Chúng ta ngày càng ít hạnh phúc?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Những ngày thơ bé, mỗi lần mẹ tôi đi chợ là tôi ở nhà đứng ngồi không yên, ngóng ngóng trông trông đợi mẹ về.

Đôi khi mẹ chỉ mua cho một cái kẹo mút, một chiếc bánh rán mật hay một gói xôi khúc cũng làm mấy đứa trẻ như chúng tôi hớn hở, vui vẻ chạy tung tăng khắp sân, ánh mắt long lanh niềm hạnh phúc ngập tràn.

Ngày bé, mỗi dịp tết đến là trong lòng háo hức lắm, đếm ngược từng ngày tới nát cả cuốn lịch. Đi học cũng chỉ mong thời gian trôi qua thật nhanh để được nghỉ. Mỗi dịp tết đến được mẹ đưa đi chợ mua cho bộ quần áo và đôi giày mới, nâng niu, giữ gìn từng chút. Tết đến là diện đi khoe khắp xóm làng.

Mỗi trưa hè, nhặt được đôi dép rách đổi cây kem, hay ít kẹo kéo, xúm vào ăn là cả đám thích thú, hò reo ầm ĩ. Nhớ mỗi buổi chiều, trên cánh đồng lúa bao la, mấy đứa trẻ con tụ tập lại bắt châu chấu, cào cào, bắt cá, bắt cua rồi chơi quay, ô ăn quan, nhảy dây, trốn tìm. Tiếng hò reo, cười nói vang vọng cả cánh đồng. Nhớ lại những ngày còn bé, hạnh phúc ấy thế mà đơn giản vô cùng.

Rồi chúng ta trưởng thành, cha mẹ cũng đã già đi, cuộc sống giờ đủ đầy hơn, chúng ta có thể mua được những món sơn hào hải vị đắt tiền, những bộ quần áo hay đôi giày thật đẹp. Nhưng chẳng thể tìm lại cái cảm giác háo hức và hạnh phúc như lúc bé nữa. Phải chăng cuộc sống bận rộn với tiện ích đủ đầy khiến chúng ta cảm thấy như vậy? Phải chăng càng lớn thì định nghĩa về hạnh phúc cũng theo đó mà thay đổi?

Có người cho rằng, đó là do sự kỳ vọng của mỗi người, kỳ vọng càng cao thì khả năng có được hạnh phúc càng thấp. Chúng ta bây giờ lệ thuộc mạng xã hội, nơi mà bạn bè anh em lúc nào cũng "đỉnh ", ăn toàn món ngon, check-in chỗ sang xịn mịn, làm điều phi thường... khiến bản thân cảm thấy mình như đồ kém cỏi, bỏ đi. Kỳ vọng của chúng ta bị ảnh hưởng quá nhiều bởi thành quả của người khác khiến ta cảm thấy mình là kẻ thất bại. Chúng ta luôn cảm thấy thiếu thốn, cần phải mua nhiều, có nhiều hơn nữa... và cuối cùng, ta cảm thấy không hạnh phúc khi không thể "mua được cả thế giới".

Nhiều bạn trẻ bây giờ khác chúng ta ngày đó, họ suy nghĩ nhiều hơn về việc tìm kiếm hạnh phúc. Nhưng khi nghĩ về việc làm gì để bản thân hạnh phúc, ta càng khó có được nó vì thời gian ngẫm nghĩ về hạnh phúc, về cơ bản không giúp ta hạnh phúc hơn. Cuộc sống khi mà ai ai cũng phải vật lộn với guồng quay của vật chất, tiền bạc thì chẳng còn mấy ai thấy hạnh phúc nữa.

Suy cho cùng, hạnh phúc là một trạng thái của tinh thần, bởi vậy nó chỉ có thể tìm thấy trong tinh thần, tức là bên trong bản thân mỗi người. Một bộ phận người trẻ hiện nay, do sự thay đổi của môi trường xã hội, ngày càng thiên về việc tìm kiếm hạnh phúc thông qua những yếu tố bên ngoài (ăn ngon, mặc đẹp, nổi tiếng, du lịch vòng quanh thế giới, yêu được hotboy, hotgirl...) thay vì nhìn vào những giá trị tinh thần thuần túy, nên việc họ có được hạnh phúc thực sự sẽ khó hơn.

Có thể bạn quan tâm

Hoàng hôn đâu phải để lụi tàn

Hoàng hôn đâu phải để lụi tàn

(GLO)- Đôi khi, lòng hay tự hỏi: hoàng hôn dành cho ai, cho người trẻ hay tuổi già? Có phải, hoàng hôn ẩn dụ cho những gì đang gói ghém đi về miền xa cuối? Nó bầu bạn với cô đơn và gợi nhắc cái lụi tàn.
Rau dớn

Rau dớn

(GLO)- Khi đi ngang qua hàng rau trong chợ, tôi đã dừng chân thật lâu trước những bó rau dớn xanh mướt, non mởn của bà con Jrai đem bán. Lâu lắm rồi, tôi mới thấy món rau dân dã này. Bao kỷ niệm chợt ùa về trong tôi. Không trả giá, tôi nhanh chóng mua ngay vài bó mang về.

Mùa gặt

Mùa gặt

(GLO)- Nhắc đến Gia Lai, nhiều người sẽ nghĩ đến những dãy núi cao trùng điệp, những cánh rừng bạt ngàn xanh ngát, những rẫy cà phê, cao su ngút ngàn trên đất đỏ bazan trù phú.
Ly cà phê tím

Ly cà phê tím

Sông Túy Loan tím ngát. Những vệt ráng mây in bóng tím. Dãy núi xa xa in bóng tím. Đó là khi hoàng hôn, khi trời nước hoàng hôn, khi lòng người hoàng hôn! Nước nhuốm màu tâm trạng gã “trai Quảng” đã cũ, đã đi qua quãng đời gập ghềnh, sóng gió, nay về soi mặt vào sông quê.
Khoảng lặng bình yên

Khoảng lặng bình yên

(GLO)- Hàng ngày, cửa sổ phòng tôi vẫn mở về phía núi. Lâu nay, tôi vẫn nghĩ, chỉ cần phóng tầm mắt ra xa, nhấp một ngụm trà là đã có thể tự hào với bạn bè rằng mình thuộc về núi rừng và phố núi luôn là “background” phía sau cuộc đời mình.
Những cái nắm tay

Những cái nắm tay

(GLO)- “Gặp nhau tay bắt mặt mừng” từ lâu đã thành câu cửa miệng khi nói về giao tiếp và ứng xử trong giao tiếp. Điều này thể hiện sự bặt thiệp của đôi bên.
Bát nước chè xanh

Bát nước chè xanh

(GLO)- Hồi trước, cư dân ở đồng bằng Bắc Bộ thường uống nước lá vối. Đây là thứ lá rất dễ trồng ở vườn nhà, nước vàng xanh có mùi tinh dầu thơm thoang thoảng.
Khúc giao mùa

Khúc giao mùa

(GLO)- Mấy hôm nay, phố núi Pleiku có dấu hiệu chuyển mùa đổi tiết. Bầu trời không xanh trong miên man như những tháng đầu mùa khô, dù mỗi buổi mai, nắng vẫn ửng vàng trên những vòm cây xanh sẫm.
Cô bán rau

Cô bán rau

Huệ bán rau ở phố này cũng đã hơn hai năm. Ấy vậy mà chẳng ai hỏi tên Huệ là gì. Nếu cần mua rau, người ta chỉ ới một câu trống không: "Này, rau"... là cô đã quay ngay lại rồi.
Trà my quyến rũ

Trà my quyến rũ

(GLO)- Năm ấy, người bạn là kỹ sư nông nghiệp đem đến nhà tặng tôi một cây trà my nhỏ xinh, được trồng trong chậu đất. Trân quý tình bạn, tôi đem cây trồng ở mảnh đất nhỏ trước hiên nhà.
Đợi mùa măng le

Đợi mùa măng le

(GLO)- Khi mới sáng sớm mà trời dày đặc sương và ngày nắng nóng lên đến cực điểm là Tây Nguyên chuẩn bị bước sang mùa mưa, mùa của xanh lúa, xanh nương, mùa thu hoạch của bao nhiêu sản vật dưới tán rừng...