Gia Lai: Ế ẩm sản phẩm thịt heo Krông Pa

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Cả tháng nay, thị trường tiêu thụ thịt heo tại huyện Krông Pa, Gia Lai giảm đến 50%, riêng người dân khu phố 2 (thị trấn Phú Túc) thì gần như tránh xa mặt hàng này. Đa số người dân tự tìm hiểu và thông tin nhau về tình hình dịch bệnh.
Các gian hàng thịt heo tại chợ Phú Túc không còn đông như trước mà rơi vào cảnh “chợ chiều”. Cả 10 sạp thịt heo nhưng người mua không đoái hoài, chủ yếu là ghé hàng gà, cá… Lâu lâu mới có người tạt ngang sạp thịt heo nhưng lật qua, trở lại xem xét kỹ càng. Chị Nguyễn Thị Phương, khu phố 4, chủ sạp thịt heo than thở: “Bình thường mỗi ngày mổ 2 con heo mới đủ bán, cả tháng nay mỗi ngày chỉ mổ một con, thế mà vẫn ế ẩm”. Ông Nguyễn Ngọc Thanh- quyền Trưởng ban Quản lý chợ thị trấn Phú Túc, cho biết: “Theo đăng ký trong chợ có 20 sạp buôn bán thịt. Trong tháng qua, chưa thấy có đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm nào về chợ làm việc”.
Các sạp thịt heo tại chợ Phú Túc. Ảnh: H.S
Các sạp thịt heo tại chợ Phú Túc. Ảnh: H.S
Chung cảnh là các tiệm ăn, người tiêu dùng đang ngả về các món ăn không có thịt heo để tự bảo vệ mình, nhất là các quán điểm tâm, hiểu tâm lý nên các chủ hàng đang tập trung vào các món ăn chế biến từ thịt bò và gà. Như tại quán ăn Ngưu khu- phố 1 thị trấn Phú Túc, chủ quán nói: Quán đã ngưng bán cơm, giờ chủ yếu là bán phở bò. Người dùng nghe có heo bệnh chết nên có bán thì cũng chẳng mấy ai hỏi tới. Chị Đặng Thị Hồng Nhung- chủ tiệm ăn Diễm Hương cho biết: “Quán bán cơm, chủ yếu bán cho khách vãng lai và dân từ các xã khác. Khách hàng vô đây đều biết các tỉnh lân cận có dịch heo tai xanh, nhưng về tình hình heo bệnh tại địa bàn huyện thì không biết nên một số người vẫn ăn thịt heo”.
Để bảo vệ sức khỏe cho gia đình mình, các bà nội trợ tại thị trấn Phú Túc trong tháng qua một mực trung thành với các món rau, cá, gà… miễn là tránh xa thịt heo. Cao trào nói “không” với thịt heo đang diễn ra tại khu phố 2, thị trấn Phú Túc (trung tâm của bệnh, nơi có số lượng heo chết nhiều nhất và là nơi tập trung nhiều lò mổ heo lớn của thị trấn). Bà Trần Thị Nghề, ở khu phố 2 cho biết: “Cả khu phố gần như ngưng sử dụng thịt heo, riêng gia đình tôi cả tháng nay dù ở nhà hay đi đâu mọi người không dám đụng đũa đến thịt heo”.
Ngay khi có 5 hộ xuất hiện heo bị bệnh chết trên địa bàn thị trấn Phú Túc, cùng với thông tin heo các tỉnh lân cận bị dịch, ông Nguyễn Quang Huy- Chủ tịch UBND thị trấn Phú Túc đã ký ban hành 2 văn bản chỉ đạo và cảnh báo tình hình heo bệnh đến người dân thị trấn, đồng thời, gởi 2 báo cáo lên các ngành chức năng huyện. Nhưng đến nay ngành chức năng chưa có một động thái tích cực trước tình hình heo bệnh trên địa bàn.
Huyện Krông Pa có một trạm kiểm soát dịch bệnh động vật trên quốc lộ 25 thuộc địa phận xã Chư Ngọc, mỗi ngày có khoảng 20 lượt các loại xe ô tô lớn qua lại. Trạm trưởng Võ Công Luận (kiêm Trạm trưởng Trạm Thú y huyện Krông Pa) cho biết: Trong thời gian này, nếu phát hiện xe nào chở động vật có giấy kiểm dịch và có nguồn gốc, trạm tiêu độc trả về địa phương, còn không có giấy kiểm dịch, không rõ xuất xứ sẽ tiêu hủy, xử phạt hành chính.
Tình hình kiểm soát vận chuyển và giết mổ heo trên địa bàn huyện còn nhiều buông lỏng. Theo tìm hiểu, heo và các gia súc khác từ Đak Lak qua xã Uar rồi theo nhiều đường, cả đường bộ và đường sông vận chuyển về huyện nhưng chính quyền chưa thể kiểm soát được. Xem ra “cuộc chiến” chống heo tai xanh ở Krông Pa vẫn còn gay cấn...!
Hồng Sơn

Có thể bạn quan tâm

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2024-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) sẽ gieo trồng 2.988 ha cây trồng các loại, trong đó có hơn 2.000 ha lúa. Để đảm bảo vụ sản xuất đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương, các chủ đầu tư thực hiện các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024. Ảnh Hà Duy

Chủ đầu tư phải lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án, cụ thể từng tháng

(GLO)- Đó là một trong những yêu cầu tại Công văn số 2671/UBND-KTTH do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành nhằm đề nghị các sở, ban, ngành; các địa phương; các chủ đầu tư triển khai các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.

Kho xăng dầu của Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Bắc Tây Nguyên tại xã Ia Tiêm (huyện Chư Sê) hiện chưa được chấp thuận đấu nối vào quốc lộ. Ảnh: V.T

Cửa hàng xăng dầu đấu nối vào đường giao thông: Vướng mắc cần tháo gỡ

(GLO)- Theo Luật Giao thông đường bộ và các quy định liên quan, các công trình xây dựng, trong đó có cửa hàng xăng dầu nằm dọc quốc lộ, tỉnh lộ phải xây dựng ngoài phạm vi hành lang an toàn đường bộ và thực hiện đấu nối đúng vị trí được UBND cấp tỉnh phê duyệt.