đều khắp phố thì những tàng cây xanh mát của xà cừ lại giống như những chú lính cứu hỏa kiên cường được yêu mến nhất.
Con đường tuổi thơ

Con đường tuổi thơ

(GLO)- Nếu nhắm mắt lại và nhớ về những kỷ niệm tuổi thơ tôi thì những tia nắng ấm áp sẽ lại chiếu rạng tâm hồn, đưa tôi quay về gốc cây của những ngày xưa cũ.
Ngõ nhỏ

Ngõ nhỏ

(GLO)- Tôi lạc mãi vào những vòng vèo uốn lượn, trong một buổi chiều trung du đầy nắng. Những con ngõ nhỏ với dốc lên dốc xuống, những bờ đá cũ xưa rêu xám phủ lên nắng chiều khiến tôi có cảm giác mình không còn thuộc về thời hiện tại. Và cây lá cứ theo nắng mà ngời lên.

Chiếc cối xay lúa

Chiếc cối xay lúa

(GLO)- Vào thập niên 50-60 của thế kỷ trước, một trong những vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình làm nông chính là chiếc cối xay lúa.
Trở về không hẹn trước

Trở về không hẹn trước

Hôm nay tôi nhận được tin nhắn vào chiều muộn: dì chủ nhà đã mất từ mấy hôm trước vì đột quỵ. Tôi gấp vội vài bộ áo quần, đáp chuyến xe muộn ra sân bay, mua vé đi TP HCM. Một sự trở về không hẹn trước
Mưa về gợi nhớ nẻo đường Krong

Mưa về gợi nhớ nẻo đường Krong

Nhắc đến Tây Nguyên, hình ảnh “những con đường đất đỏ, lượn vòng trên cao nguyên” trong ca khúc “Tình ca Tây Nguyên” của nhạc sĩ Hoàng Vân lại hiện về trong mỗi chúng ta. Với một người đi công tác nhiều như tôi thì mùa mưa và những con đường luôn ăm ắp trong miền nhớ.
Đi xa thành phố

Đi xa thành phố

(GLO)- Bấy lâu nay cứ miệt mài trong guồng quay cơm áo gạo tiền với bộn bề công việc mà quên mất rằng ta cũng cần có những giây phút dành cho riêng mình.