Ủy ban Dân tộc, Bộ Nông nghiệp và PTNT trả lời cử tri Gia Lai về bổ sung danh sách, chính sách áp dụng tại các xã khu vực I, II, III

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ủy ban Dân tộc, Bộ Nông nghiệp và PTNT trả lời cử tri Gia Lai về bổ sung danh sách, chính sách áp dụng tại các thôn đặc biệt khó khăn, các xã khu vực I, II, III thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025.

* Kiến nghị:

Đề nghị Ủy ban Dân tộc sớm có hướng dẫn rà soát, sửa đổi, bổ sung danh sách các thôn đặc biệt khó khăn, các xã khu vực I, khu vực II, khu vực III thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 để phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương.

Trả lời:

Trên cơ sở tổng hợp báo cáo của các địa phương, căn cứ tiêu chí quy định tại Quyết định số 33/2020/QĐ-TTg, Ủy ban Dân tộc đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 4-6-2021 phê duyệt danh sách xã khu vực III, khu vực II, khu vực I vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc đã ban hành Quyết định số 612/QĐ-UBDT ngày 16-9-2021 phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025.

Về vấn đề kiến nghị của cử tri tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc đang tiến hành khảo sát danh sách các thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 phê duyệt tại Quyết định số 612/QĐ-UBDT ngày 16-9-2021 của Ủy ban Dân tộc và danh sách xã khu vực I, khu vực II, khu vực III thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 phê duyệt tại Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 4-6-2021 của Thủ tướng Chính phủ theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025. Sau khi có kết quả khảo sát, Ủy ban Dân tộc sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Kiến nghị:

Đề nghị Chính phủ sớm ban hành các giải pháp, hướng dẫn cụ thể đối với các chính sách đã ban hành áp dụng tại địa bàn các xã khu vực II, khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016-2020 nay không còn nằm trong danh sách các xã khu vực II, khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025.

Trả lời:

Tại Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 8-6-2022 của Chính phủ đã có chỉ đạo “Các Bộ: Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Lao động-Thương binh và Xã hội, Nội vụ, Tài chính theo chức năng, nhiệm vụ được giao khẩn trương đề xuất giải pháp cụ thể đối với các chính sách đã ban hành áp dụng tại địa bàn các xã khu vực II, khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016-2020 nay không còn nằm trong danh sách các xã khu vực II, khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025; báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong tháng 7-2022”.

Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã có báo cáo khảo sát tác động của việc phân định vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển đến việc thực hiện chính sách dân tộc và kiến nghị chi tiết kèm theo (Công văn 489/BC-HĐDT15 ngày 8-7-2022).

Theo đó, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 4953/VPCP-QHĐP ngày 5-8-2022 chỉ đạo và phân công Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan để nghiên cứu, đề xuất phương án và giải pháp cụ thể với các chính sách đã ban hành áp dụng tại địa bàn các xã khu vực II, khu vực thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016-2020 nay không còn nằm trong danh sách các xã khu vực II, khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 để tổng hợp, báo cáo Chính phủ trong tháng 8 năm 2022.


 

GLO

 

Có thể bạn quan tâm

Một bé gái bị bỏ rơi tại Bệnh viện Nhi Gia Lai

Một bé gái bị bỏ rơi tại Bệnh viện Nhi Gia Lai

(GLO)- Tin từ Bệnh viện Nhi Gia Lai, khoảng 10 giờ ngày 16-4, bảo vệ Bệnh viện Nhi phát hiện một bé gái khoảng 8 đến 9 tháng tuổi bị bỏ rơi ở sảnh khám bệnh viện trong tình trạng hoảng sợ, khóc đòi mẹ. Bảo vệ đã thông báo vụ việc cho ban lãnh đạo bệnh viện nắm thông tin. 

Ia Grai: Tặng bò giống cho phụ nữ khó khăn

Ia Grai: Tặng bò giống cho phụ nữ khó khăn

(GLO)- Sáng 15-4, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện tổ chức trao tặng bò giống sinh sản cho 3 gia đình hội viên phụ nữ là hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn xã Ia Hrung.

Người dân xã Chư Gu lưu thông qua cầu tạm. Ảnh: L.N

Người dân xã Chư Gu mong ước cây cầu bắc qua sông Ba

(GLO)- Để rút ngắn thời gian di chuyển đến khu sản xuất, người dân xã Chư Gu (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) đã tự làm cầu tạm bắc qua sông Ba. Vì vậy, việc có một cây cầu được đầu tư kiên cố để đi lại thuận tiện, an toàn hơn là mong mỏi của hàng ngàn hộ dân nơi đây suốt nhiều năm qua.

Bà Rơ Ô H’Hieng-Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ buôn Tul (xã Ia Broăi) hướng dẫn em Rơ Ô H’Tra học bài. Ảnh: R.H

Điểm tựa cho trẻ mồ côi

(GLO)- Hưởng ứng chương trình “Mẹ đỡ đầu” do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam phát động, từ năm 2021 đến nay, Hội LHPN xã Ia Broăi (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) đã tích cực triển khai hoạt động hỗ trợ trẻ mồ côi và trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Pleiku: Xác minh thông tin nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Nhóm lớp mầm non tư thục Hoa Hướng Dương

Pleiku: Xác minh thông tin nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Nhóm lớp mầm non tư thục Hoa Hướng Dương

(GLO)- Chiều 8-4, Phòng Quản lý an toàn thực phẩm (Sở Y tế Gia Lai) phối hợp với Trung tâm Y tế TP. Pleiku kiểm tra đột xuất tại Nhóm lớp mầm non tư thục Hoa Hướng Dương (535 Phạm Văn đồng, phường Đống Đa, TP. Pleiku) để xác minh thông tin phản ánh của người dân nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại đây.

Gia đình anh Rơ Châm Nek có nguồn thu khoảng 200 triệu đồng/năm từ trồng trọt. Ảnh: T.D

“Làng Campuchia” trên đất Gia Lai

(GLO)- Gần nửa thế kỷ sau cuộc trốn chạy khỏi nạn diệt chủng Pol Pot để đến định cư ở làng Triêl (xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai), cuộc sống của những người dân Campuchia đã ổn định và ngày càng sung túc.