Vấn vương mùa cà phê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tôi không phải là tín đồ cà phê, không ghiền cà phê như bao người khác nhưng làm cà phê thì tôi đã từng.

Vậy nên giờ đây khi sống ở một nơi mà cây cà phê đã quá quen thuộc ở vùng đất Nam Tây Nguyên, mùa cà phê về khiến nhiều người xao xuyến bâng khuâng trong đó có tôi. Mùa cà phê đến giúp tôi sống lại cảm xúc đầy đặn và tròn trịa, một loạt kỷ niệm xưa ùa về từ những vui buồn lẫn lộn, mùa cà phê ấy giúp tôi đúc kết được những bài học bước ra từ cuộc đời...

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Không phải quá khứ khổ cực nào cũng bị người ta lãng quên, nhạt đi vì những điều chưa nói. Với những ngày đi làm cà phê thuê, đi thu hoạch loại trái làm nên thức uống có thể "gây nghiện" của rất nhiều người ấy đã làm tôi nhớ nhiều lắm. Nhớ vì một thời khốn khó, nhớ về một thời ăn nên đợi mà nói chưa nên lời, nhớ về một thuở suy nghĩ còn "lệch lạc" và một thời chỉ muốn khẳng định cái tôi của mình mà làm trái những yêu thương của gia đình.

Cà phê được bán ở khắp các tỉnh, thành trên cả nước nhưng không phải tỉnh nào cũng trồng được loại cây công nghiệp này. Quảng Trị quê tôi cũng vậy, cây cà phê không có mặt ở miền xuôi mà nó chỉ hiện hữu ở các huyện vùng cao như Hướng Hóa với địa hình nhiều đồi dốc. Với tôi, ngoài cây lúa, cây ngô thì cây cà phê, hạt cà phê có lẽ là loài cây hay nói khác đi là thứ đặc sản làm tôi vương vấn và gắn bó với không ít những kỷ niệm. Cây cà phê đã cho tôi nếm trải những ngày đi làm thuê, làm mướn trên đất Hướng Phùng, Hướng Hóa, Quảng Trị dù đói khổ mà chan chứa ân tình. Cây cà phê đã cho tôi hiểu được những tháng ngày gánh cực chạy lên non. Cây cà phê đã cho tôi nhận ra một điều: cơm người khổ lắm ai ơi, không như cơm mẹ vừa ngồi, vừa ăn. Cũng chính những mùa cà phê đã giúp đứa trẻ nghèo như tôi cảm nhận được vị chát của rau rừng, vị mặn nơi mùi cá khô và cái nghẹn nơi cổ họng vì những bữa cơm với sắn độn nhưng cơm thì ít mà sắn thì nhiều. Mùa cà phê của 20 năm về trước là mùa cà phê của ân tình khi phận người đang còn khốn khó, cuộc sống còn hiện hữu những chông gai nhưng vẫn cứ thắm, cứ nồng chứ không phải là đãi bôi và trịch thượng của ngày hôm nay khi cái vật chất đã cơ bản đủ đầy...

Mùa này, Tây Nguyên hay đến lạ, nắng mưa đảo chiều chen ngang bất chợt. Mùa này, đất trời cứ rộn ràng, háo hức như trẩy hội. Ừ nhỉ, Tây Nguyên đang rộn rã mùa cà phê cơ mà. Mùa này những rẫy cà phê đang ngậm mùa bội thu và được giá. Mùa này, những trái cà phê căng tròn chín mọng như báo đáp cái công ơn dung dưỡng của người nông phu một nắng hai sương với bao nỗi nhọc nhằn. Mùa cà phê trên vùng đất Tây Nguyên năm nay không chỉ là mùa của sự phấn khởi, đủ đầy, khấm khá mà còn là mùa vui của những dự định, ước mơ. Năm nay ít đi điệp khúc được mùa mất giá, được giá mất mùa mà là mùa của yêu thương, chờ đợi và hy vọng... Mùa cà phê trên đất Lâm Đồng lại đến, mùa này, những người nông dân tận dưới miệt miền Tây - những anh Bảy, cô Ba, chị Tám... xa quê một bận để lên mảnh đất cao nguyên tìm thêm ít ngày công cho những đứa trẻ thơ có những niềm vui trọn vẹn trong ngày tựu trường, cho ước mơ của đứa học trò nghèo không bị méo mó vì cái nghèo, cái khó luẩn quẩn đeo bám.

Vậy là một mùa cà phê nữa lại đến với người dân trên mảnh đất Nam Tây Nguyên. Mùa cà phê đến, thôn xóm, nhà nhà tất bật cho công việc thu hoạch. Trên những đồi cà phê ấy, những người nông phu vẫn miệt mài gieo niềm tin và hy vọng với công việc cần lao. Ngang qua những đồi cà phê trên vùng cao nguyên đất đỏ này có bao nhiêu câu chuyện để nói, để suy nghĩ. Với tôi, mùa cà phê là lúc chúng ta ngẫm lại những điều thú vị. Để có những giọt đắng thơm lừng mỗi buổi sáng đó chính là sự kết tinh đức tính cần cù của người nông dân mà sâu thẳm hơn là những giấc mơ trải theo chiều dài nhung nhớ được neo đậu một cách bền chặt. Đôi lúc, mùa cà phê đến, ta lại gặp bóng dáng của mình năm xưa với những công việc quen thuộc, hay chăng mùa cà phê ta gặp chính mình trong quá khứ và gặp được quê hương trên mọi quê hương...

Có thể bạn quan tâm

Dốc xưa

Dốc xưa

(GLO)- Nhìn từ trên cao xuống, bạn sẽ thấy đèo dốc như những dải lụa mềm mại. Ấy vậy mà khi đặt chân đến đó, bạn sẽ thấy nó như một thách thức lớn khiến ta phải ngẫm nghĩ thật nhiều. Nhưng, không phải lúc nào chênh vênh cũng làm ta ngã mà lại bồi đắp nên nghị lực và ý chí vượt khó.

Ra Bắc, vào Nam

Ra Bắc, vào Nam

(GLO)- Hơn nửa đời người, tôi loay hoay đi về giữa 2 miền Nam-Bắc. Miền Bắc là quê hương, là nơi tôi cất tiếng khóc chào đời. Còn miền Nam là nơi tôi học tập và trưởng thành.

Ảnh minh họa: Phùng Tuấn Ngọc

Mùi Tết

(GLO)- Có một ngày, tôi bỗng ngồi nhớ nhung mùi Tết, để rồi tự hỏi mùi của Tết là gì? Phải chăng đó là mùi của nồi bánh chưng đang sôi lục bục ở góc sân đêm 29 Tết hay là mùi thơm nồng của dưa hành dưa kiệu mới ngấu?

“Mùa đi cùng tháng năm”

“Mùa đi cùng tháng năm”

(GLO)- Rồi thời gian cũng sớm vẫy mùa xuân trở lại. Tôi đoán thế khi đang đứng ở hành lang một dãy phòng học nhìn ra buổi sáng mà mọi vật như còn bỡ ngỡ với “cơn nắng se ngang trời đông”. Như thể ngày hôm qua và cả hôm kia nữa, chưa hề gió lạnh.

Hoa rù rì bên dòng Pô Cô

Hoa rù rì bên dòng Pô Cô

(GLO)- Dòng Pô Cô huyền thoại uốn lượn qua miền biên giới Ia Grai trước khi chảy qua Campuchia hợp lưu với sông Mê Kông. Mỗi độ cuối đông đầu xuân, ven bờ sông và trên cồn bãi xuất hiện một loài hoa rất đẹp, người Jrai gọi là bra tang hay còn gọi là hoa rù rì.

Công nhân Công ty 74 vận hành máy băm trộn cỏ làm thức ăn cho bò. Ảnh: T.S

Tình ca du mục miền Ia Kla

“Thảo nguyên bát ngát mênh mông tận chân trời/Cỏ cây hoa lá hương thơm tỏa ngát đồng”. Giai điệu ca khúc lãng mạn của những năm tuổi trẻ cứ nhẹ nhàng lẩn quất trong tâm trí khi tôi đến thăm trại bò siêu thịt của Công ty TNHH một thành viên 74 (Binh đoàn 15) trên địa bàn xã Ia Kla, huyện Đức Cơ.

Cầu Bến Mộng. Ảnh: Phạm Quý

Bên kia bờ sông Ba

(GLO)- Nhà tôi ở bên hữu ngạn sông Ba, nơi phố thị tấp nập, náo nhiệt. Ở nơi đông vui, thuận tiện cho sinh hoạt, nhưng đôi khi tôi lại cảm thấy ngột ngạt, tù túng bởi sự chật chội, ồn ào.

Đèo An Khê. Ảnh: Phan Nguyên

Bâng khuâng chiều An Khê

(GLO)- Tôi trở lại An Khê vào một chiều mưa. Cơn mưa không ồn ào mà rơi êm vào ký ức, đánh thức một miền nhớ xa xôi, thuở nơi đây còn là một thị trấn nhỏ bình lặng nằm ven quốc lộ 19.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Mùa về trên lưng áo mẹ

(GLO)- Từ khi còn nhỏ, tôi đã có thói quen dậy sớm. Mỗi khi tiếng mấy con gà ở chái bếp cất lên, tiếng đòn gánh dựng ở góc nhà sơ ý va vào liếp cửa, tôi lại nghe tiếng ho cố nén của mẹ. Lại thấy thương mẹ nhiều hơn.

Ảnh minh họa: Phạm Quý

Mùa lá rụng

(GLO)- Phố nhỏ của tôi đã vào mùa cây trút lá. Lang thang dọc con đường quen, tôi nhận ra bên hè phố, từng đám lá khô buông dày. Muôn vàn chiếc lá nương theo gió sà xuống những ô gạch cũ, la đà trên mái ngói hiên bàng bạc gam màu trầm. Tôi ngồi trong một góc phố, miên man nghĩ về triền xanh hoa cỏ.

Minh họa: H.T

Ký ức chợ quê

(GLO)- Khi tiếng gà gáy vang lên trên mái nhà, mẹ tôi vội trở dậy chuẩn bị ra chợ. Không chỉ riêng mẹ tôi, việc đi chợ lúc sáng sớm đã trở thành nếp quen của nhiều người dân quê.

Bước ra ngày mới

Bước ra ngày mới

(GLO)- Lúc còn đi học, mỗi buổi sớm mai, tôi thường nghe thấy tiếng bánh xe lăn trên đường rồi sau đó mới là tiếng những cánh cổng sắt được mở ra, tiếng người đi thể dục lao xao.

Ảnh minh họa: Minh Lê

Mây giăng mắt núi

(GLO)- Qua ngày lập đông, còn bao nhiêu heo may gió cũng mang về theo mùa hun hút. Trên đầu dốc, cây bằng lăng núi lá đã chuyển thành màu đỏ sậm như những nốt son ấm áp giữa bao la xanh. Và mây ở đây, bốn mùa cứ lờn vờn khắp các triền đồi.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Vườn bắp của ba

(GLO)- Nhiều năm ở phố nhưng tôi đã quen với đất đồng, quen với sự bình yên làng mạc. Bởi vậy, hễ có dịp là tôi tranh thủ về quê, chẳng nhất thiết là phải cuối tuần.