Ý và Việt Nam thực hiện dự án Di sản áo dài

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Golden Heritage, một công ty hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, phối hợp cùng Đại sứ quán Ý tại Hà Nội, Đại sứ quán Việt Nam tại Rome và Phòng Thương mại Ý tại Việt Nam (ICHAM) thực hiện dự án Di sản áo dài - Giá trị của tình thương.

Dự án mang ý nghĩa giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và Ý. Theo đó, một mặt đưa di sản áo dài Việt Nam tiếp cận đời sống thời trang quốc tế, mặt khác, đưa tinh hoa của văn hóa Ý vào tà áo dài truyền thống Việt Nam. Cùng với tà áo dài và những giá trị văn hóa của 2 đất nước, ban tổ chức muốn chia sẻ ý nghĩa của tình thương với thông điệp “thấu hiểu, chia sẻ và kiến tạo giải pháp”.

Dự án hướng tới mục tiêu thực hiện bộ sưu tập 60 tác phẩm áo dài được những nhà thiết kế thời trang của Việt Nam và Ý sáng tạo. Dự kiến, trong 5 năm tới, sẽ có 2 cuộc trình diễn được tổ chức định kỳ hằng năm tại những TP mang nhiều giá trị văn hóa và di sản nổi tiếng của 2 đất nước.

“Ở Ý thời trang không chỉ là ngành công nghiệp mà còn gắn liền với đời sống của người dân. Ngành thời trang cũng là ngành hợp tác chiến lược giữa 2 nước Ý và Việt Nam từ năm 2013. Năm 2023 cũng là năm kỷ niệm 10 năm ký hợp tác chiến lược về thời trang giữa 2 nước. Tôi cho rằng dự án này có thể hỗ trợ nhiều cho cộng đồng các nhà thiết kế, thúc đẩy họ sáng tạo về giao thoa văn hóa giữa 2 nước”, ông Antonio Alessandro, đại sứ Ý tại Việt Nam bày tỏ.

Theo Ngọc An (TNO)

 

Có thể bạn quan tâm

Các nghệ nhân làng Chuet 2 (phường Thắng Lợi) phục dựng lễ báo hiếu cha mẹ tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thu

Lễ báo hiếu của người Jrai

(GLO)- Lễ báo hiếu cha mẹ là tập tục văn hóa truyền thống đã có từ xa xưa trong đời sống của cộng đồng người Jrai. Đây là dịp để những người con đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục và cầu mong thần linh ban sức khỏe cho cha mẹ.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

(GLO)- Cứ mỗi buổi sinh hoạt, khuôn viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lơ Pang (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) lại rộn ràng tiếng cồng chiêng. Âm thanh quen thuộc ấy đến từ đôi tay nhỏ bé của các em học sinh thuộc Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng của trường.

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

(GLO)- Suốt 1 tháng qua, sau khi hoàn tất công việc gia đình, những người nông dân Jrai chân chất, mộc mạc ở tổ 6 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) lại say sưa luyện tập đánh cồng chiêng.

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

(GLO)- Không chỉ dệt thổ cẩm giỏi, chị Rah Lan H’Nghí (SN 1988, buôn Toát, xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) còn nhiệt tình chỉ dạy cho chị em trong buôn để góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

(GLO)- Chính quyền TP. Pleiku đã dành nguồn lực đầu tư để Plei Ốp thành điểm đến của du khách trải nghiệm văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc Jrai thông qua phục dựng một số lễ hội cộng đồng như: cúng giọt nước, pơ thi…

Là gốm nhưng không phải... gốm

Là gốm nhưng không phải... gốm

Sau thời gian dài thực nghiệm, nghệ nhân Đỗ Hữu Triết (51 tuổi, ngụ 66 Chi Lăng, TP.Huế, Thừa Thiên-Huế) sáng tạo thành công chất liệu mới có tên Việt kim diêu có thể đáp ứng nhu cầu sáng tạo nghệ thuật với nhiều đặc tính ưu việt.

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

(GLO)-Nhiều năm qua, người dân làng Kte (xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) luôn dành sự yêu mến và kính trọng đối với bà Rơ Châm Nguyên bởi bà biết hát và lưu giữ nhiều bài dân ca của dân tộc Jrai.

Bảo tồn và phát huy di sản

Bảo tồn và phát huy di sản

Câu chuyện biệt thự “nhà lầu ông Phủ” (ven sông Đồng Nai, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) xôn xao dư luận những ngày qua như một tín hiệu vừa mừng vừa đáng suy ngẫm. Mừng khi cộng đồng ngày càng quan tâm thiết thực đến các giá trị di sản văn hóa.