Người nước ngoài viết sách văn hóa Việt Nam bằng tiếng Việt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cuốn sách “Việt Nam đất nước con Rồng, cháu Tiên” của tác giả người Nga Daria Mishukova đã được giới thiệu tới độc giả Việt Nam ngày 5-7, tại Hà Nội.
 

Tác giả người Nga Daria Mishukova.
Tác giả người Nga Daria Mishukova.

Theo giáo sư Hà Minh Đức, cuốn sách được xuất bản lần đầu tiên năm 2007, tái bản năm 2010, được công nhận là cuốn sách hay nhất về đất nước Việt Nam viết bằng tiếng Nga trong giai đoạn hiện đại. Sách giới thiệu đầy đủ, tỉ mỉ về văn hóa, đất nước, con người Việt Nam; tạo ra một hình ảnh đẹp về đất nước Việt Nam trong lòng bạn đọc Nga, góp phần đáng kể vào việc quảng bá văn hóa, thúc đẩy sự phát triển của du lịch Việt Nam.

Sách được chính tác giả dịch ra tiếng Việt và được xuất bản năm 2013. Ngay sau lần xuất bản đầu tiên, tác phẩm được bạn đọc, giới báo chí Việt Nam và Nga đón nhận. Nhiều cơ quan, tổ chức trong nước, quốc tế đánh giá cao về nội dung chi tiết và cách thể hiện cuốn sách. Nhiều công ty du lịch coi cuốn sách là cẩm nang hữu ích cho du khách Nga khi đến Việt Nam. Người Việt Nam khi đọc cuốn sách sẽ khám phá ra nhiều điều xung quanh mình dưới góc nhìn của một người nước ngoài.

"Việt Nam đất nước con Rồng, cháu Tiên” được viết vào mùa Hè năm 2006. Để hoàn thành cuốn sách trong vòng 3 tháng, tác giả dành hơn 10 năm học tiếng Việt, nghiên cứu về Việt Nam, viết luận án tiến sỹ và trải nghiệm thực tế tại hầu hết các tỉnh, thành phố của Việt Nam.

Tác giả mong muốn đọc cuốn sách bằng tiếng Việt sẽ đem lại cho độc giả sự hứng khởi, thư giãn qua tìm hiểu, khám phá cách người nước ngoài cảm nhận về đất nước Việt Nam; đồng thời giúp người Việt Nam có thêm kỹ năng khi giao tiếp với người nước ngoài trong thế giới hội nhập, đa sắc về văn hóa.

Daria Mishukova là nhà Đông phương học, nhà Việt Nam học người Nga nổi tiếng. Bà đã có hơn 30 bài nghiên cứu về ngôn ngữ học, văn hóa Việt Nam, Thái Lan đăng trên các tạp chí tiếng Nga, tiếng Anh và tiếng Việt.

Daria Mishukova cũng là tác giả của hơn 20 bài viết trong tạp chí Inflight magazine của hãng hàng không Nga về di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của Việt Nam, Thái Lan. Bà đã từng viết 4 cuốn sách, trong đó có 3 cuốn về Việt Nam. Bà được trao tặng nhiều phần thưởng cao quý vì có đóng góp tích cực vào việc xây dựng, phát triển ngành văn hóa - thể thao và du lịch Việt Nam.

Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch nước Tô Lâm: Báo chí phải có tinh thần tiến công, đấu tranh loại bỏ cái xấu, cái sai

Chủ tịch nước Tô Lâm: Báo chí phải có tinh thần tiến công, đấu tranh loại bỏ cái xấu, cái sai

Theo Chủ tịch nước Tô Lâm, người làm báo cần kiên định lý tưởng, giá trị cao đẹp của nghề báo, tuân thủ nguyên tắc, giữ gìn đạo đức nghề nghiệp, có tinh thần tiến công, đấu tranh loại bỏ cái xấu, cái sai, bảo vệ cái đúng, cái tốt, luôn hết lòng, hết sức vì sự nghiệp chung.
Nhà báo cũng là người bảo vệ!

Nhà báo cũng là người bảo vệ!

Trong bức thư "Gửi anh em văn hóa và trí thức Nam Bộ" vào tháng 5-1947, trong đó có các nhà báo, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Ngòi bút của các bạn cũng là những vũ khí sắc bén trong sự nghiệp phò chính, trừ tà…".
Gương mặt thơ: Huỳnh Dũng Nhân

Gương mặt thơ: Huỳnh Dũng Nhân

(GLO)- Người thì gọi ông là “sói phóng sự”, người phong “vua phóng sự”, đều để nói ông là một nhà báo tầm cỡ của làng báo Việt. Từng là nhà báo trực tiếp viết báo, là Tổng Biên tập Tạp chí Nghề báo, là thầy dạy báo chí cho mấy trường đại học... nhưng khi về hưu, ông lại chăm chỉ làm thơ và vẽ.

Gương mặt thơ Dương Kỳ Anh

Gương mặt thơ: Dương Kỳ Anh

(GLO)- Ông là một cái tên từ lâu đã không còn xa lạ với bạn đọc trên cả nước, dù là thơ, văn hay báo. Nhiều năm làm Tổng Biên tập Báo Tiền Phong với tên thật là Dương Xuân Nam, là người “đẻ” ra cuộc thi hoa hậu đầu tiên ở nước ta là “Hoa hậu Báo Tiền Phong” và được duy trì tới giờ.