Xôi sắn của bà

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Trời trở lạnh. Hôm qua, vừa nắng đong đầy, gió bụi hanh hao vờn cỏ lá, trời trong xanh ngăn ngắt; mà hôm sau, lúc tờ mờ sáng, khi dậy tập thể dục thì lại muốn quấn thêm một vòng chăn. Lòng lại nhớ lời bà hôm nào, rằng Tây Nguyên mà lạnh như những ngày đầu đông ở miền Bắc vậy. Nói là vậy, nhưng rồi thế nào, bà cũng lụi hụi trở dậy lấy áo len mặc vào rồi xuống bếp làm đồ ăn sáng.

Trong những món ăn bà nấu, xôi sắn là món tôi nhớ nhất. Tôi vẫn thích gọi xôi sắn như cách gọi của bà, để thi thoảng còn có chuyện mà “làm cao” với chúng bạn khi nghe hỏi “Sắn đó có phải củ mì nhà tớ hay ăn không”.

Chả là, không như những gia đình cùng đi kinh tế mới thường xuyên phải ăn cơm độn, nhà tôi vẫn có cơm trắng ăn thường xuyên, chỉ có khi nào tiện thì mẹ với bà mới ghế thêm một ít khoai hoặc sắn vào để ăn thêm, như cách nói của bà là “cho đỡ thèm”.

Minh họa: Huyền Trang

Minh họa: Huyền Trang

Sắn thì nhà nào cũng sẵn vài bụi ở góc vườn, lá cũng ăn được, mà củ thì lại càng ngon. Sáng lạnh, chỉ cần một nồi củ luộc chấm muối đậu là cũng đủ no rồi. Nhưng với xôi sắn thì khác, cái thơm dẻo của nếp, quyện với vị bùi bở của củ sắn mới nhổ, lại thêm chút mỡ gà phi hành thơm lừng khiến cả nhà cùng mê mẩn.

Bà rất tài nhìn trời, chỉ cần chăm chú quan sát một lát là bà sẽ biết ngày mai trời mưa hay nắng, trở rét hay bình thường để biết đường lấy thêm mớ củi vào bếp, hay để ngoài trời cho khô. Thế nên, biết mai trời rét, bà biết cần làm sao để có thể kéo được đám cháu háu ăn ra khỏi giường. Sắn thì chiều hôm qua bà mới nhổ, nhổ một gốc nhỏ thôi, chia bớt cho nhà hàng xóm luộc ăn sáng, còn mấy củ nhỡ bằng củ tay bà để lại nấu xôi. Bà bảo, muốn ăn sắn cho ngon thì không nên nhổ nhiều và để lâu, nó chạy mạch, làm củ bị sần, sượng khó ăn.

Sắn được nhổ từ chiều hôm trước, sáng ra luộc là vừa, tại vì nhựa sắn độc, dễ say nên cần ngâm sắn vào nước qua đêm cho bớt độc. Bà khéo tay, chỉ cần lia một đường dao nhỏ, khía đi xéo theo củ rồi nhẹ nhàng lách cái mũi dao nhọn vào đầu khoanh để tách ra. Lúc này mới thấy rõ củ sắn ngoài lớp vỏ nâu xù xì là một lớp vỏ màu hồng nhạt, rồi mới đến củ sắn trắng tinh. Củ sắn tách vỏ được bà rửa sạch lại, cắt khúc, rồi ngâm trong nước muối. Đến gần khi đi ngủ bà mới tách cái xơ lõi, rồi thái miếng nhỏ, lại cho vào ngâm nước rồi mới trở ra ngâm gạo nếp.

Mặc dù rất thích dậy xem bà nấu bữa sáng, nhưng những hôm trời lạnh, tôi vẫn thích quấn chăn ngủ lười, và biết chắc khi nào cần dậy. Bởi không cần bà cất tiếng gọi, cái mũi tôi tự bắt được mùi hương của nồi xôi vừa chín tới. Xôi được bà dỡ ra, bếp nhỏ bên cạnh đã đặt sẵn một chiếc nồi nhỏ, mẹ trở dậy phụ bà lên chạn lấy hũ mỡ. Mỡ để nấu xôi thường là mỡ gà trong hũ nhỏ. Mẹ nhanh tay thái nhỏ hành rồi phi thơm để trộn xôi trong khi đám con nhỏ lục tục đánh răng rửa mặt rồi chạy vào dọn chén đũa. Mỗi đứa một chén xôi nghi ngút, thơm lừng, rắc thêm một tí muối đậu nữa thì chẳng mấy chốc mà sạch bách.

Bởi tại tiết trời trở lạnh nên chúng tôi chẳng có ai theo bà dậy để học cách nấu xôi sắn, để bây giờ khi bà ngoại đã chẳng còn thì xôi sắn lại trở thành một mùi hương ký ức.

Có thể bạn quan tâm

Phố núi mùa hoa

Phố núi mùa hoa

(GLO)- Đến với Pleiku vào những ngày đầu tháng 5, phố phường như khoác lên mình sự yêu kiều, dịu ngọt, không kém phần rực rỡ, nồng nàn của nhiều loài hoa đang cùng nhau khoe sắc.
 Âm thanh mùa hạ

Âm thanh mùa hạ

(GLO)- Quê tôi có cụm từ “nắng de (ve) kêu” để chỉ cái nắng gay gắt khi vào hè. Do vậy, buổi trưa khi mặt trời đứng bóng cũng là lúc dàn đồng ca của lũ ve sầu đinh tai nhức óc ở hàng cây mù u hai bên đường làng cất lên.
Quanh co ghềnh thác

Quanh co ghềnh thác

(GLO)- Câu thành ngữ “lên thác xuống ghềnh” của người Việt chúng ta thật có sức gợi. Không chỉ gợi hình ảnh, nó còn gợi cảm giác và gợi cả những thanh âm. Mỗi khi đứng trước một con thác, nhìn dòng nước lao từ trên cao xuống, rồi uốn mình đổ xuôi đi, tôi luôn nghĩ đến câu thành ngữ ấy.
Neo giữa sông trăng

Neo giữa sông trăng

Đến bây giờ Nhiên vẫn không tài nào hiểu nổi chuyện gì đã xảy ra trong đêm hoa đăng ấy, mơ hồ trong lòng cô là chiếc ghe nhỏ chòng chành, hình ảnh An ngụp lặn giữa mớ lau sậy.
Những cánh hoa bay

Những cánh hoa bay

(GLO)- Có những cung đường đã theo ta suốt từ những năm tháng tuổi thơ cho đến ngày mái tóc đã bắt đầu lấm chấm sợi trắng. Những cung đường ấy mỗi lần ngang qua là một trời ký ức ùa về. Nơi đó có những cây chò nâu cao vút, những đứa trẻ nhặt đầy tay những cánh hoa xoay xoay cuốn theo chiều gió.

Cà phê một mình

Cà phê một mình

(GLO)- Trong cuộc sống, chúng ta luôn cần có người thân, gia đình, bạn bè. Tuy nhiên, đôi khi mỗi người cũng cần một chút riêng tư để có thời gian mà ngẫm ngợi, mà rà soát, kiểm tra xem cái cỗ máy đời ta có… xộc xệch hay sai hỏng chỗ nào không?
Nồng nàn phố

Nồng nàn phố

(GLO)- Tiết trời đã bắt đầu chuyển sâu vào hạ. Những đợt nắng nóng nối nhau làm cho cả con người lẫn cỏ cây “khó ở”.
Phố khuya

Phố khuya

(GLO)- Thỉnh thoảng có việc ra ngoài, trở về nhà khi trời đã ngả dần về khuya, tôi thường chạy xe thật chậm. Dường như những lúc đó, luôn có một lý do níu tôi chậm lại để quan sát một đời sống khác, khi phố đã vào đêm.
Mùa gặt

Mùa gặt

(GLO)- Nhắc đến Gia Lai, nhiều người sẽ nghĩ đến những dãy núi cao trùng điệp, những cánh rừng bạt ngàn xanh ngát, những rẫy cà phê, cao su ngút ngàn trên đất đỏ bazan trù phú.
Ly cà phê tím

Ly cà phê tím

Sông Túy Loan tím ngát. Những vệt ráng mây in bóng tím. Dãy núi xa xa in bóng tím. Đó là khi hoàng hôn, khi trời nước hoàng hôn, khi lòng người hoàng hôn! Nước nhuốm màu tâm trạng gã “trai Quảng” đã cũ, đã đi qua quãng đời gập ghềnh, sóng gió, nay về soi mặt vào sông quê.
Khoảng lặng bình yên

Khoảng lặng bình yên

(GLO)- Hàng ngày, cửa sổ phòng tôi vẫn mở về phía núi. Lâu nay, tôi vẫn nghĩ, chỉ cần phóng tầm mắt ra xa, nhấp một ngụm trà là đã có thể tự hào với bạn bè rằng mình thuộc về núi rừng và phố núi luôn là “background” phía sau cuộc đời mình.
Mùa trâm chín

Mùa trâm chín

(GLO)- Thấy cô bạn chia sẻ hình ảnh những quả trâm chín đựng trong chiếc nón lá với dòng status “Tuổi thơ dữ dội”, lòng tôi trào dâng bao hoài niệm. Những quả trâm chín tím mọng kia chính là một phần của tuổi thơ tôi.