Pleiku: Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền pháp luật

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhằm giúp người dân nâng cao nhận thức về pháp luật, thời gian qua, ngành Tư pháp và UBND các xã, phường trên địa bàn TP. Pleiku rất quan tâm đến việc đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đến từng đối tượng, từng thời điểm, từng địa bàn, khu vực. 
Phường Phù Đổng là một trong số những địa phương rất chú trọng đến công tác này. Theo ông Nguyễn Giang Nam-Phó Chủ tịch UBND phường, hàng tháng, cán bộ Tư pháp xây dựng kế hoạch, nội dung tuyên truyền gắn với nhu cầu, tình hình thực tế trình lãnh đạo phường phê duyệt. “Đơn cử như dịp hè 2019, chúng tôi tổ chức Hội thi tìm hiểu kiến thức pháp luật cho thanh thiếu nhi, nội dung xoay quanh về an toàn giao thông, phòng-chống ma túy và bạo lực học đường, phòng-chống xâm hại trẻ em. Hoặc trong tháng 8 vừa qua, phường đã tổ chức tuyên truyền cho 700 hộ dân tại 10 tổ dân phố về tình hình an ninh trật tự, Luật Nghĩa vụ Quân sự, một số quy định về thủ tục hồ sơ xây dựng nhà ở tư nhân”-ông Nam nói. 
 “Phiên tòa giả định” tổ chức tại Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng (TP. Pleiku). Ảnh: internet
“Phiên tòa giả định” tổ chức tại Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng (TP. Pleiku). Ảnh: internet
Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin để tạo đột phá trong đổi mới nội dung, đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật là yêu cầu tất yếu hiện nay. Một trong những địa phương đang triển khai thực hiện khá hiệu quả công tác này là UBND phường Hội Thương thông qua việc phát huy vai trò công nghệ thông tin, tạo điều kiện tiếp cận thông tin được số hóa bằng các ứng dụng trực tuyến, mạng xã hội, các cổng thông tin điện tử. Từ năm 2018, nhờ việc thành lập các trang facebook của UBND phường, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân, Công đoàn cơ sở..., các nội dung về phong trào thi đua, hoạt động thiện nguyện, sự kiện văn hóa-thể thao, tuyên truyền các chính sách, pháp luật của Nhà nước đã được truyền tải kịp thời đến người dân. Ngay trong hoạt động nội bộ, UBND phường đã tạo các nhóm zalo để kết nối với 17 tổ dân phố (nay sáp nhập còn 7 tổ dân phố), đội ngũ cán bộ, công chức khối ủy ban, hiệu trưởng các trường học, từ đó tăng cường hiệu quả trao đổi thông tin, điều hành công việc. Các tổ trưởng tổ dân phố cũng bằng cách này kết nối với người dân, chia sẻ, truyền tải thông tin từ chính quyền địa phương, chính sách pháp luật liên quan đến trật tự văn minh đô thị, đời sống nhân dân. Ông Nguyễn Ngọc Quang-Phó Chủ tịch UBND phường Hội Thương-khẳng định: “Thông qua sử dụng smartphone cài đặt phần mềm quản lý điều hành văn bản, zalo, facebook, đội ngũ cán bộ, công chức phường có thể cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật nhanh chóng, kịp thời. Thời gian tới, phường sẽ chỉ đạo công chức tạo nhóm zalo để giúp người dân tra cứu thông tin, hồ sơ thủ tục hành chính một cách nhanh chóng, thuận tiện hơn; mặt khác, giới thiệu địa chỉ tủ sách pháp luật điện tử để người dân đăng nhập tham khảo thông tin”.
Thực hiện Kế hoạch số 1236/KH-UBND ngày 7-6-2019 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2019-2021”, UBND TP. Pleiku đã ban hành Kế hoạch số 1471/KH-UBND. Theo đó, thành phố đang tiếp tục nghiên cứu đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, huy động các nguồn lực xã hội tham gia công tác này, đề cao trách nhiệm tự giác học tập, tìm hiểu pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trên địa bàn. “Hiện nay, đa số người dân ở vùng trung tâm đều có thể tiếp cận, sử dụng internet dễ dàng nên việc khai thác, ứng dụng các thế mạnh của công nghệ thông tin trong phổ biến pháp luật, số hóa thông tin là rất cần thiết. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của Phòng Tư pháp hầu như không sử dụng tài liệu giấy mà thực hiện qua trang thông tin điện tử của thành phố, xây dựng chuyên mục hỏi đáp pháp luật, viết bài, cung cấp thông tin về các hoạt động tư pháp cũng đều qua hệ thống website”-bà Hồ Thị Ngọc Huyền-Trưởng phòng Tư pháp TP. Pleiku-cho biết.
 SƠN CA

Có thể bạn quan tâm

"Nổ" là nhà báo để lừa đảo 550 triệuđồng

"Nổ" là nhà báo để lừa đảo 550 triệuđồng

(GLO)- Công an huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đang tạm giữ đối tượng Trương Quang Hưng (SN 1952; thường trú tại phường 8, TP. Cà Mau, tỉnh Cà Mau; hiện ở tại làng Đê Gơl, xã Đak Djrăng, huyện Mang Yang) để điều tra về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

1 cá nhân tự ý san ủi hơn 5 ha đất thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Chư Sê quản lý

1 cá nhân tự ý san ủi hơn 5 ha đất thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Chư Sê quản lý

(GLO)- Ngày 12-12, ông Đinh Mạnh Phong-Trưởng Ban Quản lý rừng phòng hộ Chư Sê cho biết: Ban đã có báo cáo gửi cơ quan chức năng về việc 1 cá nhân tự ý đào xới, san ủi đất thuộc thẩm quyền quản lý của đơn vị này ở 4 vị trí của tiểu khu 1049, xã Ayun, huyện Chư Sê với diện tích hơn 5 ha.