Phủ xanh đất trống đồi trọc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhờ triển khai đồng bộ các biện pháp quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, ngành chức năng huyện Kông Chro đã kịp thời ngăn chặn nhiều vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp, góp phần phủ xanh đất trống đồi trọc và tạo thêm sinh kế cho người dân.
Tích cực trồng rừng
Đak Song là một trong những xã của huyện Kông Chro thực hiện tốt việc trồng rừng. Toàn xã hiện có hơn 907,5 ha rừng trồng, chủ yếu là keo lai, bạch đàn, bời lời…
Là người tiên phong trồng rừng ở Đak Song, ông Đinh Y Vét-Bí thư Đảng ủy xã-chia sẻ: “Trước đây, tôi xuống Bình Định và thấy người thân có thu nhập ổn định nhờ việc trồng rừng nên về làm theo. Ban đầu, tôi trồng 1 ha. Thấy cây phù hợp với thổ nhưỡng, sinh trưởng và phát triển nhanh nên tôi mở rộng diện tích. Hiện nay, gia đình tôi có 5 ha rừng trồng, dự kiến trong năm 2020 sẽ trồng thêm 6 ha. 1 ha rừng trồng từ năm 2016 đã cho khai thác, bán được 45 triệu đồng. Trừ chi phí đầu tư, gia đình tôi lời 35 triệu đồng. Nhận thấy lợi ích từ việc trồng rừng nên nhân dân trong xã trồng theo”.
Anh Đinh Văn Bóp (xã Đak Song, huyện Kông Chro) bên vườn keo lai của gia đình. Ảnh: H.S
Anh Đinh Văn Bóp (xã Đak Song, huyện Kông Chro) bên vườn keo lai của gia đình. Ảnh: H.S
Dẫn chúng tôi đi thăm vườn keo lai rộng 10 ha, anh Đinh Văn Bóp (làng Blà, xã Đak Song) cho hay: “Thấy nhiều người trồng rừng có thu nhập khá, mình cũng làm theo. Khi mình trồng rừng thì được xã hỗ trợ giống, hướng dẫn kỹ thuật nên chi phí đầu tư ban đầu ít, chủ yếu là bỏ công trồng, chăm sóc. Cây rừng phù hợp đất đai ở đây nên phát triển tốt, gia đình mình vui lắm, mong khi khai thác đạt sản lượng cao”.
Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Kông Chro là đơn vị đi đầu trồng rừng ở địa phương. Ông Từ Tấn Lộc-Phó Giám đốc phụ trách Công ty-thông tin: “Chúng tôi bắt đầu triển khai trồng rừng từ năm 2013 với hơn 100 ha. Những năm tiếp theo, chúng tôi tiếp tục mở rộng diện tích trồng rừng bằng việc hợp tác với các doanh nghiệp, công ty và nhân dân trong huyện. Đến nay, Công ty đã trồng được 1.897,71 ha và dự kiến năm 2020 trồng tiếp khoảng 190 ha. Công ty đã khai thác gần 200 ha rừng trồng. Mấy năm gần đây, người dân nhận thấy lợi ích từ việc trồng rừng đã đăng ký tham gia nên diện tích không ngừng được mở rộng”.
Ông Trần Hùng Anh-Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Kông Chro-cho hay: Từ năm 2017 đến 2019, toàn huyện trồng được hơn 2.247,54 ha rừng, vượt hơn 317 ha so với kế hoạch tỉnh giao. Trong năm 2020, huyện dự kiến trồng 350 ha rừng. 
Tăng cường quản lý, bảo vệ rừng
Song song với công tác trồng rừng để tạo sinh kế cho người dân, góp phần phủ xanh đất trống đồi trọc, ngành chức năng huyện Kông Chro đã triển khai nhiều hoạt động quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn. Theo báo cáo của Hạt Kiểm lâm huyện, 6 tháng đầu năm 2020, ngành chức năng đã phát hiện, bắt giữ 13 vụ tàng trữ, vận chuyển lâm sản, khai thác rừng trái phép (giảm 8 vụ so với cùng kỳ năm 2019). Trong đó, có 7 vụ tàng trữ, 5 vụ vận chuyển lâm sản trái phép; 1 vụ khai thác rừng trái phép với khối lượng gỗ thiệt hại là 41,427 m3 tại tiểu khu 805 thuộc xã Sró. Tổng số tiền thu nộp ngân sách nhà nước từ xử phạt vi phạm hành chính và bán thanh lý tang vật hơn 660 triệu đồng.
Nhân viên Công ty TNHH một thành viên Lâm Nghiệp Kông Chro kiểm tra rừng trồng. Ảnh: H.S
Nhân viên Công ty TNHH một thành viên Lâm Nghiệp Kông Chro kiểm tra rừng trồng. Ảnh: H.S
Bên cạnh việc tuần tra, kiểm soát nhằm kịp thời phát hiện các vụ khai thác, vận chuyển và tàng trữ lâm sản trái phép, Hạt Kiểm lâm huyện Kông Chro phối hợp với các đơn vị chủ rừng tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện đúng các quy định về quản lý, bảo vệ rừng. Từ đầu năm đến nay, Hạt Kiểm lâm huyện cùng các đơn vị chủ rừng đã tổ chức 68 buổi tuyên truyền tại thôn, làng với hơn 5.000 lượt người tham gia và ký cam kết an toàn lửa rừng, không phá rừng làm rẫy, lấn chiếm đất rừng. Mặt khác, ngành chức năng huyện Kông Chro cũng tổ chức kiểm tra tại 8 cơ sở được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực chế biến lâm sản trên địa bàn nhằm tuyên truyền, vận động không thu mua, sử dụng gỗ từ các đối tượng khai thác trái phép; tổ chức tuần tra, giám sát việc giao khoán bảo vệ rừng với diện tích 4.860 ha tại 5 xã: Chư Krêy, An Trung, Yang Nam, Đak Kơ Ning, Đak Pơ Pho.
Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Kông Chro cho biết thêm: “Tới đây, Hạt sẽ tiếp tục phối phợp các ngành chức năng, đơn vị chủ rừng, UBND các xã tuyên truyền pháp luật về bảo vệ rừng, nâng cao nhận thức của người dân để phát triển, quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn. Đơn vị cũng sẽ phối hợp với phòng chức năng, các cấp chính quyền địa phương vận động người dân tự nguyện kê khai diện tích rừng đã lấn chiếm để có phương án thu hồi và chuyển đổi cây trồng phù hợp với mục đích đất lâm nghiệp, trồng rừng. Cùng với đó, Hạt sẽ đẩy mạnh hơn nữa công tác tuần tra, kiểm soát để kịp thời ngăn chặn các vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp”. 
HOÀNH SƠN

Có thể bạn quan tâm

Ổn định đời sống người dân vùng sạt lở

Ổn định đời sống người dân vùng sạt lở

(GLO)- Cùng với việc UBND tỉnh Gia Lai công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai ở một số khu vực sạt lở nguy hiểm trên địa bàn huyện Ia Pa, dự án xây bờ kè chống sạt lở cũng được triển khai nhằm ổn định đời sống người dân.
Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Đặng Phan Chung tặng quà cho bà Nguyễn Thị Sự (dân công hỏa tuyến, xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện). Ảnh: Vũ Chi

Thăm, tặng quà thân nhân, chiến sĩ tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ tại các huyện Ia Pa, Phú Thiện và Krông Pa

(GLO)- Ngày 2-5, đoàn công tác do ông Đặng Phan Chung-Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà gia đình thân nhân, chiến sĩ Điện Biên trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ đang sinh sống tại các huyện Ia Pa, Phú Thiện và Krông Pa.
Sức sống mới ở xã Anh hùng Ia Hrung

Sức sống mới ở xã Anh hùng Ia Hrung

(GLO)- Trong không khí sôi động của những ngày tháng 4 lịch sử, chúng tôi về thăm xã Anh hùng Ia Hrung (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai). Nhiều công trình dân sinh được đầu tư, những ngôi nhà mới khang trang, đường bê tông sạch sẽ... là minh chứng cho sự khởi sắc của vùng quê nghèo.
Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

(GLO)- Trên địa bàn xã Hà Đông (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) hiện còn 12 nếp nhà sàn vách đất, lợp mái ngói. Chẳng phải do đời sống khó khăn, mà kiểu nhà ấy phù hợp với điều kiện khí hậu nơi này, còn gia chủ thì luôn mong muốn bảo tồn giá trị truyền thống đặc sắc của dân tộc.
Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

(GLO)- Những năm qua, Hội Nông dân xã Trà Đa (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) luôn đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động theo hướng thiết thực, gắn với sản xuất và đời sống của hội viên. Qua đó đã giúp nhiều hội viên nông dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, góp phần xây dựng địa phương.
Lần đầu đến Krong

Lần đầu đến Krong

(GLO)- Cho đến thập niên 90 của thế kỷ trước, những người có mặt ở Gia Lai sau năm 1975 như chúng tôi cũng chỉ nghe nói đến căn cứ địa cách mạng Krong chứ không mấy ai vào được nơi này, bởi điều kiện giao thông và phương tiện đi lại vô cùng gian khó.
Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

(GLO)- Sáng 25-4, thầy giáo Vũ Văn Tùng-đại diện “Tủ bánh mì 0 đồng” phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Ia Pa tặng ngôi nhà cho gia đình em Nay H'Lại (lớp 6, Trường Tiểu học và THCS Đinh Núp, xã Pờ Tó).
Phú An chuyển mình

Phú An chuyển mình

(GLO)- Từ vùng quê nghèo đói ngày nào, Phú An trở thành một trong những xã đầu tiên của huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) “về đích” nông thôn mới.