Tuần lễ “Áo dài Việt-Hương sắc Tây Nguyên”: Tôn vinh vẻ đẹp phụ nữ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh vừa phát động Tuần lễ áo dài (từ ngày 1 đến 8-3) với chủ đề “Áo dài Việt-Hương sắc Tây Nguyên”. Qua các năm hưởng ứng sự kiện do Trung ương Hội LHPN Việt Nam phát động, phụ nữ Gia Lai có cách làm riêng để vừa tôn vinh trang phục truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, vừa khẳng định giá trị văn hóa của vùng đất cao nguyên.

Tuần lễ áo dài do Hội LHPN tỉnh Gia Lai phát động có các hoạt động: trình diễn, đồng diễn áo dài tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku); vận động nữ cán bộ, công chức, viên chức, hội viên phụ nữ mặc áo dài đến công sở làm việc và tham gia các hoạt động, cuộc họp, hội nghị…

Phụ nữ Gia Lai có nhiều hoạt động tôn vinh áo dài. Ảnh: Nguyên Bình

Phụ nữ Gia Lai có nhiều hoạt động tôn vinh áo dài. Ảnh: Nguyên Bình

Trong đó, chương trình trình diễn áo dài nổi bật với chủ đề “Hương sắc Tây Nguyên”. Cụ thể: Hội LHPN các huyện, thị xã, thành phố và hội phụ nữ các đơn vị lực lượng vũ trang cử 2 hội viên tham gia trình diễn áo dài. Mỗi người trình diễn 2 trang phục gồm áo dài truyền thống và áo dài có phối hoa văn hoặc may bằng chất liệu thổ cẩm. Ban tổ chức sẽ bình chọn các danh hiệu người trình diễn áo dài truyền thống đẹp nhất, trang phục áo dài thổ cẩm đặc sắc nhất và người có phong cách trình diễn ấn tượng nhất. Bên cạnh đó, 340 hội viên phụ nữ của TP. Pleiku và huyện Chư Sê sẽ đồng diễn áo dài tại Quảng trường Đại Đoàn Kết theo hình thức nhảy dân vũ trên nền nhạc các ca khúc cách mạng ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước. Chị H'Tuyết (cơ sở may mặc, mua bán các mặt hàng thổ cẩm ở thị trấn Phú Thiện) chia sẻ: “Tuần lễ áo dài là hoạt động rất ý nghĩa để tôn vinh trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam, giúp chị em tự tin, tỏa sáng mỗi khi mặc áo dài. Chủ đề năm nay của phụ nữ Gia Lai còn mang ý nghĩa tôn vinh di sản văn hóa Tây Nguyên, tôn vinh thổ cẩm-nghề thủ công truyền thống của phụ nữ các dân tộc, khích lệ việc gìn giữ, phát huy nghề dệt truyền thống. Tôi tin rằng, bất cứ ai mặc lên mình bộ áo dài may bằng chất liệu thổ cẩm đều chung niềm tự hào, tự tôn với di sản, với văn hóa dân tộc”.

Tuần lễ áo dài là hoạt động thường niên của Trung ương Hội LHPN Việt Nam nhằm tôn vinh bản sắc văn hóa thông qua tà áo dài truyền thống và vẻ đẹp của người phụ nữ Việt. Qua các năm, phụ nữ Gia Lai luôn tìm chủ đề phù hợp, ý nghĩa để hưởng ứng sự kiện này. Năm 2020, Hội LHPN tỉnh chọn chủ đề “Áo dài Tây Sơn Thượng đạo-Xưa và nay” với nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức ngay trên vùng đất văn hóa An Khê-cái nôi cổ xưa của loài người. Tuần lễ áo dài luôn nhận được sự hưởng ứng của đông đảo hội viên phụ nữ, tạo không khí vui tươi nhân Ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3.

Áo dài là một trong những biểu tượng của dân tộc. Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Phạm Dực chia sẻ, ông từng thực hiện nhiều bộ ảnh cho các nữ doanh nhân thành đạt. Họ không thiếu điều kiện để khoác lên mình những bộ đồ hàng hiệu đắt đỏ, hiện đại nhưng hầu hết thường chọn áo dài. Lý do đó không chỉ là trang phục làm tôn lên nét đẹp mềm mại, nữ tính của người phụ nữ mà áo dài còn thể hiện sự tự tôn văn hóa dân tộc, văn hóa doanh nhân.

Theo bà Rơ Chăm H'Hồng-Chủ tịch Hội LHPN tỉnh: “Ý nghĩa của chủ đề năm nay không chỉ tôn vinh áo dài-di sản văn hóa Việt Nam, mà “hương sắc Tây Nguyên” nhấn mạnh vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất cao quý của phụ nữ trên vùng đất này. Chúng tôi mong muốn phụ nữ Gia Lai không chỉ góp phần gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc qua hình ảnh chiếc áo dài mà còn phát huy khả năng sáng tạo để vừa tôn vinh trang phục truyền thống vừa tôn vinh sắc màu thổ cẩm-di sản văn hóa của các dân tộc Tây Nguyên. Tuần lễ áo dài tạo sân chơi lành mạnh, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, phát huy sức sáng tạo hướng tới xây dựng hình ảnh người phụ nữ Gia Lai thời đại mới giàu tri thức, sức khỏe, thực hiện tốt vai trò trong gia đình và ngoài xã hội”.

Có thể bạn quan tâm

Bữa cơm cộng cảm

Bữa cơm cộng cảm

(GLO)- Bữa cơm cộng cảm thể hiện sự cảm thông của người Jrai trước biến cố xảy ra trong một gia đình nào đó. Điều đó xác nhận mối liên hệ giữa các thành viên cùng với sự thống nhất ý chí của cộng đồng.
Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

(GLO)- Từ trước đến nay, địa danh Pleiku được cho là xuất phát từ Plơi Aku trong tiếng Jrai. Plơi (Plei) là làng, Aku (Ku) là cái đuôi. Plơi Aku là làng đuôi, sau đó biến đổi thành Pleiku. Dân gian có 2 truyền thuyết về địa danh Pleiku.
Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Để hiểu rõ hơn về loại trang phục độc đáo này, chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân ưu tú Y Der (61 tuổi, ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà, Kon Tum)-một trong số ít những người ở xã Ngọk Réo còn biết làm trang phục từ vỏ cây.
Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

(GLO)- Tối 7-3, UBND xã Chư Á (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ xã, Đoàn thanh niên xã tổ chức đêm hội cồng chiêng, ra mắt câu lạc bộ “Cồng chiêng, nhạc cụ truyền thống dân tộc nữ làng Chuêt Ngol”.