Phú Thiện tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2022

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Chiều 30-4, UBND huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2022 nhằm giới thiệu, quảng bá tiềm năng, lợi thế, kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư, góp phần phát triển kinh tế-xã hội cho địa phương.
Dự hội nghị có bà Ayun H’Bút-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; đại diện lãnh đạo các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Công thương, Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông cùng đại diện gần 20 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.
Tại hội nghị, Chủ tịch UBND huyện Phú Thiện Trịnh Văn Sang đã thông tin đến các đại biểu về tiềm năng thế mạnh của huyện. Theo đó, huyện Phú Thiện hiện là vựa lúa lớn của Tây Nguyên. Hàng năm, huyện triển khai cánh đồng lúa lớn một giống với tổng diện tích hơn 1.200 ha. Năng suất lúa trên cánh đồng lớn qua các năm đạt 8,5 tấn/ha. Năm 2019, huyện đã xây dựng thành công thương hiệu gạo Phú Thiện.
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Vũ Chi
Quang cảnh Hội nghị xúc tiến đầu tư huyện Phú Thiện năm 2022. Ảnh: Vũ Chi
Ngành Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp của huyện đã có bước tăng trưởng nhanh chóng. Cụm Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp huyện được thành lập tại xã Ia Ake với diện tích 38 ha. Phú Thiện còn có lợi thế phát triển sản xuất vật liệu xây dựng như: sản xuất gạch tuynel từ đất sét tại xã Chư A Thai, sản xuất gạch bê tông bọt khí, khai thác cát xây dựng tại chỗ dồi dào. Với lợi thế là vùng có nền nhiệt cao, số ngày nắng nhiều, lượng gió ổn định, thuận lợi cho phát triển công nghiệp năng lượng tái tạo.
Về xây dựng phát triển đô thị, UBND tỉnh đã phê duyệt Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị trấn Phú Thiện đến năm 2030. Trên cơ sở đó, huyện đang tổ chức triển khai lập các đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng cho các khu vực động lực phát triển, khu vực đông dân cư làm cơ sở quản lý và xây dựng đô thị đạt loại V ở mức cao vào năm 2025, tiền đề để đạt tiêu chí đô thị loại IV vào năm 2030.
UBND huyện Phú Thiện ký biên bản ghi nhớ về việc hợp tác thực hiện dự án khu đô thị bờ đông sông Ia Sol (thị trấn Phú Thiện) với Công ty cổ phần Licogi 13-Thuận Phước. Ảnh: Vũ Chi
UBND huyện Phú Thiện ký biên bản ghi nhớ về việc hợp tác thực hiện Dự án Khu đô thị bờ Đông sông Ia Sol (thị trấn Phú Thiện) với Công ty cổ phần Licogi 13-Thuận Phước. Ảnh: Vũ Chi
Một tiềm năng lớn của huyện đang được “đánh thức” là du lịch sinh thái và di tích lịch sử. Bên cạnh đó, huyện còn sở hữu nhiều lễ hội văn hóa truyền thống của đồng bào Jrai, nổi bật là lễ cúng cầu mưa Yang Pơtao Apui tại Plei Ơi (xã Ayun Hạ) và tại Plei Rbai (xã Ia Piar) gắn liền với không gian văn hóa cồng chiêng. 
Về các dự án kêu gọi đầu tư trong thời gian tới, bên cạnh các dự án về nông-lâm nghiệp, huyện đang kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp như: đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và khai thác kinh doanh cụm công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp huyện Phú Thiện; điện gió huyện Phú Thiện và khu vực giáp huyện Ia Pa;  điện năng lượng mặt trời xã Ayun Hạ; cụm công nghiệp vật liệu xây dựng xã Chư A Thai. Các dự án về thương mại, du lịch và đô thị gồm: Tổ hợp trung tâm thương mại và khách sạn Phú Thiện; chợ huyện Phú Thiện; khu du lịch sinh thái hồ Ayun Hạ; du lịch làng trên núi, du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng tại xã Chư A Thai; các làng yến kết hợp du lịch; du lịch các hồ sen tại xã Ia Yeng; khu du lịch ngoài lõi di tích quốc gia Vua Lửa Plei Ơi; khu đô thị văn hóa bản địa Tây Nguyên; khu đô thị sinh thái bờ Tây sông Ia Sol; khu đô thị bờ Đông sông Ia Sol; khu đô thị bờ Tây sông Ia Sol (thị trấn Phú Thiện).
Trên tinh thần cởi mở, các doanh nghiệp đã thẳng thắn trao đổi những khó khăn, vướng mắc, đồng thời hy vọng thời gian tới, huyện Phú Thiện tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp có cơ hội vào khảo sát, đầu tư tại địa phương.
Các đại điểu, doanh nghiệp tham quan khu trưng bày các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi
Các đại điểu, doanh nghiệp tham quan khu trưng bày các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi
Phát biểu tại hội nghị, bà Ayun H’Bút cho rằng, hội nghị lần này là cơ hội để các doanh nghiệp giao lưu, tìm hiểu về tiềm năng, thế mạnh địa phương. Từ những trao đổi, huyện Phú Thiện nên có cơ chế tháo gỡ khó khăn vướng mắc để thu hút các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, hy vọng các nhà đầu tư chung tay, góp sức đưa huyện Phú Thiện phát triển nhanh, bền vững, giàu bản sắc.
Trên cơ sở những phát biểu của các doanh nghiệp, khách mời, Chủ tịch UBND huyện Phú Thiện Trịnh Văn Sang cam kết hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư khi thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến các dự án đầu tư do cấp huyện thực hiện; tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư khi khảo sát, đề xuất dự án; giới thiệu quỹ đất, hỗ trợ thủ tục bồi thường, giải phóng mặt bằng, tiếp cận các chính sách ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật và quy định về ưu đãi đầu tư của tỉnh. Trên cơ sở đó, huyện mong muốn được đồng hành cùng với các doanh nghiệp, góp phần đưa huyện nhà ngày càng phát triển.
Tại hội nghị, UBND huyện Phú Thiện đã ký kết biên bản ghi nhớ về việc hợp tác thực hiện dự án đầu tư với 4 doanh nghiệp gồm dự án chợ Phú Thiện với Liên hiệp hợp tác xã Việt Nam; Dự án khu đô thị bờ Đông sông Ia Sol (thị trấn Phú Thiện) với Công ty cổ phần Licogi 13-Thuận Phước; Dự án khu đô thị bờ Tây sông Ia Sol (thị trấn Phú Thiện) với Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư Vạn Thành; Dự án tổ hợp Trung tâm thương mại và khách sạn Phú Thiện với Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển quốc tế Lâm Minh.
VŨ CHI

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành Quyết định số 61/2004/QĐ-UBND quy định mức tỷ lệ phần trăm (%) để tính đơn giá thuê đất, mức đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, mức đơn giá thuê đất đối với đất có mặt nước trên địa bàn tỉnh.

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

(GLO)- Hưởng ứng cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, xã Ia Rtô (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã triển khai một số mô hình hay nhằm giúp người dân nâng cao nhận thức, tự lực vươn lên phát triển kinh tế.

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

(GLO)- Những năm qua, xã Ia Ka (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) chú trọng tuyên truyền, hướng dẫn bà con nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đồng thời thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo.

Kông Chro mùa gió

Kông Chro mùa gió

(GLO)- Những dãy núi cứ thế hiện ra huyền ảo trong sương sớm. Mặt trời mùa gió thắm nhẹ vén màn mưa để trải ánh vàng xuống miền đất của người Bahnar phía rừng già. Và tôi đã có những ngày mê đắm nơi vùng đất Kông Chro.

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã có thể gửi ý kiến về các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất thông qua hệ thống Google form. Ảnh: Hà Duy

Gia Lai: Tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua Google form

(GLO)- Sở Kế hoạch và Đầu tư vừa có Công văn số 3260/SKHĐT-DN đề nghị các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã và các Hội nghề nghiệp triển khai tiếp nhận ý kiến, kiến nghị của các nhà đầu tư, doanh nghiệp qua hệ thống Google form.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.