Phú Yên: Lấy ráy tai, cắt móng, mát xa cho những loài thú này mà kiếm bộn tiền

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hiện nay, dịch vụ spa, chăm sóc cho thú cưng trên địa bàn TP Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên) trở nên phổ biến và được các gia đình quan tâm đăng ký sử dụng. Các cơ sở cũng ngày càng nỗ lực hơn để phục vụ tốt nhất nhu cầu của các gia chủ.
Nhu cầu chăm sóc thú cưng gia tăng
Nuôi thú cưng có lẽ đã trở thành một xu hướng mới đối với nhiều gia đình, nhất là giới trẻ trong những năm gần đây. 
Thú cưng được các gia chủ ưu tiên là chó và mèo. Thực tế, việc nuôi thú cưng tốn khá nhiều thời gian, công sức và chi phí. 
Theo một số người nuôi, đã nuôi thú cưng thì phải xem chúng như thành viên trong gia đình. Vì vậy, không chỉ có việc cho ăn uống, mà người nuôi còn phải chăm sóc, “làm đẹp”… thường xuyên để chúng ngày càng sạch sẽ và trở nên đáng yêu hơn.

Nhân viên một phòng khám thú y ở TP Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên) cắt tỉa lông cho thú cưng. Ảnh: VÕ PHÊ
Nhân viên một phòng khám thú y ở TP Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên) cắt tỉa lông cho thú cưng. Ảnh: VÕ PHÊ
Theo chủ các cơ sở cung cấp dịch vụ thú y, muốn thú cưng khỏe mạnh, người nuôi cần tìm hiểu thông tin về vật nuôi của mình; tuân thủ việc chích ngừa, tẩy giun định kỳ; bảo đảm chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý. 
Ngoài ra, tùy vào từng loại thú mà người nuôi có thể thực hiện các công đoạn chăm sóc riêng như dưỡng lông, massage, cho thú vui chơi hay luyện tập thể thao…
 Xuất phát từ nhu cầu của các gia đình, những năm gần đây, các cơ sở, phòng khám chuyên về dịch vụ chăm sóc, “làm đẹp” cho thú cưng ở TP Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên) ngày càng bận rộn. 
Đặc biệt là vào những dịp lễ, Tết, hay cuối tuần, dịch vụ này càng đắt khách. Không ít trường hợp phải đăng ký xếp lịch trước để không mất thời gian chờ đợi lâu. 
Ông Lương Minh Chơn ở thị trấn Củng Sơn, huyện Sơn Hòa (tỉnh Phú Yên), cho biết: Do nhà ở xa nên tôi đã liên hệ trước với nơi làm dịch vụ chăm sóc thú cưng. Trong ngày được xếp lịch, tôi chở thú đến sớm, gửi họ spa, cắt tỉa lông…, khoảng 2-3 giờ sau thì đến nhận thú về.
 Theo các gia chủ, ngoài “làm đẹp” cho thú cưng, người nuôi cũng cần được tư vấn, hướng dẫn theo dõi, nắm bắt tình trạng sức khỏe của thú để có cách chăm sóc thích hợp, giúp chúng khỏe mạnh. Do vậy, việc đến các cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc, spa thú cưng hết sức cần thiết. 
Chị Lê Thị Mỹ Nga ở khu phố Lê Lợi, TP Tuy Hòa, chia sẻ: Mới đầu, tôi thấy nhà hàng xóm nuôi chó và cũng muốn tự mình chăm sóc một con tương tự. Sau đó, tôi nói với chồng về quê xin một con về nuôi. Lúc mới đưa về nhà, chú chó còn nhỏ, chỉ uống được sữa, chưa thích ứng với các loại thức ăn khác. 
Vì vậy, tôi phải dành rất nhiều thời gian để chăm sóc nó. Riêng việc tiêm thuốc ngừa, bổ sung chất dinh dưỡng…, tôi đều đến cơ sở chăm sóc thú cưng để được hướng dẫn. Theo tôi, nếu có điều kiện đến các cơ sở này thường xuyên thì việc chăm sóc thú sẽ tốt hơn rất nhiều, thú cưng không chỉ sạch sẽ mà còn có sức khỏe tốt, ít bệnh tật.
Dịch vụ chăm sóc thú cưng tận nhà
Đến với phòng khám thú y Pet-Store Lượng Thảo (phường 5, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên), hình ảnh người nuôi ngồi chờ để được nhận thú đã khá quen thuộc với nhiều người. 
Theo ông Lê Thái Thái, chủ phòng khám này, các công đoạn cho dịch vụ chăm sóc thú cưng phổ biến gồm: vệ sinh, ráy tai, cắt móng, vắt tuyến hôi, cắt tỉa hay nhuộm màu lông, dưỡng lông, tắm, spa…
Giá dịch vụ thường tùy thuộc vào đặc điểm con vật, như với chó poodle (Nhật) thì lông nhiều, cách cắt tỉa phải kỹ, cầu kỳ hơn nên giá cũng sẽ chênh lệch so với những giống thú khác. 
Nếu sử dụng dịch vụ spa trọn gói thì giá từ 200.000-400.000 đồng/lần/thú. Ngoài ra, các cơ sở cũng sẽ áp dụng mức giá phù hợp tùy vào nhu cầu dịch vụ của khách và cân nặng của con vật.
Chuyên “làm đẹp”, chăm sóc thú và cũng có kinh nghiệm trong lĩnh vực này, chị Nguyễn Thị Bích Thùy, chủ cơ sở spa và petshop DT paw (TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên) cho biết: Nếu chỉ tắm cho thú thì thường phải 2 lần/tuần; spa toàn thân kể cả cắt tỉa lông thì 1-2 tháng/lần. 
Tuy nhiên, việc chăm sóc, spa cho thú nhiều hay ít còn tùy vào tình trạng sức khỏe của từng loại thú cưng và mức độ quan tâm của gia chủ. Vì muốn phục vụ tối đa nhu cầu khách hàng nên ngoài việc nhận thú tại cơ sở, chúng tôi cũng có thể đón thú từ nhà gia chủ và đưa về tận nhà.
Theo bà Phạm Thị Tứ, chủ phòng khám thú y Tứ Hùng (TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên), nếu không muốn chờ đợi lâu, khách hàng có thể đặt lịch trước hoặc đăng ký gửi thú cưng ở lại cơ sở vài ngày.
Bên cạnh việc chăm sóc thú cưng, cơ sở còn nhận điều trị hay thực hiện các dịch vụ về thú cưng theo yêu cầu gia chủ. Do nhu cầu làm đẹp thú cưng của các gia đình ngày càng tăng nên bình quân mỗi ngày, cơ sở tiếp nhận 5-10 con, còn dịp lễ, Tết thì sẽ nhiều hơn số này.
Võ Phê (Báo Phú Yên/Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung làm trưởng đoàn đã làm việc với Ban Quản lý Rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ về công tác quản lý, bảo vệ rừng. Ảnh Hà Duy

Kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ rừng tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ

(GLO)- Chiều 26-3, đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung làm trưởng đoàn làm việc với Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ về công tác quản lý, bảo vệ rừng; khảo sát núi Chư Nâm và thăm cán bộ cùng người dân làng Xóa (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh).

Hồ Ku Tong (xã Ia Pếch, huyện Ia Grai) đã gần cạn kiệt nguồn nước. Ảnh: Q.T

Gồng mình ứng phó với nắng hạn

(GLO)- Dưới tác động của biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt và nắng nóng kéo dài trong nhiều tháng qua khiến mực nước tại các sông, suối, ao, hồ, đập dâng trong tỉnh Gia Lai giảm mạnh, nguy cơ xảy ra hạn hán trên diện rộng là rất lớn.

Thành viên HTX Dịch vụ nông nghiệp Ia Tô (xã Ia Tô, huyện Ia Grai) mong muốn được hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản. Ảnh: H.D

Ia Grai: Hợp tác xã chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm

(GLO)- Nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã chủ động tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, để sản phẩm mới có được chỗ đứng ổn định trên thị trường, các HTX rất cần sự hỗ trợ của chính quyền và ngành chức năng địa phương.

Anh Trương Văn Sơn (bìa trái, thôn Thắng Lợi 2, xã Ia Sol) giám sát nhân công thu hoạch diện tích khoai lang của gia đình. Ảnh: Vũ Chi

Nông dân Phú Thiện trúng mùa khoai lang

(GLO)- Những ngày này, nông dân huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đang bước vào cao điểm vụ thu hoạch khoai lang. So với năm ngoái, vụ khoai lang năm nay được mùa, được giá, nông dân thu lời bình quân trên 130 triệu đồng/ha.

Ông Trần Đình Tuấn (thôn 5, xã Ia Tô, huyện Ia Grai) cho biết, 3 ha điều của gia đình chỉ cho thu khoảng hơn 2 tấn. Ảnh: L.N

Nông dân kém vui vì năng suất điều giảm sâu

(GLO)- Mặc dù giá tăng cao nhưng người trồng điều trong tỉnh Gia Lai vẫn kém vui vì mất mùa. Nguyên nhân do vào thời điểm điều ra hoa thì gặp trời mưa, không khí lạnh kéo dài, sương muối làm hư hoa, tỷ lệ đậu quả đạt thấp.

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

(GLO)- Sau 36 năm làm cô giáo mầm non, năm 2017, bà Nguyễn Thị Cảm (SN 1961, thôn Thanh Giáo, xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ) nghỉ hưu theo chế độ. Thay vì chọn cuộc sống an nhàn, bà Cảm lại bước vào hành trình khởi nghiệp để xây dựng các sản phẩm cà phê mang thương hiệu của riêng mình khi đã ở tuổi 60.

Người dân nhận khoán bảo vệ rừng (thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Đông Bắc Chư Păh) phát dọn thực bì. Ảnh: N.D

Giao khoán bảo vệ rừng: Lợi ích kép

(GLO)- Thời gian qua, nhiều địa phương, đơn vị chủ rừng tại Gia Lai đẩy mạnh triển khai khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng dân cư, hộ gia đình sinh sống gần rừng. Chính sách này đã mang lại lợi ích kép khi công tác quản lý, bảo vệ rừng được siết chặt và người dân nhận khoán có thêm thu nhập.

Khu vực Đông Nam tỉnh đang vào mùa cao điểm thu hoạch thuốc lá. Ảnh: V.C

Đầu tư nâng cao giá trị cây thuốc lá

(GLO)- Khi giá nhiều loại nông sản biến động thất thường thì giá thuốc lá luôn giữ ổn định trong nhiều năm qua. Nhờ liên kết đầu tư cũng như ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất, chất lượng thuốc lá được nâng cao, mở ra cơ hội xuất khẩu trong tương lai.

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

(GLO)- Từ nguồn kinh phí của các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), huyện Krông Pa đã triển khai hỗ trợ sinh kế để tiếp thêm động lực giúp hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, đặc biệt là hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.

Triển vọng mô hình trồng chanh dây trong nhà kính

Triển vọng mô hình trồng chanh dây trong nhà kính

(GLO)- Gần 3 năm qua, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 360 (xã Trang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã áp dụng mô hình trồng chanh dây trong nhà kính. Bước đầu, mô hình đã mang lại lợi ích kép khi chanh dây đạt năng suất cao, cho thu hoạch quanh năm.

Phát triển vùng nguyên liệu mía theo hướng bền vững

Phát triển vùng nguyên liệu mía theo hướng bền vững

(GLO)- Với sự đồng hành của chính quyền địa phương, những năm gần đây, ngành mía đường Gia Lai có mức tăng trưởng tương đối ổn định. Đây là tiền đề để các doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân cộng đồng trách nhiệm xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu mía theo hướng bền vững.