Phường An Bình đa dạng mô hình truyền thông giảm nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhờ đổi mới công tác truyền thông nên phường An Bình (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã kịp thời giúp người dân nắm bắt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là những chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, mô hình hay, cách làm hiệu quả để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững.

Đa dạng hình thức truyền thông

Hàng năm, bà Lê Thị Ngọc Dung-công chức Văn hóa-Xã hội phường luôn chủ động tham mưu UBND phường ban hành nhiều văn bản liên quan đến công tác thông tin, tuyên truyền nhằm đáp ứng tình hình thực tế. “Năm 2021, UBND phường ban hành 4 quyết định về việc thành lập Ban biên tập Trang thông tin điện tử phường; quy chế hoạt động của Ban biên tập Trang thông tin, công nhận tuyên truyền viên pháp luật, quy chế tuyên truyền viên pháp luật và ban hành kế hoạch về tuyên truyền công tác cải cách hành chính”-bà Dung cho biết.

Theo bà Dung, nhằm kịp thời thông tin, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tới toàn thể người dân, phường luôn chú trọng đổi mới hình thức tuyên truyền, nội dung phong phú qua nhiều kênh như: tiếp sóng chương trình phát thanh của Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh, Đài Truyền thanh-Truyền hình thị xã; phường phát băng tuyên truyền về các chương trình giảm nghèo của địa phương qua hệ thống loa; cấp phát tờ rơi, sổ tay phổ biến, giáo dục pháp luật do Sở Tư pháp ban hành đến các tổ dân phố.

Cán bộ tổ dân phố 4 hướng dẫn người dân tham gia nhóm Zalo để kịp thời nắm bắt thông tin. Ảnh: N.M

Cán bộ tổ dân phố 4 hướng dẫn người dân tham gia nhóm Zalo để kịp thời nắm bắt thông tin. Ảnh: N.M

Phường cũng tuyên truyền đậm việc triển khai thực hiện các chính sách và trả lời các ý kiến, kiến nghị của người dân về thực hiện chính sách giảm nghèo, các chế độ chính sách an sinh xã hội khác thông qua các cuộc họp tại tổ dân phố, sinh hoạt của các hội, đoàn thể hoặc tiếp xúc cử tri.

“Dựa trên các văn bản quy định cũng như chức năng, nhiệm vụ của mình, tôi thường xuyên đăng tin bài, xây dựng chuyên mục, các văn bản về cải cách hành chính, chính sách, công tác giảm nghèo; cập nhật bộ thủ tục hành chính mới ban hành, sửa đổi bổ sung, thay thế lên trang thông tin điện tử của phường, trang Zalo của Mặt trận, hội, đoàn thể, các chi bộ, tổ dân phố. Tích cực cung cấp thông tin, kiến thức thiết yếu và thông tin về hoạt động chỉ đạo, điều hành của phường đến người dân”-bà Dung nói.

Từ đầu năm đến nay, UBND phường cùng MTTQ và các hội, đoàn thể đã tổ chức 32 buổi tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương tại 7 tổ dân phố với hơn 3.000 lượt người tham dự; treo 17 băng rôn, 25 pa nô nội dung tuyên truyền về cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” tại các tổ dân phố. Ủy ban nhân dân phường chỉ đạo công chức chuyên môn phối hợp với 7 tổ dân phố rà soát hệ thống âm thanh loa đài ở cơ sở và thay mới, sửa chữa 9 chiếc loa; triển khai truyền thông qua hệ thống loa của tổ dân phố với thời lượng phát 98 giờ, góp phần nâng cao chất lượng, hoạt động truyền thông của địa phương.

Ông Lê Kim Long-Bí thư Chi bộ kiêm Tổ trưởng tổ 1-cho hay: Trên địa bàn tổ hiện có hệ thống loa thông minh của thị xã, của phường và hệ thống loa truyền thanh của tổ dân phố đặt tại nhà văn hóa. Năm 2020, tổ vận động các Mạnh Thường Quân hỗ trợ kinh phí mua chiếc loa di động để tuyên truyền về phòng-chống dịch Covid-19; bầu cử đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp, các sự kiện trọng đại của Trung ương, của địa phương.

Chi bộ, tổ dân phố, hội, đoàn thể, cụm dân cư đều có nhóm Zalo riêng cung cấp các văn bản chỉ đạo của cấp trên tới cán bộ, hội viên, người dân rất thuận lợi. Đối với những người không sử dụng mạng xã hội thì cán bộ đến từng nhà tuyên truyền, vận động. “Nhờ đó nâng cao ý thức, tạo sự đồng thuận nhất trí cao của người dân tham gia thực hiện trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị-xã hội, quốc phòng-an ninh”-ông Long khẳng định.

Còn ông Trương Quang Thiết-Trưởng ban Công tác Mặt trận tổ 4 thì thông tin: Tổ hiện có 403 hộ, chia thành 9 cụm dân cư với 40-50 hộ/cụm. Mỗi cụm dân cư có trưởng các ban, hội, đoàn thể của tổ dân phố phụ trách triển khai công tác tuyên truyền, vận động. Ông phụ trách cụm dân cư số 6 với 43 hộ, các hộ dân chủ yếu làm nông nghiệp. Nắm rõ tình hình dân cư nơi mình sinh sống, ông tranh thủ gặp gỡ, chia sẻ những thông tin hữu ích về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất; vận động bà con giữ gìn vệ sinh môi trường, phát huy tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ nhau về giống, vốn, kinh nghiệm sản xuất.

“Trong năm 2023, hệ thống chính trị tổ dân phố đã vận động bà con tự nguyện hiến 630 m2 đất mở rộng hẻm 13 Lý Thường Kiệt; đóng góp hơn 300 triệu đồng chung tay bê tông hóa các hẻm và xây dựng nhà văn hóa. Từ thông tin của tổ cung cấp, thị xã đã kịp thời hỗ trợ 10 triệu đồng cho 1 hộ nghèo sửa chữa nhà; Ủy ban MTTQ Việt Nam thị xã hỗ trợ 1 con bò sinh sản cho hộ cận nghèo, nhân rộng mô hình chăn nuôi”-ông Thiết chia sẻ.

Kịp thời cung cấp thông tin đến người dân

Thông qua hoạt động truyền thông, các chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước được triển khai kịp thời, đầy đủ đến với người dân, từ đó góp phần giúp người nghèo cải thiện đời sống, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Trò chuyện với chúng tôi, ông Lê Văn Thôi (tổ 4) cho hay: Năm 2017, ông phát hiện mình bị ung thư tuyến giáp. Khi ấy, 4 người con đang tuổi ăn tuổi học. Thấy gia cảnh khó khăn, chính quyền địa phương, hội, đoàn thể phường đã tìm cách giúp đỡ sinh kế, kết nối với Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội thị xã cho gia đình vay vốn đầu tư phát triển sản xuất. “Được cán bộ tuyên truyền và qua phương tiện truyền thông mà các con tôi đã tìm được việc làm, thu nhập ổn định. Hiện nay, bệnh tình của tôi đã thuyên giảm, có thể phụ vợ chăm sóc đàn bò, thu hoạch rau màu. Nhờ đó, cuộc sống từng bước ổn định”-ông Thôi phấn khởi nói.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam phường An Bình Phan Thanh Giang (đứng giữa) cùng cán bộ Hội Nông dân phường tặng bò cho hộ nghèo. Ảnh: N.M

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam phường An Bình Phan Thanh Giang (đứng giữa) cùng cán bộ Hội Nông dân phường tặng bò cho hộ nghèo. Ảnh: N.M

Ông Nguyễn Kim Vinh-Chủ tịch Hội Nông dân phường An Bình-cho biết: “Thường trực Hội Nông dân phường đẩy mạnh tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” đến hội viên nông dân thông qua các cuộc họp và buổi sinh hoạt chi hội. Cùng với đó, căn cứ định hướng của phường và tình hình thực tế, Hội đẩy mạnh tuyên truyền hội viên tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đưa cây trồng có giá trị cao vào sản xuất. Vận động hội viên nông dân đoàn kết, giúp nhau vượt qua khó khăn, học tập, trao đổi kinh nghiệm tăng gia sản xuất để cải thiện thu nhập”.

Theo Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Phan Thanh Giang, song song với triển khai vận động đóng góp xây dựng Quỹ “Vì người nghèo” năm 2023, thăm hỏi, hỗ trợ cho các hộ nghèo, hộ khó khăn đột xuất, Mặt trận cùng các tổ chức chính trị phường phối hợp với các tổ dân phố thường xuyên hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên, góp phần thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo của địa phương.

Trao đổi với P.V, ông Phan Đình Nguyên-Phó Chủ tịch UBND phường An Bình-nhấn mạnh: Trong quá trình triển khai thực hiện công tác giảm nghèo, nhờ làm tốt khâu tuyên truyền, phổ biến và thực hiện nghiêm túc các quy định từ việc rà soát, bình xét hộ nghèo; dân chủ, minh bạch các chế độ chính sách và khuyến khích các hộ gia đình chủ động đăng ký tham gia nên người dân tin tưởng vào kết quả công tác điều tra, rà soát công nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo của địa phương. Trên địa bàn không xảy ra khiếu nại, tố cáo về chế độ, chính sách thực hiện công tác giảm nghèo. Theo kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo chuẩn giai đoạn 2022-2025, phường chỉ còn 5 hộ nghèo, giảm 4 hộ so với đầu năm 2023; còn 30 hộ cận nghèo, giảm 5 hộ so với đầu năm 2023.

Để tiếp tục kéo giảm số hộ nghèo, cận nghèo, bên cạnh tranh thủ các nguồn lực hỗ trợ của các ngành, các cấp, phường tiếp tục phát huy, duy trì các kênh truyền thông, linh hoạt trong công tác tuyên truyền, kịp thời thông tin đến người dân; tăng cường cơ sở vật chất và nội dung cho hoạt động truyền thanh cơ sở để cung cấp kiến thức, kỹ năng, mô hình, kinh nghiệm lao động sản xuất, kinh doanh...

“Thời gian tới, phường tập trung truyền thông nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội về công tác giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội bền vững; chú trọng tuyên truyền về nhiệm vụ chính trị của địa phương trên Trang thông tin điện tử của phường và thông qua hệ thống loa của tổ dân phố; thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, xây dựng bộ phận một cửa điện tử hiện đại; quản lý và thực hiện tốt tin, bài trên Trang thông tin điện tử của phường; phát huy mặt mạnh của Facebook, Zalo, cổng dịch vụ công để tuyên truyền thông tin về cơ sở tốt hơn. Đồng thời, công khai đầy đủ các lĩnh vực thủ tục hành chính tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ở vị trí thuận lợi để người dân thuận tiện tra cứu, theo dõi, góp phần giúp bà con kịp thời tiếp cận thông tin nhanh, hiệu quả”-Phó Chủ tịch UBND phường An Bình cho biết thêm.

Có thể bạn quan tâm

Anh Trương Văn Sơn (bìa trái, thôn Thắng Lợi 2, xã Ia Sol) giám sát nhân công thu hoạch diện tích khoai lang của gia đình. Ảnh: Vũ Chi

Nông dân Phú Thiện trúng mùa khoai lang

(GLO)- Những ngày này, nông dân huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đang bước vào cao điểm vụ thu hoạch khoai lang. So với năm ngoái, vụ khoai lang năm nay được mùa, được giá, nông dân thu lời bình quân trên 130 triệu đồng/ha.

Ông Trần Đình Tuấn (thôn 5, xã Ia Tô, huyện Ia Grai) cho biết, 3 ha điều của gia đình chỉ cho thu khoảng hơn 2 tấn. Ảnh: L.N

Nông dân kém vui vì năng suất điều giảm sâu

(GLO)- Mặc dù giá tăng cao nhưng người trồng điều trong tỉnh Gia Lai vẫn kém vui vì mất mùa. Nguyên nhân do vào thời điểm điều ra hoa thì gặp trời mưa, không khí lạnh kéo dài, sương muối làm hư hoa, tỷ lệ đậu quả đạt thấp.

Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú và Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm VLXD thông thường. Ảnh: Lê Nam

Gia Lai: Đấu giá thành công 9 mỏ đất làm vật liệu san lấp

(GLO)- Ngày 19-3, tại TP. Pleiku, Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm vật liệu xây dựng thông thường chưa có kết quả thăm dò khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Nông nghiệp xanh: Giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh

Nông nghiệp xanh: Giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh

(GLO)- Nông nghiệp xanh là xu hướng nhằm tối ưu hóa quy trình sản xuất để giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp. Điểm vượt trội của nông nghiệp xanh so với nông nghiệp truyền thống là tính bền vững, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học.

Khu vực Đông Nam tỉnh đang vào mùa cao điểm thu hoạch thuốc lá. Ảnh: V.C

Đầu tư nâng cao giá trị cây thuốc lá

(GLO)- Khi giá nhiều loại nông sản biến động thất thường thì giá thuốc lá luôn giữ ổn định trong nhiều năm qua. Nhờ liên kết đầu tư cũng như ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất, chất lượng thuốc lá được nâng cao, mở ra cơ hội xuất khẩu trong tương lai.

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

(GLO)- Từ nguồn kinh phí của các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), huyện Krông Pa đã triển khai hỗ trợ sinh kế để tiếp thêm động lực giúp hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, đặc biệt là hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.

Ông Ngôn (làng Kon Chră, xã Hra, huyện Mang Yang) thu hoạch mì trồng xen vào diện tích rừng keo. Ảnh: N.D

Mô hình nông-lâm nghiệp kết hợp: Lợi ích kép

(GLO)- Từ năm 2023 đến nay, Ban Quản lý rừng phòng hộ Hà Ra (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) triển khai mô hình nông-lâm nghiệp kết hợp. Theo đó, các hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tại chỗ mượn đất trồng xen cây mì vào diện tích rừng keo do đơn vị quản lý.