Pleiku đầu tư phát triển "ngành công nghiệp không khói"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của thành phố là 1 trong 4 chương trình trọng tâm được Đảng bộ TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đề ra trong nhiệm kỳ 2020-2025. Để đạt mục tiêu này, TP. Pleiku đã và đang triển khai nhiều giải pháp căn cơ nhằm phát huy những tiềm năng, lợi thế của địa phương trong phát triển “ngành công nghiệp không khói”.
Nhiều điểm đến hấp dẫn
Thành phố Pleiku được biết đến với nhiều danh lam, thắng cảnh nổi tiếng, hấp dẫn như danh thắng Biển Hồ, Quảng trường Đại Đoàn Kết, chùa Minh Thành, núi lửa Hàm Rồng, hồ Diên Hồng cùng những nét văn hóa đặc sắc như: cồng chiêng, ẩm thực, các lễ hội truyền thống của người dân bản địa… Đây là tiền đề, lợi thế để Pleiku tiếp tục thu hút đầu tư phát triển, từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của thành phố.
Là danh thắng cấp quốc gia và lọt vào tốp 5 hồ tự nhiên đẹp nhất Việt Nam, Biển Hồ đã trở thành điểm đến thú vị, hấp dẫn với nhiều du khách trong nước và quốc tế. Biển Hồ nguyên là một miệng núi lửa đã ngừng hoạt động cách đây hàng trăm triệu năm. Hồ có hình bầu dục, độ sâu 20-40 m, diện tích khoảng 230 ha, nước hồ quanh năm đầy ắp, xanh trong. Biển Hồ xứng đáng là viên ngọc bích giữa mênh mông đất đỏ Tây Nguyên, là danh thắng không thể bỏ qua khi đến Pleiku. Đặc biệt, sau khi được TP. Pleiku đầu tư tôn tạo, Khu du lịch sinh thái-tâm linh Biển Hồ ngày càng thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, chiêm ngưỡng mỗi lần đặt chân đến Phố núi.
Danh thắng Biển Hồ là một trong những điểm du lịch hấp dẫn của Pleiku. Ảnh: Quang Tấn
Danh thắng Biển Hồ là một trong những điểm du lịch hấp dẫn của Pleiku. Ảnh: Quang Tấn
Không chỉ riêng người dân TP. Pleiku mà người dân Gia Lai đều tự hào về công trình Quảng trường Đại Đoàn Kết. Đây là công trình văn hóa có ý nghĩa lịch sử và nhân văn, là địa điểm tổ chức các sự kiện quan trọng của tỉnh, vui chơi hàng ngày của nhân dân. Công trình được công nhận đạt 3 kỷ lục là: tượng đài Bác Hồ lớn nhất Việt Nam, bức phù điêu bằng đá lớn nhất Việt Nam và dàn cồng chiêng bằng đồng lớn nhất Việt Nam.
Bên cạnh đó, chùa Minh Thành cũng là điểm du lịch tâm linh không thể bỏ qua của du khách khi đến TP. Pleiku. Chùa Minh Thành là một quần thể kiến trúc Phật giáo rộng lớn tọa lạc trên ngọn đồi thoai thoải ở phía Tây Nam thành phố. Với kiến trúc độc đáo, vẻ đẹp uy nghiêm, hàng năm, ngôi chùa này đón hàng ngàn lượt khách đến chiêm bái, vãn cảnh. Ngoài các điểm lưu trú truyền thống gồm khách sạn, nhà nghỉ, homestay trên địa bàn TP. Pleiku như: Tiên Sơn (thôn 3, xã Tân Sơn), Hoa Vàng (580/22 Trường Chinh), Nhà Tôi (437-439 Ngô Quyền)… hứa hẹn đem tới cho du khách những trải nghiệm mới mẻ.
Ngoài ra, những năm qua, thành phố đã thực hiện tốt công tác bảo tồn, giữ gìn các di sản văn hóa và các giá trị truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số như: không gian văn hóa cồng chiêng, các lễ hội dân gian, làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng tại các làng đồng bào dân tộc thiểu số như: Plei Ốp (phường Hoa Lư), làng Ia Nueng (xã Biển Hồ), làng Wâu (xã Chư Á)… Cùng với đó, công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch Pleiku đến du khách trong nước và quốc tế được quan tâm. Cơ sở vật chất phục vụ du lịch ngày càng phát triển, nhiều khách sạn, nhà hàng đã được đầu tư xây dựng hiện đại. Một số điểm du lịch, điểm vui chơi giải trí đã được đầu tư nâng cấp. 
Tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch
Trong những năm qua, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành cùng sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, đơn vị có liên quan trong công tác xúc tiến, quảng bá du lịch đã góp phần đưa hình ảnh, con người Pleiku văn minh, lịch sự, thân thiện đến với du khách gần xa, góp phần giúp du lịch Pleiku có sự phát triển mạnh mẽ.
Điển hình như trong năm 2020, dù hoạt động kinh doanh du lịch của thành phố bị ảnh hưởng do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, tuy nhiên, nhờ làm tốt công tác phòng-chống dịch, vừa triển khai tốt chương trình xúc tiến sản phẩm kích cầu du lịch nên lượng du khách đến Phố núi vẫn đạt khá. Năm 2020, TP. Pleiku đón trên 650.000 lượt khách, trong đó, khách quốc tế ước đạt 3.400 lượt, doanh thu ước đạt trên 405 tỷ đồng. Riêng khu thắng cảnh Biển Hồ đón gần 250.000 lượt khách, doanh thu đạt gần 1,5 tỷ đồng.
Trình diễn tạc tượng sẽ đem đến cho du khách những trải nghiệm thú vị khi tới Phố núi Pleiku. Ảnh: Quang Tấn
Theo dõi các nghệ nhân trình diễn tạc tượng đem đến cho du khách những trải nghiệm thú vị khi tới Phố núi Pleiku. Ảnh: Quang Tấn
Để phấn đấu hoàn thành mục tiêu đề ra, thời gian tới, TP. Pleiku tiếp tục đẩy mạnh kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực du lịch. Trong đó, tập trung xây dựng Công viên Diên Hồng trở thành công viên xanh giữa lòng thành phố và chùa Minh Thành trở thành điểm du lịch hấp dẫn của tỉnh. Đối với danh thắng Biển Hồ, thành phố có phương án kêu gọi đầu tư để xây dựng điểm đến này xứng tầm với danh thắng cấp quốc gia. Đồng thời, thành phố sẽ tiếp tục kết nối với Hiệp hội Du lịch tỉnh, các công ty lữ hành, tham gia các hội chợ du lịch để giới thiệu, quảng bá các điểm du lịch đã được hình thành trên địa bàn như: thắng cảnh Biển Hồ, núi lửa Hàm Rồng, Di tích lịch sử Nhà lao Pleiku, chùa Minh Thành…
Bên cạnh đó, thành phố tập trung thu hút đầu tư vào phát triển hạ tầng du lịch, phát triển loại hình homestay đáp ứng nhu cầu lưu trú của du khách; xây dựng kế hoạch triển khai các loại hình du lịch khám phá, du lịch sinh thái nông nghiệp; phối hợp tạo các tour, điểm, tuyến du lịch thu hút du khách đến Pleiku. Tiếp tục đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất tại Plei Ốp, làng Ia Nueng, làng Wâu; đầu tư cải tạo giọt nước tại các làng… để phát triển du lịch cộng đồng. Đồng thời, thành phố đang phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ để xây dựng các làng, các điểm sản xuất những mặt hàng truyền thống như: thổ cẩm, đan lát, tạc tượng… góp phần vừa tạo việc làm cho người dân, vừa tạo điểm tham quan, trải nghiệm thú vị cho du khách.
Bên cạnh đó, TP. Pleiku đã có kế hoạch triển khai xây dựng khu phố ẩm thực, chợ đêm; khảo sát xây dựng tuyến phố đi bộ, ẩm thực tại đường Phùng Hưng và tuyến du lịch khám phá đời sống của người dân hẻm Lò Bò-đường Thống Nhất (phường Hội Thương). Phục dựng các lễ hội truyền thống của người dân tộc bản địa như: lễ pơ thi, mừng lúa mới, lễ cưới truyền thống… nhằm phục vụ du khách. Ngoài ra, thành phố tiếp tục xây dựng phương án đào tạo nguồn nhân lực du lịch, đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch trên địa bàn; triển khai tuyên truyền bộ quy tắc về ứng xử trong hoạt động du lịch, hướng đến nâng cao hình ảnh du lịch Pleiku an toàn và thân thiện.
Với độ cao trung bình khoảng 800 m so với mực nước biển, khí hậu quanh năm mát mẻ, trong lành cùng nhiều danh lam, thắng cảnh nổi tiếng, Pleiku đã và đang xây dựng, giữ vững hệ sinh thái nhằm hướng đến một đô thị cao nguyên xanh vì sức khỏe. Qua đó, Phố núi Pleiku hứa hẹn sẽ đem đến cho du khách những trải nghiệm hấp dẫn với những sản phẩm du lịch phong phú, đa dạng trong thời gian tới.
NGUYỄN HỮU QUẾ
Tỉnh ủy viên, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Pleiku

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai đại diện cho 5 tỉnh Tây Nguyên tham gia tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Gia Lai đại diện cho 5 tỉnh Tây Nguyên tham gia tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

(GLO)- Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 19 đến 22-12, tại Sân bay Gia Lâm, TP. Hà Nội. Sự kiện là dấu ấn đặc biệt của Quân đội nhân dân Việt Nam trong dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.

Gia đình chị Rơ Châm Khi (làng Krăi) được UBND thị trấn Phú Hòa hỗ trợ 1 con bò giống để làm sinh kế vươn lên thoát nghèo. Ảnh: Đ.Y

Phú Hòa: Người dân thoát nghèo nhờ tiếp cận thông tin

(GLO)- Nhằm hỗ trợ người dân tiếp cận thông tin, hướng đến giảm nghèo bền vững, thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã đa dạng các hình thức tuyên truyền, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ, thị trường và kỹ năng cần thiết góp phần nâng cao năng suất lao động.

Làng Bluk Blui ngày càng khang trang, khởi sắc. Ảnh: Đ.M.P

Về làng phong Bluk Blui

(GLO)- Hàng chục lần tôi trở về vùng đất Chư Păh (tỉnh Gia Lai) nhưng không vì thế mà trở nên nhàm chán. Mỗi lần về lại, chứng kiến bao thay đổi là lòng tôi thấy vui, vì sự phát triển của địa phương. Đặc biệt là với xã Ia Ka, với làng phong Bluk Blui-cái tên làng đặt theo tên một dòng suối ở đây.

Tặng 60 suất quà cho gia đình chính sách xã Gào

Tặng 60 suất quà cho gia đình chính sách xã Gào

(GLO)- Chiều 11-12, nhóm cựu chiến binh đến từ TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Nhóm thiện nguyện 50K TP. Pleiku và tổ dân phố 3 (phường Diên Hồng, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình tặng quà cho gia đình chính sách tại xã Gào.

Ảnh: Đ.M.P

Sró một thời...

(GLO)- Từ trung tâm huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đi chừng 30 km là đến xã Sró. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhiều lần trong các chuyến công tác, tôi đã qua lại nơi đây. Kỷ niệm thì nhiều, nhưng tôi nhớ nhất là hồi chú Trần Quốc Bảo làm Bí thư Huyện ủy.

Gia Lai: Công bố 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ

Gia Lai: Công bố 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Quyết định số 783/QĐ-UBND về việc công bố danh mục gồm 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ do nhà nước đầu tư, quản lý thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công thương, UBND các huyện, thị xã, thành phố.

Phòng-chống cháy mía

Kbang tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía

(GLO)- Để chuẩn bị tốt thu hoạch mía niên vụ 2024-2025, phòng ngừa cháy mía gây thiệt hại cho người dân, UBND huyện Kbang đã chỉ đạo các xã, thị trấn đăng ký kế hoạch thu mua mía với Nhà máy đường An Khê, đồng thời tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía.