Pleiku: Bao giờ xanh bóng kơ nia?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Một du khách đến từ TP. Hồ Chí Minh đề xuất: “Thành phố Pleiku nên trồng cây kơ nia ở một vài tuyến phố và một số điểm du lịch như: công viên, nhà rông, giọt nước… Cây kơ nia vừa có dáng thế đẹp, vừa có ý nghĩa biểu tượng nên rất phù hợp cho việc “check-in” của du khách khi đến Phố núi”. 


"Buổi sáng em lên rẫy/Thấy bóng cây kơ nia/Bóng ngả che ngực em/Về nhớ anh, không ngủ… Buổi chiều mẹ lên rẫy/Thấy bóng cây kơ nia/Bóng tròn che lưng mẹ/Về nhớ anh mẹ khóc...". Từ lâu, bài thơ "Bóng cây kơ nia" của Ngọc Anh đã được nhiều thế hệ thuộc nằm lòng vì ngắn gọn, dễ hiểu mà thể hiện được tình cảm tha thiết giữa con người với thiên nhiên tươi đẹp và giữa con người với nhau. Đặc biệt, từ khi bài thơ được phổ nhạc, hình ảnh bóng cây kơ nia cùng với người phụ nữ Tây Nguyên trở nên lấp lánh và thi vị vô cùng.

Mặc dù cây kơ nia có mặt từ Quảng Nam đến một số tỉnh Nam Bộ nhưng phổ biến nhất ở khu vực Tây Nguyên. Với đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên, ngoài tác dụng lấy bóng mát và làm thức ăn từ hạt, cây kơ nia còn mang ý nghĩa tâm linh. Ngoài ra, với đặc tính chống chịu với điều kiện khắc nghiệt, kơ nia còn là biểu tượng của sự kiên cường, bất khuất của đồng bào Tây Nguyên.

Theo một số tài liệu khoa học, cây kơ nia (cây cầy) có tên khoa học là Irvingia malayana thuộc chi Irvingia có nguồn gốc ở châu Phi và Đông Nam Á. Kơ nia là loài cây gỗ lớn, thường xanh, cao 15-30 m với đường kính thân 40-60 cm.

Tán cây hình trứng, rậm rạp, màu xanh thẫm có nhiều cành con màu nâu, nhiều bì khổng. Lá đơn mọc chụm ở đầu cành, mặt trên lá có màu xanh bóng, mặt dưới màu xanh nhạt. Hoa kơ nia nhỏ, màu trắng. Quả hình trái xoan, khi chín quả có màu vàng nhạt. Với những đặc điểm như: tán xòe rộng, chống chịu được nắng hạn và ít bị gãy đổ, loài cây này rất phù hợp khi trồng làm cây cảnh quan tạo bóng mát hoặc cây công trình.

Cây kơ nia được trồng trong khuôn viên Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku). Ảnh: Phương Vi
Cây kơ nia được trồng trong khuôn viên Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku). Ảnh: Phương Vi

Tuy là loài cây quý nhưng theo thời gian, kơ nia dần vắng bóng ở Tây Nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng. Nguyên nhân là do người ta chặt hạ kơ nia lấy gỗ và vấn nạn phá rừng làm nương rẫy. Trong khi đó, do đặc điểm rễ cọc ăn sâu vào lòng đất nên rất khó di thực. Ngoài ra, vỏ hạt kơ nia rất dày nên rất khó ươm.

Sau một thời gian dành nhiều tâm sức nghiên cứu, kỹ sư lâm nghiệp Nhữ Văn Vẻ-nguyên cán bộ Trung tâm Giống cây trồng tỉnh đã nhân giống thành công loài cây này. Những năm sau đó, ông Vẻ cung cấp cây giống để trồng tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) cũng như khuôn viên trụ sở Tỉnh ủy và UBND tỉnh. Đặc biệt, ông còn được tỉnh đặt hàng cây giống và trực tiếp trồng một số cây kơ nia tại Lăng Bác, Ba Vì, Tam Đảo. Theo thông tin từ ông Vẻ, hầu hết số cây này đều phát triển xanh tốt.

“Việc ươm trồng kơ nia khá phức tạp và đòi hỏi kỹ thuật cao. Tuy nhiên, một khi đã bén rễ thì sức sống của loài cây này rất mãnh liệt, rễ ăn rất sâu vào lòng đất”-ông Vẻ chia sẻ.

Khi chúng tôi nêu ý tưởng trồng kơ nia tại một số tuyến đường và khu vực công cộng ở Pleiku, ông Vẻ cho rằng bản thân ông cũng đã từng có đề xuất như vậy, nhưng không thấy cơ quan chức năng có ý kiến gì. Khi đến Phố núi Pleiku, nhiều du khách mong muốn được “mục sở thị” cây kơ nia nhưng hoàn toàn không dễ.

Một du khách đến từ TP. Hồ Chí Minh đề xuất: “Thành phố Pleiku nên trồng cây kơ nia ở một vài tuyến phố và một số điểm du lịch như: công viên, nhà rông, giọt nước… Cây kơ nia vừa có dáng thế đẹp, vừa có ý nghĩa biểu tượng nên rất phù hợp cho việc “check-in” của du khách khi đến Phố núi”.

Những năm qua, cấp ủy và chính quyền TP. Pleiku đã quyết liệt triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để phát triển du lịch. Để xây dựng Pleiku theo hướng đô thị thông minh, thành phố “Cao nguyên xanh vì sức khỏe”, thiết nghĩ, chính quyền thành phố cần tập trung quy hoạch và phát triển hệ thống cây xanh. Về chủng loại, thành phố nên ưu tiên các loại cây bản địa mang đặc trưng của vùng đất cao nguyên, trong đó có cây kơ nia.

DUY LÊ

Có thể bạn quan tâm

Làng Bluk Blui ngày càng khang trang, khởi sắc. Ảnh: Đ.M.P

Về làng phong Bluk Blui

(GLO)- Hàng chục lần tôi trở về vùng đất Chư Păh (tỉnh Gia Lai) nhưng không vì thế mà trở nên nhàm chán. Mỗi lần về lại, chứng kiến bao thay đổi là lòng tôi thấy vui, vì sự phát triển của địa phương. Đặc biệt là với xã Ia Ka, với làng phong Bluk Blui-cái tên làng đặt theo tên một dòng suối ở đây.

Tặng 60 suất quà cho gia đình chính sách xã Gào

Tặng 60 suất quà cho gia đình chính sách xã Gào

(GLO)- Chiều 11-12, nhóm cựu chiến binh đến từ TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Nhóm thiện nguyện 50K TP. Pleiku và tổ dân phố 3 (phường Diên Hồng, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình tặng quà cho gia đình chính sách tại xã Gào.

Phú Thiện: Cán bộ chủ chốt góp ý Dự thảo lần thứ nhất Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ huyện

Phú Thiện: Cán bộ chủ chốt góp ý Dự thảo lần thứ nhất Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ huyện

(GLO)- Sáng 11-12, Huyện ủy Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) tiến hành hội nghị cán bộ chủ chốt toàn huyện góp ý Dự thảo lần thứ nhất Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025-2030. Các đồng chí Thường trực Huyện ủy chủ trì hội nghị.

Quang cảnh hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Dự án 8 tại huyện Ia Pa. Ảnh: Vũ Chi

Ia Pa sơ kết 3 năm triển khai Dự án 8

(GLO)- Sáng 10-12, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tiến hành sơ kết 3 năm thực hiện dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” giai đoạn 2021-2024.

Ảnh: Đ.M.P

Sró một thời...

(GLO)- Từ trung tâm huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đi chừng 30 km là đến xã Sró. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhiều lần trong các chuyến công tác, tôi đã qua lại nơi đây. Kỷ niệm thì nhiều, nhưng tôi nhớ nhất là hồi chú Trần Quốc Bảo làm Bí thư Huyện ủy.

Gia Lai: Công bố 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ

Gia Lai: Công bố 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Quyết định số 783/QĐ-UBND về việc công bố danh mục gồm 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ do nhà nước đầu tư, quản lý thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công thương, UBND các huyện, thị xã, thành phố.

Phòng-chống cháy mía

Kbang tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía

(GLO)- Để chuẩn bị tốt thu hoạch mía niên vụ 2024-2025, phòng ngừa cháy mía gây thiệt hại cho người dân, UBND huyện Kbang đã chỉ đạo các xã, thị trấn đăng ký kế hoạch thu mua mía với Nhà máy đường An Khê, đồng thời tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía.

Tặng 600 chiếc áo ấm cho thiếu nhi xã Đak Sơ Mei

Tặng 600 chiếc áo ấm cho thiếu nhi xã Đak Sơ Mei

(GLO)- Chiều 6-12, Công ty TNHH Doanh nghiệp xã hội từ thiện và hỗ trợ phát triển cộng đồng Fly To Sky phối hợp cùng Đảng ủy-UBND-Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Đak Sơ Mei (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Áo ấm chuyền tay” nhằm trao tặng áo ấm cho thiếu nhi trên địa bàn xã.

Quang cảnh hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng năm 2024 huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: 19/20 chỉ tiêu kinh tế-xã hội đạt và vượt kế hoạch năm 2024

(GLO)- Sáng 6-12, UBND huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Nguyễn Ngọc Ngô chủ trì hội nghị.

Đak Đoa điều chỉnh giảm dự toán vốn thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 4 Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn hơn 300 triệu đồng. Ảnh Hà Duy.

Đak Đoa điều chỉnh vốn sự nghiệp thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững

(GLO)- Hội đồng nhân dân huyện Đak Đoa vừa ban hành Nghị quyết số 26/NQ-HĐND về việc điều chỉnh dự toán vốn sự nghiệp chưa giải ngân hết trong năm 2023 đã được chuyển nguồn sang năm 2024 và điều chỉnh dự toán vốn sự nghiệp năm 2024 thực hiện chương trình MTQG giảm nghèo bền vững (đợt 2).

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Mùa cà phê chín đỏ

Mùa cà phê chín đỏ

(GLO)- Dưới ánh nắng rực rỡ của những ngày cuối tháng 11, trên khắp các vườn cà phê chín đỏ, không khí thu hoạch rộn rã hơn. Năm nay, bà con nông dân đón mùa vụ với sự hân hoan lớn khi lần đầu tiên cà phê có một mức giá cao nhất lịch sử.