Pleiku phát huy hiệu quả Quỹ Hỗ trợ nông dân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Thành phố Pleiku (tỉnh Gia Lai) hiện có gần 12.000 hội viên nông dân đang sinh hoạt tại 170 chi hội thôn, làng, tổ dân phố, thuộc 22 Hội Nông dân xã, phường. Thời gian qua, Hội Nông dân các cấp trên địa bàn thành phố đã tích cực tuyên truyền, vận động hội viên đóng góp để xây dựng Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) với mức thấp nhất là 50.000 đồng/hội viên/năm. Đến nay, 100% tổ chức Hội đã xây dựng thành công Quỹ HTND và phát huy hiệu quả nguồn quỹ này, góp phần thúc đẩy công tác Hội và phong trào nông dân phát triển.

Giữa năm 2022, nhiều hộ hội viên nông dân ở làng A (xã Gào) gặp khó khăn, không đủ tiền mua vật tư nông nghiệp, phân bón chăm sóc cây trồng. Biết được thực tế này, cán bộ Hội Nông dân xã đã tận tình hướng dẫn bà con làm thủ tục vay vốn Quỹ HTND tỉnh. Kết quả, 12 hộ hội viên nông dân được vay 600 triệu đồng (50 triệu đồng/hộ). Nhận được vốn vay, các hộ hội viên nông dân đã đầu tư mua các chế phẩm sinh học, thu gom nguyên liệu làm phân hữu cơ, chăm sóc cây trồng, cải tạo vườn tạp, tái canh vườn cà phê theo tiêu chuẩn 4C. Ông Rơ Châm Săng-Trưởng thôn A-thông tin: Làng A có hơn 230 hộ, đa số là người Jrai, đều thuộc diện hộ cận nghèo, được quỹ HTND các cấp cho vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất, chăn nuôi. Riêng 12 hộ hội viên nông dân vay vốn Quỹ HTND tỉnh năm 2022 đã thực hiện đúng cam kết, tập trung phát triển kinh tế gia đình.

Quỹ HTND đã tạo thu nhập cho bà con nông dân. Ảnh: Hoàng Cư

Quỹ HTND đã tạo thu nhập cho bà con nông dân. Ảnh: Hoàng Cư

Tương tự, 13 hộ hội viên nông dân ở phường Diên Hồng cũng được các cấp Hội xem xét cho vay vốn từ nguồn quỹ này. Theo đó, đối với hộ trồng cây ngắn ngày như rau màu, cây lương thực… được vay 20 triệu đồng/hộ; hộ trồng cây dài ngày như cà phê, hồ tiêu... được vay 40 triệu đồng/hộ. Thời hạn vay từ 3 đến 5 năm, tùy theo phương án sản xuất, chăn nuôi, kinh doanh của từng hộ hoặc nhóm hộ. Bà Nguyễn Thị Mỹ Tiếp-Phó Chủ tịch Hội Nông dân phường Diên Hồng-cho biết: “Toàn phường hiện có 217 hội viên đang sinh hoạt tại 5 chi hội nông dân cơ sở. Hầu hết hội viên đều có nhu cầu vay vốn từ Quỹ HTND. Các hộ hội viên vay Quỹ HTND ở phường Diên Hồng đều thực hiện đúng quy định, phát huy tốt hiệu quả nguồn vốn, không có ai nợ dây dưa. Hội Nông dân phường đang có kế hoạch làm các loại thủ tục đề nghị cấp trên xem xét giải quyết cho bà con gia hạn các khoản vay và mở rộng các đối tượng vay mới từ nguồn Quỹ HTND để đầu tư vào sản xuất, kinh doanh”.

Bà Phan Thị Hoài Thương-Phó Chủ tịch Hội Nông dân TP. Pleiku-cho hay: Trên địa bàn thành phố hiện có gần 300 lượt hộ hội viên nông dân vay trên 7,1 tỷ đồng quỹ HTND các cấp để phát triển kinh tế gia đình và thực hiện 18 dự án nhóm hộ. Hầu hết các hộ và nhóm hộ vay nguồn vốn này đều sử dụng đúng mục đích, hoàn trả nợ vay hàng tháng đúng quy định, không có nợ xấu. Mức lãi suất cho vay của Quỹ HTND không đáng kể, thủ tục cho vay khá đơn giản, cung cách tổ chức và hoạt động của Quỹ HTND phù hợp với nông dân.

“Quỹ HTND đã tạo thu nhập cho bà con nông dân, góp phần thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, đẩy lùi “tín dụng đen”. Tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, Hội Nông dân các cấp tiếp tục thúc đẩy Quỹ HTND phát triển, hỗ trợ hội viên nông dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm hiệu quả, thiết thực, nâng cao chất lượng đời sống. Bên cạnh đó, tạo điều kiện thuận lợi cho Hội Nông dân các cấp tập hợp bà con vào tổ chức Hội, tập trung xây dựng Hội và phong trào Hội Nông dân phát triển nhanh mạnh”-bà Thương nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

(GLO)-   Gia Lai đang trải qua cao điểm nắng nóng gay gắt, thời điểm này dễ phát sinh  dịch bệnh động vật trong đó bệnh dại trên đàn chó, mèo là nỗi lo lớn nhất hiện nay.  Giải pháp đẩy mạnh tiêm phòng vắc xin bệnh dại là ưu tiên của các địa phương hiện nay.
Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

(GLO)- Nhờ chủ động nguồn nước tưới từ các công trình thủy lợi, cộng với việc đưa các giống lúa mới chất lượng cao vào sản xuất nên năng suất lúa vụ Đông Xuân 2023-2024 tăng đáng kể. Với giá lúa tăng 2-3 ngàn đồng/kg so với vụ trước, bà con nông dân trong tỉnh đã có một vụ sản xuất “thắng lợi kép”.

Năm nay, thời tiết khắc nghiệt quá, nắng nóng kéo dài khiến ao, hồ cạn trơ đáy. Ảnh: Gia Hưng

Gia Lai thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng

(GLO)-

Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng-chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh: Tính đến ngày 24-4, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng, với 379,6 ha cây trồng các loại bị thiệt hại.