Thúc đẩy duy trì tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu thúc đẩy việc duy trì tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, phát hiện, kiến nghị khen thưởng, động viên các nhân tố điển hình đóng góp vào công tác tiếng Việt trong cộng đồng.

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đồng ý với nội dung cơ bản của Kế hoạch Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài năm 2024 (Kế hoạch) với các hoạt động cụ thể như đề xuất của Bộ Ngoại giao.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu thúc đẩy việc duy trì tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Ảnh nguồn VGP

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu thúc đẩy việc duy trì tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Ảnh nguồn VGP

Phó Thủ tướng giao Bộ Ngoại giao chủ trì phối hợp với các bộ, ban, ngành, cơ quan, địa phương, chỉ đạo các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tổ chức thực hiện các hoạt động kỷ niệm Ngày Tôn vinh tiếng Việt năm 2024 và đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch tại các cơ quan liên quan và báo cáo theo quy định.

Giao các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phối hợp với các bộ, ban, ngành, địa phương liên quan triển khai các hoạt động trong khuôn khổ Kế hoạch.

Thúc đẩy việc duy trì tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, phát hiện, kiến nghị khen thưởng, động viên các nhân tố điển hình đóng góp vào công tác tiếng Việt trong cộng đồng.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục trong nước và ở sở tại trong tham gia các hoạt động hưởng ứng Ngày Tôn vinh tiếng Việt, hỗ trợ việc dạy và học tiếng Việt trong cộng đồng.

Bên cạnh đó, giao các Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông, Văn hóa-Thể thao và Du lịch; UBND các tỉnh và thành phố liên quan; Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam; Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Bộ Ngoại giao thực hiện các hoạt động trong Kế hoạch phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan mình. Cùng đó, Bộ Công an đảm bảo công tác an ninh, chính trị cho các hoạt động trong khuôn khổ Kế hoạch.

Theo Văn bản, Kinh phí thực hiện Kế hoạch từ nguồn ngân sách nhà nước, tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước theo quy định và các nguồn hợp pháp khác. Bộ Tài chính bố trí kinh phí cho các hoạt động sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn ngân sách nhà nước năm 2024 để các Bộ, ngành, địa phương thực hiện Kế hoạch theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn liên quan.

Có thể bạn quan tâm

Dù đã về hưu nhưng bà Siu H’Prưng vẫn lưu giữ bằng khen do Bộ trưởng Bộ Giáo dục tặng như một kỷ vật trong quãng đời làm nhà giáo. Ảnh: Vũ Chi

Nhà giáo về hưu: Vẫn một tình yêu da diết với nghề

(GLO)- Dù đã về hưu nhưng tình cảm với trường lớp, với học trò vẫn mãi trong tim các thầy, cô giáo. Lắng nghe chuyện nghề của các nhà giáo đã về hưu tại thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) giúp ta hiểu thêm về những hy sinh thầm lặng của các thầy cô với sự nghiệp “trồng người”.

Chuyện về “đại sứ văn hóa đọc” Bùi Phạm Thùy Linh

Chuyện về “đại sứ văn hóa đọc” Bùi Phạm Thùy Linh

(GLO)- Cuối tháng 10 vừa qua, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức lễ tổng kết và trao giải Đại sứ văn hóa đọc năm 2024. em Bùi Phạm Thùy Linh-Học sinh lớp 5A, Trường Tiểu học Kim Đồng (thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai) đã đạt giải nhì toàn quốc và giải “Truyện ngắn khuyến đọc hay nhất”.